Mô hình giá tiếp tục (Continuation Pattern): Nhận biết và ứng dụng trong giao dịch

Chủ nhật, 08/08/2021 | 19:37 Theo dõi CFĐT trên

Trong phân tích kỹ thuật, có một số dạng mô hình giá được dùng để dự báo rằng giá sẽ tiếp tục xu hướng của mình. Những mô hình giá này được gọi chung là Mô hình giá tiếp tục (Continuation Pattern). Một số mô hình giá tiếp tục phổ biến là: mô hình tam giác, mô hình lá cờ, mô hình cờ đuôi nheo, mô hình chữ nhật, mô hình cốc và tay cầm,...

mo-hinh-gia-tiep-tuc

Mô hình giá tiếp tục là gì?

Trong phân tích kĩ thuật, các mô hình tiếp tục (continuation patterns) là những mô hình phát tín hiệu rằng đường giá sẽ tiếp tục đi theo xu hướng trước đó. Ví dụ, một cổ phiếu đang tăng rồi hình thành mô hình tiếp tục, sau đó giá cổ phiếu tiếp tục tăng. Nếu một cổ phiếu đang giảm, sau khi mô hình tiếp tục hoàn thành xong thì giá tiếp tục giảm.

Một số mô hình giá tiếp tục phổ biến là: mô hình tam giác, mô hình lá cờ, mô hình cờ đuôi nheo, mô hình chữ nhật, mô hình cốc và tay cầm,...

=> Xem thêm: Mô hình hòn đảo đảo chiều (Island Reversal): Nhận biết và ứng dụng trong giao dịch

Mô hình giá tiếp tục hoạt động như thế nào?

Mô hình tiếp tục có tên gọi như vậy là vì xu hướng giá có khả năng tiếp diễn sau khi loại mô hình này hoàn thành. Tuy nhiên, không phải lúc nào xu hướng cũng tiếp diễn sau khi xuất hiện mô hình tiếp tục. Rất nhiều trường hợp, giá vẫn có thể đảo chiều sau khi mô hình lá cờ hay cờ đuôi nheo hình thành.

Các nhà giao dịch chuyên nghiệp cho rằng mô hình tiếp tục đáng tin cậy nhất là khi xu hướng trước đó rất mạnh mẽ và mô hình tiếp tục chỉ là một phần nhỏ trong sóng xu hướng này. Ví dụ như khi giá đang tăng mạnh, sau đó hình thành một mô hình lá cờ nhỏ và giá nhanh chóng phá vỡ ngưỡng kháng cự trên của mô hình này, rồi tiếp tục tăng.

Trái lại, nếu như mô hình tiếp tục có cùng kích cỡ hoặc lớn hơn sóng xu hướng trước đó, đây là một dấu hiệu cho thấy biên độ dao động đang tăng dần, xu hướng giá không rõ ràng và xuất hiện những dịch chuyển lớn ngược chiều xu hướng. Tất cả những đặc điểm này là tín hiệu cảnh báo xấu với xu hướng hiện tại.

Một trường hợp cần phải lưu ý nữa là việc xuất hiện mô hình tiếp tục sau một sóng xu hướng nhỏ. Nếu giá tăng nhẹ, sau đó xuất hiện mô hình tiếp tục, rồi lại tăng nhẹ và hình thành một mô hình tiếp tục khác thì không đủ thuyết phục và đáng tin cậy. Trường hợp này cho thấy rằng bên mua đang lưỡng lự trong việc đẩy giá lên. Giá tăng mạnh rồi mới xuất hiện mô hình tiếp tục cho thấy sức mua mạnh mẽ và do đó, đây là tín hiệu đáng tin cậy hơn.

Nhiều nhà giao dịch quan sát khối lượng giao dịch sau khi giá phá vỡ khỏi mô hình tiếp diễn. Nếu khối lượng giao dịch nhỏ, khả năng cao đây là một phá vỡ thất bại.

Phương pháp giao dịch theo mô hình tiếp tục phổ biến nhất là đợi đến khi mô hình xuất hiện, sau đó vẽ đường kênh xu hướng cho mô hình này và đợi đến khi giá phá vỡ mô hình theo xu hướng trước đó thì mới vào lệnh.

=> Xem thêm: Sóng Elliott: Vận dụng lý thuyết sóng trong phân tích và giao dịch cổ phiếu

Các mô hình tiếp tục (continuation patterns)

Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant)

Mô hình Cờ đuôi nheo là một mô hình giá tiếp tục, dự báo giá sẽ tiếp tục đi theo một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh trong ngắn hạn đã được hình thành trước đó.

Sau một đợt chuyển động mạnh của giá, mô hình Pennant xuất hiện ở thời kỳ giá bắt đầu chậm lại và dao động trong phạm vi hẹp, tạo thành hình tam giác (nên được gọi là Cờ đuôi nheo), sau đó, giá bắt đầu phá vỡ mô hình và tiếp tục di chuyển theo xu hướng mạnh mẽ ban đầu.

Phụ thuộc vào hướng di chuyển của giá mà mô hình Cờ đuôi nheo được chia thành 2 loại: Bullish Pennant (Cờ đuôi nheo tăng giá) và Bearish Pennant (Cờ đuôi nheo giảm giá).

Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant)
Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant)

Mô hình lá cờ (Flag)

Flag (Cờ) được tạo thành khi thị trường di chuyển mạnh về một hướng sau đó bắt đầu tích lũy trong biên độ hẹp. Đúng như tên gọi, mô hình gồm 2 thành phần là “cột cờ” (xu hướng ban đầu) và phần “lá cờ” (giai đoạn tích lũy). Có 2 dạng Flag là Bullish Flag (Cờ Tăng) báo hiệu xu hướng tăng tiếp diễn và Bearish Flag (Cờ Giảm) báo hiệu xu hướng giảm tiếp diễn.

Mô hình lá cờ (Flag)
Mô hình lá cờ (Flag)

Mô hình tam giác cân (Symmetrical Triangle)

Mô hình tam giác cân (Symmetrical Triangle)
Mô hình tam giác cân (Symmetrical Triangle)

Đây là loại mô hình có đường hỗ trợ đi xuống và đường kháng cự đi lên hội tụ tại một điểm tạo thành hình tam giác cân. Khi mô hình này xuất hiện có nghĩa là cả 2 bên mua và bên bán đều ở thế cân bằng, không bên nào mạnh hơn.

Mô hình tam giác tăng (Ascending triangle)

Mô hình tam giác tăng (Ascending triangle)
Mô hình tam giác tăng (Ascending triangle)

Mô hình tam giác tăng gồm có một đường kháng cự nằm ngang phía trên và một đường hỗ trợ phía dưới có xu hướng đi lên, 2 đường hội tụ tại một điểm nằm bên phải và tạo thành hình tam giác.

Ở giai đoạn hình thành mô hình tam giác tăng, bên mua có ưu thế hơn khi liên tục tạo các đáy cao dần còn bên bán lại đi ngang qua các đỉnh bằng nhau.

Mô hình tam giác giảm (Descending triangle)

Mô hình tam giác giảm (Descending triangle)
Mô hình tam giác giảm (Descending triangle)

Mô hình tam giác giảm là trường hợp ngược lại với mô hình tam giác tăng, hình thành bởi đường kháng cự đi xuống và đường hỗ trợ nằm ngang rồi cùng hội tụ tại một điểm.

Ở mô hình này, phe bán đang tạo ưu thế hơn khi các đỉnh trên đường kháng cự đang tạo các đỉnh thấp dần và đáy vẫn tiếp tục đi ngang. Điều này là dấu hiệu cho sự giảm mạnh của xu biểu đồ giá sau khi hoàn thiện mô hình.

Mô hình chữ nhật (Rectangle)

Mô hình chữ nhật (Rectangle)
Mô hình chữ nhật (Rectangle)

Mô hình giá Hình chữ nhật được hình thành sau một xu hướng tăng hoặc giảm rõ rệt trước đó, bao gồm 2 đường xu hướng nằm ngang và song song với nhau.

Mô hình giá Hình chữ nhật có thể cung cấp tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng trước đó. Nhà đầu tư chỉ biết chính xác giá sẽ tăng hay giảm sau khi nó thật sự phá vỡ mô hình.

Mô hình kênh giá (Price Channel)

Mô hình kênh giá (Price Channel)
Mô hình kênh giá (Price Channel)

Mô hình kênh giá (Price channel) gồm hai đường xu hướng song song dốc lên hoặc dốc xuống. Đường kênh trên đóng vai trò là kháng cự và đường kênh dưới đóng vai trò hỗ trợ. Kênh giá dốc lên được gọi là kênh giá tăng (bullish price channel), và kênh giá dốc xuống được gọi là kênh giá giảm (bearish price channel).

Đường xu hướng chính (Main Trend Line): Đường này cần đi qua ít nhất hai đỉnh nếu là kênh giảm và đi qua ít nhất hai đáy nếu là kênh tăng. Đây là đường biểu thị xu hướng chính và tạo ra độ dốc cho kênh giá.

Đường kênh (Channel Line): Đường kênh được vẽ song song với đường xu hướng chính. Lý tưởng nhất là đường này đi qua ít nhất hai đỉnh/đáy. Một số trader chỉ cần một đỉnh/đáy để vẽ đường kênh sau khi vẽ được đường xu hướng chính. Đường kênh đóng vai trò là hỗ trợ trong kênh giá giảm và kháng cự trong kênh giá tăng.

Kênh giá tăng: Miễn là giá di chuyển trong phạm vi một kênh giá dốc lên, xu hướng được coi là tăng. Khi giá không thể tiếp cận đường kênh (kháng cự), đó là cảnh báo đầu tiên của một sự đảo chiều xu hướng. Dấu hiệu đảo chiều rõ ràng hơn khi giá phá vỡ đường xu hướng chính. Nếu giá phá vỡ lên trên đường kênh, đó là dấu hiệu giá đang tăng mạnh hơn.

Kênh giá giảm: Miễn là giá di chuyển trong phạm vi một kênh giá dốc xuống, xu hướng được coi là giảm. Khi giá không thể tiếp cận đường kênh (hỗ trợ), đó là cảnh báo đầu tiên của một sự đảo chiều xu hướng. Dấu hiệu đảo chiều rõ ràng hơn khi giá phá vỡ đường xu hướng chính. Nếu giá phá vỡ xuống dưới đường kênh, đó là dấu hiệu giá đang giảm mạnh hơn.

Mô hình cốc tay cầm (Cup with Handle)

Mô hình tách tay cầm (Cup with Handle)
Mô hình tách tay cầm (Cup with Handle)

Mô hình giá cốc và tay cầm là dạng mô hình tiếp tục, đánh dấu 1 giai đoạn củng cố, sau khi bứt phá sẽ tiếp tục xu hướng ban đầu. Mô hình có kết cấu giống hệt cốc uống cà phê, trong đó phần cốc có dạng hình tròn hoặc giống chữ “U” và tay cầm sẽ hơi lệch nhẹ nhẹ.

Mô hình tách tay cầm (Cup with Handle)

Có 2 dạng mô hình cốc và tay cầm gồm: cốc và tay cầm thuận, cốc và tay cầm nghịch.

William J. O’neil, người được xem là phù thuỷ chứng khoán, cũng chính là cha đẻ của mô hình cái cốc và tay cầm đã nói về mô hình này trong cuốn sách được xuất bản năm 1988, với tên gọi “How to make Money in Stocks”. 

Quay trở lại với mô hình cái cốc và tay cầm, sẽ có 2 phần cấu tạo chính là phần cốc và tay cầm.

Phần thứ 3, đó là phần xu hướng: xu hướng trước đó cần phải rõ ràng là xu hướng tăng hoặc giảm, phụ thuộc vào dạng mô hình cốc.

Với mô hình cái cốc và tay cầm thuận, xu hướng phía trước phải là xu hướng tăng, để khi giá phá vỡ, giá sẽ tiếp tục đà tăng.

Với mô hình cái cốc và tay cầm nghịch, xu hướng phía trước phải là xu hướng giảm để khi giá phá vỡ phần tay cầm giá sẽ tiếp tục giảm.

Phần thứ 4:  là phần cuối cùng để cho mô hình này được hoàn thiện, chính là phần phá qua khỏi phần tay cầm.

Chiến lược giao dịch mô hình giá tiếp tục

Bước 1: Xác định xu hướng

Bước 2: Xác định mô hình giá tiếp tục, tìm điểm phá vỡ

Một số nhà giao dịch sẽ chỉ thực hiện giao dịch nếu đột phá xảy ra cùng hướng với xu hướng đang thịnh hành. Ví dụ, nếu xu hướng thịnh hành tăng, họ sẽ mua nếu giá vượt ra khỏi mô hình và tiếp tục tăng lên.

Bước 3: Xác định điểm chặn lỗ, chốt lời

Stoploss có thể đặt bên ngoài mô hình giá, tại vị trí đối diện với điểm phá vỡ.

Profit target có thể được thiết lập dựa trên chiều cao của mô hình giá. Giả sử một mô hình giá hình chữ nhật có chiều cao 2 USD (giá ở ngưỡng kháng cự - giá ở ngưỡng hỗ trợ), phá vỡ xuống. Mục tiêu giá sẽ là giá ở ngưỡng hỗ trợ - 2 USD. Nếu phá vỡ lên thì mục tiêu giá sẽ là giá ở ngưỡng kháng cự + 2 USD.

Trên đây là những kiến thức bạn cần biết về mô hình giá tiếp tục. Để có thể nhận biết chính xác các mô hình giá tiếp tục trên biểu đồ, bạn nên tích cực thực hành giao dịch trên các tài khoản demo. Từ đó, rút ra kinh nghiệm và kĩ năng cần thiết cho bản thân mình.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Mô hình hòn đảo đảo chiều (Island Reversal): Nhận biết và ứng dụng trong giao dịch

Mô hình hòn đảo đảo chiều (Island Reversal): Nhận biết và ứng dụng trong giao dịch

Mô hình "hòn đảo đảo chiều" (tiếng Anh: Island Reversal) là một mẫu hình ngắn hạn được tạo thành từ GAP ở cả hai phía của một hay nhiều nến trên đồ thị phân tích kĩ thuật. Tuy khá hiếm gặp nhưng không thể bị động khi thấy những mô hình như thế này xuất hiện trên biểu đồ, nó sẽ đem lại kha khá lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Sóng Elliott: Vận dụng lý thuyết sóng trong phân tích và giao dịch cổ phiếu

Sóng Elliott: Vận dụng lý thuyết sóng trong phân tích và giao dịch cổ phiếu

Lý thuyết sóng Elliott là một trong những công cụ phổ biến, hỗ trợ đắc lực cho các nhà đầu tư trong việc phân tích và giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Biểu đồ nến Nhật (Candlestick Charting) - Hướng dẫn đọc và phân tích đồ thị hình nến Nhật Bản

Biểu đồ nến Nhật (Candlestick Charting) - Hướng dẫn đọc và phân tích đồ thị hình nến Nhật Bản

Biểu đồ nến Nhật - Candlestick Charting là một phương pháp phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán được người Nhật Bản phát minh vào những năm 1600. Sau này được Steven Nison phát triển và phổ biến phương pháp phân tích này trên toàn thế giới, được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật ngày nay.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 9/8/2021: Áp lực chốt lời tăng mạnh có thể khiến chỉ số Vn-Index quay đầu giảm điểm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 9/8/2021: Áp lực chốt lời tăng mạnh có thể khiến chỉ số Vn-Index quay đầu giảm điểm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 9/8/2021: Dự báo trong phiên giao dịch đầu tuần tới, áp lực chốt lời có thể khiến chỉ số VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.335 – 1.340 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.325 – 1.330 điểm.
Tàu Thống nhất điều chỉnh hành trình đón và trả khách những ga nào?

Tàu Thống nhất điều chỉnh hành trình đón và trả khách những ga nào?

Tàu Thống nhất vừa điều chỉnh hành trình đón và trả khách do nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19.
Biến thể Lambda kháng vắc xin lan rộng tại 41 quốc gia trên thế giới

Biến thể Lambda kháng vắc xin lan rộng tại 41 quốc gia trên thế giới

Một đột biến coronavirus mới được gọi là biến thể lambda được cho là làm tăng khả năng kháng vắc xin đã xuất hiện ở Hoa Kỳ.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp