Lý thuyết Dow (Dow Theory) là gì? Cách áp dụng trong phân tích kỹ thuật

Thứ ba, 10/08/2021 | 22:39 Theo dõi CFĐT trên

Lý thuyết Dow (tiếng Anh: Dow Theory) thường được các nhà phân tích kĩ thuật tuân theo để giải thích các xu hướng biến động của thị trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

Lý thuyết Dow (Dow Theory) là gì? Cách áp dụng trong phân tích kỹ thuật
Lý thuyết Dow (Dow Theory) là gì? Cách áp dụng trong phân tích kỹ thuật

Lý thuyết Dow là gì?

Cha đẻ của lý thuyết Dow là một nhân vật nổi tiếng trong thị trường chứng khoán Mỹ - Charles H.Dow, và đây chính là người đã sáng lập ra chỉ số Dow Jones (cùng với cộng sự Jones).

Lý thuyết Dow là kết quả của một chuỗi những bài báo được Charles H. Dow xuất bản từ năm 1900 - 1902 trên tờ The Wall Street Journal. Lý thuyết này được coi là khởi nguồn của mọi trường phái phân tích kỹ thuật. Điều thú vị là ở chỗ lý thuyết Dow được xây dựng nên với mục đích nguyên thuỷ là sử dụng những xu hướng của thị trường chứng khoán như một phong vũ biểu về điều kiện kinh doanh chứ không nhằm mục đích dự báo giá cổ phiếu. Tuy nhiên, càng về sau, lý thuyết Dow lại chủ yếu dành riêng cho việc hỗ trợ dự báo giá cổ phiếu.

Lý thuyết Dow không có sách hay tài liệu thống nhất mà đó là quan điểm của Dow được các nhà phân tích và bình luận về sau tổng hợp từ các bài viết, phát biểu của ông mà hình thành nên. Những lý thuyết khác sau này cũng dựa trên nền tảng của lý thuyết này mà phát triển. Trường phái phân tích kỹ thuật cũng thừa kế và phát triển trên nền tảng của lý thuyết Dow, làm cho lý thuyết này thêm vững chắc, đơn giản, dễ hiểu hơn và thực tế hơn bằng đồ thị.

Người đã phát triển những nguyên tắc của Dow và tổ chức chúng thành lý thuyết Dow gần giống như ngày nay là Halminton, thông qua quyển “The Stock Market Barometer” năm 1922. Và đến năm 1932, Robert Rhea đã hoàn thiện những lý thuyết trên và xuất bản quyển “Dow Theory”, đây chính là lý thuyết Dow mà chúng ta sử dụng ngày nay.

Lý thuyết Dow dựa trên việc phân tích các mức cao và thấp của biến động thị trường, để cố gắng dự đoán hướng đi của thị trường.

Theo lý thuyết Dow, tầm quan trọng của các mức cao và thấp này nằm ở chỗ chúng nằm ở đâu so với các mức cao và thấp trước đó. Phương pháp này cho phép bạn học cách đọc biểu đồ giao dịch và hiểu rõ hơn những gì đang xảy ra trong một tài sản tại một thời điểm cụ thể. 

Một điểm quan trọng khác, Charles Dow ủng hộ niềm tin chung của tất cả các nhà giao dịch và nhà phân tích kỹ thuật rằng giá của một tài sản và kết quả dao động trên biểu đồ giao dịch có tất cả các thông tin cần thiết có sẵn và được dự đoán trước.

Các nguyên tắc cơ bản

Chỉ số bình quân phản ánh mọi thứ

Chỉ số bình quân phản ánh mọi thứ (Ảnh: Kienthucforex.com)
Chỉ số bình quân phản ánh mọi thứ (Ảnh: Kienthucforex.com)

Tổng và xu thế của các giao dịch trên sàn chứng khoán thể hiện tổng lượng thông tin của Phố Wall trong quá khứ, kể cả quá khứ gần đây lẫn xa xưa, được ứng dụng để phản ánh tương lai. Giống như một số nhà thống kê vẫn thường làm, chúng ta không cần phải bổ sung vào chỉ số trung bình như các chỉ số giá hàng hóa, hoạt động thanh toán bù trừ của ngân hàng, dao động tỷ giá hối đoái, khối lượng giao dịch trong và ngoài nước hay bất kỳ thứ gì. Wall Street sẽ cân nhắc tất cả những điều này.

Quan điểm thị trường không phản ánh tất cả những yếu tố có ảnh hưởng chung đến cung cầu chính là một trong những tiền đề căn bản của lý thuyết kỹ thuật. Lý thuyết này có hiệu quả đối với các chỉ số trung bình của thị trường cũng như đối với các thị trường riêng lẻ và thậm chí cả thiên tai. Mặc dù không dự đoán được những sự kiện như động đất hay thiên tai, nhưng thị trường lại có thể phản ánh những sự cố này bằng cách tác động gần như lập tức đến giá cả.

=> Xem thêm: Biểu đồ nến Nhật (Candlestick Charting) - Hướng dẫn đọc và phân tích đồ thị hình nến Nhật Bản

Thị trường có ba xu hướng chính

Thị trường có ba xu hướng chính
Thị trường có ba xu hướng chính

Dow đã nêu ra trong lý thuyết của mình rằng thị trường gồm 3 xu hướng chính:

1. Xu hướng lớn (Primary movement): xu hướng này rất dài từ một năm đến vài năm. Không ai có thể thực sự dự đoán được những chu kỳ này và nó cũng không thể bị thao túng bởi những tổ chức lớn.

2. Xu hướng trung bình (Medium swing): Độ dài của những loại xu hướng này thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng, những điểm được cho là hay xuất hiện retrace là ở mức 0.33% và 0.66%.

3. Xu hướng nhỏ (Minor movements): Đây là dạng xu hướng nhỏ nhất trong Lý thuyết Dow, nó thường kéo dài từ 1 giờ đến dưới một tháng. Do tính chất ngắn hạn của nó, dạng xu hướng này có khả năng bị thao túng với những nhóm người hoặc tổ chức lớn.

Xu hướng chính gồm 3 giai đoạn

Xu hướng chính gồm 3 giai đoạn
Xu hướng chính gồm 3 giai đoạn

Lý thuyết Dow phát biểu rằng xu hướng dài hạn thường có 3 giai đoạn gồm:

Giai đoạn tích lũy (Accumulation plase): Giai đoạn này thị trường di chuyển chậm, rất chậm, gần với mức tối thiểu. Thông thường ở giai đoạn này, sự hoảng loạn bao trùm lên những nhà giao dịch ít thông tin, trong khi smart money âm thầm mua vào và hấp thụ hết những lệnh bán từ những nhà giao dịch đang trong cơn bán tháo.

Kỳ thâm nhập vào công chúng (public participation): Đây là thời khắc mà gần như tất cả những người tham gia thị trường đều bắt đầu nhận ra những chuyển động đi lên của giá và bắt đầu mua vào. Tâm trạng chung của thị trường là hy vọng và lạc quan.

Giai đoạn phân phối (Distribution): Giai đoạn này là lúc thị trường đã trở nên quá nóng. Nhờ vào những phương tiện truyền thông mà đám đông đã biết được rằng thị trường đang có xu hướng tăng và họ không thể chờ đợi lâu hơn để mua vào. Sự lạc quan ban đầu chuyển sang hưng phấn thái quá. Smart money đã mua vào ở giai đoạn thị trường tích lũy bắt đầu quá trình phân phối (bán ra) cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ – những người thiếu thông tin.

Khối lượng giao dịch phải xác nhận xu hướng

Xu hướng tăng: Nếu giá tăng, khối lượng sẽ tăng. Nếu giá giảm, khối lượng sẽ giảm.

Xu hướng giảm: điều ngược lại sẽ xảy ra. Nếu giá tăng, khối lượng sẽ giảm. Nếu giá giảm, khối lượng sẽ tăng lên.

=> Xem thêm: Sóng Elliott: Vận dụng lý thuyết sóng trong phân tích và giao dịch cổ phiếu

Các chỉ số trung bình phải củng cố lẫn nhau

Liên quan đến chỉ số bình quân, Dow cho rằng không quan trọng là tín hiệu thị trường tăng hay giảm giá có thể xảy ra trừ khi cả hai chỉ số bình quân phải đưa ra cùng một tín hiệu tương đồng, tức là chúng củng cố lẫn nhau.

Ông cho rằng cả hai chỉ số phải cùng vượt qua đỉnh cao thứ hai của đợt trước đó để chứng minh một thị trường tăng giá bắt đầu hay tiếp diễn. Ông đã không hề nghĩ rằng các tín hiệu buộc phải xuất hiện đồng thời, nhưng lại công nhận khoảng thời gian giữa hai tín hiệu càng ngắn thì càng cho thấy xu hướng trước vẫn được duy trì (lý thuyết Elliott chỉ đòi hỏi tín hiệu từ một chỉ số riêng lẻ)

Một xu hướng được cho là sẽ tiếp diễn cho đến khi có tín hiệu đảo chiều

Có nhiều công cụ hỗ trợ các nhà giao dịch phát hiện ra những tín hiệu đảo chiều, bao gồm nghiên cứu về ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, mô hình giá, đường xu hướng và đường MA. Một chỉ báo còn có thể đưa ra cảnh báo sớm về nguy cơ mất xung lượng. Nếu tất cả chúng không cho thấy điều gì có nghĩa là xu hướng hiện tại sẽ tiếp diễn.

Công việc được xem là khó khăn nhất đối với người theo lý thuyết Dow hay bất kỳ một giao dịch theo xu hướng nào là phân biệt một sự điều chỉnh thứ yếu trong xu hướng hiện tại với giai đoạn tín hiệu đầu tiên của một xu hướng mới đảo nghịch. Những người theo lý thuyết Dow thường xuyên bất đồng về việc xác định thời điểm xuất hiện tín hiệu đảo chiều thực sự.

=> Xem thêm: Mô hình hòn đảo đảo chiều (Island Reversal): Nhận biết và ứng dụng trong giao dịch

Sử dụng giá đóng cửa

Dow chỉ tin cậy vào giá đóng cửa. Ông tin rằng các chỉ số trung bình phải kết thúc cao hơn mức cao nhất hoặc thấp hơn mức thấp nhất của hôm trước mới tạo ra ý nghĩa. Dow không xem trọng sự phá vỡ giá trong ngày.

Khi nói đến đường (line) trong chỉ số trung bình, các nhà giao dịch đang nói đến các mô hình nằm ngang đôi khi hiện diện trong các đồ thị. Những phạm vi giao dịch nằm ngang thường đóng vai trò như những giai đoạn hiệu chỉnh và thường được xem là sự củng cố. Thuật ngữ hiện đại gọi những mô hình dao động bằng phẳng này là “hình chữ nhật”.

=> Xem thêm: Mô hình giá tiếp tục (Continuation Pattern): Nhận biết và ứng dụng trong giao dịch

Phương pháp giao dịch theo lý thuyết Dow

Sau khi xác định được kháng cự - hỗ trợ, việc tiếp theo chúng ta áp dụng lý thuyết Dow, xác định được xu thế cấp 1, cấp 2, entry (điểm vào lệnh) sẽ là các vùng giá breakout, phá vùng kháng cự, hoặc thủng vùng hỗ trợ, để ra quyết định tương ứng với lệnh buy, sell. Trọng điểm của lý thuyết Dow, là đánh theo xu hướng chính, tức thuận xu hướng.

Điểm vào (Entry) lệnh Buy theo ký thuyết Dow
Điểm vào (Entry) lệnh Buy theo ký thuyết Dow
Điểm vào (Entry) lệnh Sell theo ký thuyết Dow
Điểm vào (Entry) lệnh Sell theo ký thuyết Dow

Kết hợp bài kháng cự - hỗ trợ và lý thuyết Dow, chúng ta đã có thể tự xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch có xác suất thắng cao.

Nhưng hãy nhớ, trong giao dịch, điểm cốt yếu là cần thấy giá được xuyên phá: “Trade what you see, not what you think”. Việc nhận định và quyết định là 2 sự khác nhau trong kiếm tiền ở thị trường tài chính này

Thêm một điều nữa, việc phân tích và kiếm được tiền là hai phạm trù khác nhau, cho nên phân tích tốt chưa hẳn kiếm được tiền, chứ đừng nói đến việc không biết phân tích. Khi kiến thức đủ vững, thêm tâm lí giao dịch tốt, thì chúng ta chủ động nắm được phần thắng về mình. Điểm quan trọng cần xác định đâu là phá cản theo Dow, đâu là phá cản theo kháng cự hỗ trợ.

Trường hợp Dow Fake: Giá phá cản nhưng không tiếp tục xu hướng chính mà quay ngược trở lại. Đây là điều thường xuyên xảy ra trên thị trường. Hầu hết những trường hợp fake có thể là một bẫy giá trong giao dịch, hiện tượng “cá mập” thao túng thị trường… 

Để xác định được Dow, cần xác định được các vùng cản là kháng cự – hỗ trợ, các chu kì tăng giảm.

Dow chỉ theo một cấu trúc: 1-2-1

Lý thuyết Dow (Dow Theory) là gì? Cách áp dụng trong phân tích kỹ thuật
Lý thuyết Dow (Dow Theory) là gì? Cách áp dụng trong phân tích kỹ thuật

Các lưu ý về lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow vẫn có 1 số hạn chế nhất định như nó khá trễ và không phải lúc nào cũng đúng hoàn toàn, nhất là với những giao dịch ngắn hạn, do sự ảnh hưởng của tâm lý đám đông cùng sự phát triển của internet. Hơn nữa, thị trường tài chính hiện tại có thể theo các khung phút và giây chứ không chỉ giao dịch theo ngày như thị trường chứng khoán trước đó, vì lẽ đó thị trường sẽ bị nhiễu nhiều hơn, thông tin sẽ kém chính xác hơn.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 11/8/2021: MSN, POW, VPB, DHC, MIG, PVD

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 11/8/2021: MSN, POW, VPB, DHC, MIG, PVD

Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 11/8/2021, bao gồm: MSN, POW, VPB, DHC, MIG, PVD.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 11/8/2021: Giằng co tại vùng giá hiện tại?

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 11/8/2021: Giằng co tại vùng giá hiện tại?

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 11/8/2021: Với phiên tăng ngày 9/8, sóng hồi phục b đã vượt qua được target theo lý thuyết trong khoảng 1.325 - 1.350 điểm nên hiện tại không còn mục tiêu nào cho sóng hồi này. Trong phiên giao dịch tiếp theo 11/8, thị trường tiếp tục có xu hướng giằng co giữa bên mua và bên bán tại vùng giá hiện tại.
Thị trường chứng khoán kỳ vọng tích lũy đi lên trong ngắn hạn

Thị trường chứng khoán kỳ vọng tích lũy đi lên trong ngắn hạn

Thị trường chứng khoán trong tháng 8 sẽ tích lũy đi lên với các yếu tố hỗ trợ, bao gồm sự trở lại của khối ngoại và tâm lý nhà đầu tư có thể tốt hơn trong ngắn hạn, nhờ việc đẩy mạnh tiêm chủng vaccine tại nhiều tỉnh, thành phố.
HoREA đề nghị hỗ trợ khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản

HoREA đề nghị hỗ trợ khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản, khách hàng vượt khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19.
Các startup công nghệ Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2025

Các startup công nghệ Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2025

Theo công ty đầu tư mạo hiểm Jungle Ventures, giá trị gộp của startup công nghệ Đông Nam Á năm 2020 là 340 tỷ USD và có thể tăng gấp 3 lần vào năm 2025, lên 1.000 tỷ USD.
Virgin Galactic của tỷ phú Richard Branson mở bán vé du lịch vũ trụ với giá gần nửa triệu USD

Virgin Galactic của tỷ phú Richard Branson mở bán vé du lịch vũ trụ với giá gần nửa triệu USD

Sau nhiều năm, hãng Virgin Galactic của tỷ phú người Anh Richard Branson vừa mở bán lại vé du lịch vũ trụ trên tàu SpaceShipTwo Unity do công ty chế tạo với giá 450.000 USD, gần gấp đôi so với mức giá của đợt mở bán trước.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp