Lý do nào khiến Facebook, Google và nhiều đại gia khác từng đổi tên công ty?

Thứ bảy, 30/10/2021 | 16:28 Theo dõi CFĐT trên

Việc Facebook đổi tên thành Meta xuất phát từ nhiều lý do. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, lý do lớn nhất có thể là bởi thương hiệu Facebook đang gắn liền với các bê bối thời gian qua.

Lý do nào khiến Google, Starbucks, Apple và nhiều đại gia khác từng phải đổi tên công ty?
Lý do nào khiến Google, Starbucks, Apple và nhiều đại gia khác từng phải đổi tên công ty?

Với trường hợp của Facebook Inc., công ty đứng sau mạng xã hội Facebook với hàng tỷ người dùng trên toàn cầu, đổi tên là nhiệm vụ khó khăn hơn gấp nhiều lần.

Trước Facebook, nhiều công ty lớn khác cũng từng phải đổi tên vì nhiều lý do.

Đổi tên vì phải đối mặt với nhiều yếu tố tiêu cực bên ngoài

doi-ten-cong-ty

Nhận thức của xã hội có thể nhanh chóng thay đổi và nhiều công ty tìm mọi cách để dự báo trước những thay đổi đó. Bên cạnh đó, nhiều công ty cũng đổi tên vì đối mặt với nhiều yếu tố tiêu cực bên ngoài.

Với hãng dầu khí Total, việc đổi tên sang TotalEnergies nhằm báo hiệu việc công ty mở rộng hoạt động sang lĩnh vực năng lượng tái tạo, từ mảng dầu khí cốt lõi.

Trong một số trường hợp, lý do đổi tên phức tạp hơn. Năm 2010, công ty tài chính GMAC (General Motors Acceptance Corporation) đổi tên thành Ally vì không muốn liên quan tới hoạt động cho vay dưới chuẩn và gói cứu trợ trị giá hàng tỷ USD tiếp theo từ Chính phủ Mỹ. Trước đó, đầu năm 2009, hãng xe General Motors đệ đơn xin phá sản do khủng hoảng tài chính và nhận gói giải cứu từ chính phủ. Đó là lý do GMAC không muốn tên gọi của mình có chữ General Motors.

Làm mới hình ảnh

Làm mới hình ảnh
Làm mới hình ảnh

Theo thời gian, nhiều thương hiệu mất đi sức hút vì bê bối, chất lượng sản phẩm suy giảm hoặc nhiều lý do khác. Khi điều này xảy ra, đổi tên có thể là một cách để làm cho khách hàng quên đi quá khứ tiêu cực đó. Các nhà cung cấp dịch vụ internet và truyền hình tại Mỹ thường đứng chót trong xếp hạng về sự hài lòng của khách hàng. Do đó, không ngạc nhiên khi nhiều công ty trong lĩnh vực này đổi tên những năm gần đây.

Mở rộng hoạt động

Mở rộng hoạt động
Mở rộng hoạt động

Trong một số trường hợp, các công ty đổi tên sau khi tăng trưởng nhanh chóng hoặc thành công khi ra mắt một số sản phẩm mới. Sau thời gian tăng trưởng ổn định, các công ty có thể thấy rằng tên gọi hiện tại quá hạn chế hoặc không còn phản ánh chính xác hoạt động hiện tại của mình.

Cả AppleStarbucks đều từng đơn giản hóa tên gọi công ty sau một thời gian hoạt động. Tên gọi trước đây của Apple là “Apple Computers”. Năm 2007, hãng công nghệ khổng lồ bỏ chữ “Computers” (máy tính) ra khỏi tên công ty khi hoạt động kinh doanh của hãng không chỉ gói gọn trong máy tính nữa. Năm đó, Apple ra mắt phiên bản di động thông minh iPhone đầu tiên. Tương tự, Starbucks cũng bỏ chữ “Coffee” (cà phê) ra khỏi tên gọi của mình vào năm 2011, khi các sản phẩm của công ty không chỉ xoay quanh cà phê.

Một trong những vụ thay đổi tên công ty nổi tiếng nhất vài năm trở lại đây là của Google, đổi tên thành Alphabet. Động thái này cho thấy gã khổng lồ Mỹ muốn phát triển hơn nữa ngoài công cụ tìm kiếm và quảng cáo.

Đổi tên trong giai đoạn đầu startup

Đổi tên trong giai đoạn đầu startup
Đổi tên trong giai đoạn đầu startup

Một lý do đổi tên phổ biến khác là đổi tên trong giai đoạn đầu thành lập. Công cụ tìm kiếm Google trước đây có tên Backrub. Còn mạng xã hội Instagram trước đây ra đời với tên gọi Bourbn, Twitter có tên khai sinh Twittr.

Vấn đề bản quyền

Vấn đề bản quyền
Vấn đề bản quyền

Nhiều công ty ra đời là một dự án thử nghiệm hoặc một dự án đam mê của nhà sáng lập, khi đó việc đặt tên không phải là ưu tiên của họ. Vì vậy, một số công ty có thể gặp phải vấn đề về bản quyền. Đó là trường hợp của Picaboo, tên gọi trước đây của ứng dụng Snapchat. Nền tảng này đã buộc phải đổi tên vào năm 2011 do đã tồn tại một công ty về sách ảnh có tên Picaboo.

Tại sao Facebook đổi tên?

Trở lại trường hợp của Facebook, việc công ty này đổi tên thành Meta xuất phát từ nhiều lý do. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, lý do lớn nhất có thể là bởi thương hiệu Facebook gắn liền với các bê bối, các yếu tố tiêu cực bên ngoài và cả Mark Zuckerberg, người đồng sáng lập công ty.

Trước khi xảy ra sự cố ngừng hoạt động và vụ tố cáo của nhân viên cũ gần đây, Facebook đã chìm trong bê bối về tín nhiệm một thơi gian dài, từ rò rỉ dữ liệu, liên quan tới chính trị cho tới việc kiểm soát nội dung. Từng là một trong những CEO được ngưỡng mộ nhất Thung lũng Silicon, hình ảnh của Mark Zuckerberg giờ đây cũng sứt mẻ ít nhiều.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Tham vọng vào ‘vũ trụ ảo’, Facebook đổi tên công ty thành Meta

Tham vọng vào ‘vũ trụ ảo’, Facebook đổi tên công ty thành Meta

Việc đổi tên công ty thành Meta phản ánh tham vọng ngày càng lớn của Facebook, vượt xa khỏi các lĩnh vực truyền thống của gã khổng lồ này.
CEO Mark Zuckerberg: Tài liệu rò rỉ vẽ nên bức tranh sai lệch về Facebook

CEO Mark Zuckerberg: Tài liệu rò rỉ vẽ nên bức tranh sai lệch về Facebook

CEO Mark Zuckerberg thừa nhận về sự tồn tại của các tài liệu bị rò rỉ. Tuy nhiên, ông cũng cáo buộc rằng những thế lực đang sử dụng có chọn lọc các tài liệu này để vẽ nên bức tranh sai lệch về Facebook.
Facebook có thể sẽ đổi tên vào tuần tới

Facebook có thể sẽ đổi tên vào tuần tới

Mới đây, các phương tiện truyền thông đưa tin mạng xã hội hàng đầu thế giới Facebook dự kiến sẽ đổi tên từ tuần tới.
Cổ phiếu ACM của Tập đoàn Khoáng sản Á Cường bị HNX đưa vào diện kiểm soát

Cổ phiếu ACM của Tập đoàn Khoáng sản Á Cường bị HNX đưa vào diện kiểm soát

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo bổ sung lý do đưa cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Khoáng sản Á Cường (mã chứng khoán: ACM) vào kiện kiểm soát từ ngày 27/10/2021.
Sắp ra mắt Khu đô thị Mường Khến Heritage tại Hòa Bình

Sắp ra mắt Khu đô thị Mường Khến Heritage tại Hòa Bình

Sắp ra mắt dự án Khu đô thị Mường Khến Heritage tại trung tâm thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình với sản phẩm đất liền kề và đất biệt thự được đầu tư bài bản và hiện đại đang được giới đầu tư trên toàn Miền Bắc săn đón. 
Kinh tế Việt Nam đang có nhiều tín hiệu tích cực

Kinh tế Việt Nam đang có nhiều tín hiệu tích cực

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu có sự phục hồi, những tín hiệu tích cực trong tình hình đăng ký doanh nghiệp cho thấy sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp trong việc Chính phủ chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch Covid-19.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp