Lạm phát Mỹ chưa thể ngừng tăng sau khi chạm đỉnh gần 40 năm

Thứ năm, 13/01/2022 | 11:38 Theo dõi CFĐT trên

Lạm phát giá tiêu dùng của Mỹ sau khi leo vọt lên mức đỉnh gần 40 năm vào năm 2021 có khả năng còn tăng cao hơn nữa. Điều này sẽ gây thêm gánh nặng cho người dân và gia tăng áp lực cho các nhà hoạch định chính sách của Fed cũng như chính quyền Joe Biden.

Lạm phát Mỹ chưa thể ngừng tăng sau khi chạm đỉnh gần 40 năm
Lạm phát Mỹ chưa thể ngừng tăng sau khi chạm đỉnh gần 40 năm

Áp lực lạm phát chưa dứt

Theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Lao động Mỹ, lạm phát giá tiêu dùng (CPI) của nước này đã tăng khoảng 7% vào năm 2021, xác lập mức tăng mạnh nhất trong 12 tháng kể từ tháng 6/1982. So với tháng trước 11, CPI của tháng 12 chỉ nhích 0,5%, nhưng thực chất là lên cao hơn dự đoán của giới chuyên gia.

Mặc dù nhiều nhà kinh tế dự đoán lạm phát sẽ ở mức trung bình khoảng 3% trong cả năm 2022, người tiêu dùng có thể phải chịu gánh nặng giá cả leo thang thêm vài tháng nữa, đặc biệt là khi biến chủng Omicron đang làm trầm trọng thêm bức tranh việc làm và ngăn hàng hóa đến siêu thị.

Nếu dữ liệu kinh tế tiếp tục chứng minh lạm phát không thể hạ nhiệt, các nhà hoạch định chính sách của Fed có thể buộc phải tăng mạnh lãi suất và tích cực thu hẹp bảng cân đối kế toán, Bloomberg dẫn lời các nhà kinh tế nhấn mạnh.

Chưa kể, lạm phát nhảy vọt và kéo dài cũng khiến Tổng thống Joe Biden và Đảng Dân chủ gặp khó khăn hơn trong việc duy trì đa số trong Quốc hội tại cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới cũng như trong việc thông qua các dự luật thuế và chi tiêu riêng.

Song, tiền lương của người lao động lại không bắt kịp đà tăng của giá cả hàng hóa. Bất chấp việc doanh nghiệp tăng mạnh lương cho nhân viên vào năm ngoái để lấp đầy nhiều vị trí còn trống, mức lương được điều chỉnh theo lạm phát đã giảm 2,4% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm trước.

Sarah House, nhà kinh tế cấp cao của Wells Fargo cho biết: "Đà tăng trong những tháng gần đây khiến lạm phát khó có thể suy giảm. Chúng tôi dự đoán chỉ số CPI vẫn neo gần mức 7% trong vài tháng tới".

Tỷ lệ lạm phát CPI so với cùng kỳ năm trước của Mỹ
Tỷ lệ lạm phát CPI so với cùng kỳ năm trước của Mỹ

Liệu lạm phát có giảm như kỳ vọng của giới chuyên gia hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và giá năng lượng. Tuy nhiên, giá thuê nhà cao hơn, tăng trưởng tiền lương chững lại, các làn sóng COVID mới và những hạn chế về nguồn cung kéo dài đều tạo thêm cơ hội để lạm phát bùng nổ, Bloomberg lưu ý.

Omicron sẽ tiếp tục đe dọa chuỗi cung ứng

Stephen Stanley, kinh tế trưởng tại công ty tư vấn thị trường Amherst Pierpont Securities, cho hay: "Dù chúng ta có thể hy vọng giá của một số mặt hàng như xe cộ hay quần áo hạ nhiệt, không có lý do cụ thể nào để tin tưởng rằng các nhóm giá cả cốt lõi sẽ đi xuống".

Hơn nữa, biến thể Omicron đang chực chờ phá vỡ thêm chuỗi cung ứng vốn đã rất mong manh, một phần là do quá trình kiểm dịch và điều trị khiến nhiều người không thể quay lại làm việc.

Trong bối cảnh Omicron tác động vào đầu cung của nền kinh tế qua việc cản trở người lao động đi làm, "doanh nghiệp có thể phải mất nhiều thời gian hơn để lấp đầy tồn kho hàng hóa, điều này sẽ khiến giá hàng hóa tiếp tục tăng cao trong năm", House lập luận.

Trước đó, giới phân tích dự đoán, ít nhất phải đến năm 2023 thì các nút thắt trong chuỗi cung ứng mới được giải tỏa.

Dù số liệu lạm phát tăng cao, báo cáo mới nhất của Bộ Lao động Mỹ vẫn mang lại một số niềm an ủi cho người dân Mỹ. Tháng trước, giá năng lượng đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 4 và giá thực phẩm - dù vẫn còn tăng, đã được điều chỉnh phần nào nhờ vào giá thịt giảm.

Tổng thống Biden cho rằng đây chính là tín hiệu cho thấy chính quyền của ông đang đạt được "một số tiến bộ" nhất định, dù thừa nhận vẫn còn nhiều khó khăn cần phải vượt qua, Bloomberg đưa tin.

Năm ngoái, sự gia tăng của chỉ số CPI phần lớn là do lạm phát hàng hóa cao. Không tính thực phẩm và năng lượng, chỉ số giá hàng hóa của cơ quan này đã tăng 10,7% vào năm ngoái, mức tăng lớn nhất trong 12 tháng kể từ năm 1975. Chi phí dịch vụ tăng 3,7%.

Giá hàng hóa Mỹ tăng mạnh nhất kể từ năm 1975
Giá hàng hóa Mỹ tăng mạnh nhất kể từ năm 1975

Nhưng năm nay, các nhà kinh tế dự đoán lạm phát dịch vụ sẽ tăng lên do chi phí nhà ở trở thành động lực chính của lạm phát.

Chi phí tạm trú, vốn đã là một trong những yếu tố đóng góp lớn nhất vào mức tăng của tháng 12, dự kiến ​​sẽ tăng tốc trong năm nay, mang đến một làn gió lâu dài cho lạm phát. Các thước đo khác về giá nhà và giá thuê đã tăng vào năm ngoái, nhưng mức độ đầy đủ của những mức tăng đó vẫn chưa được phản ánh trong thước đo của chính phủ.

T.T (Theo Bloomberg)
Theo VnMedia.vn Copy
Giá vàng SJC liên tục trồi sụt bất chấp thế giới tăng

Giá vàng SJC liên tục trồi sụt bất chấp thế giới tăng

Sáng nay (13/1), giá vàng SJC lại được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm 50 - 100 nghìn đồng/lượng so với phiên trước đó. Trong khi đó, giá kim loại quý trên thế giới vẫn tiếp tục đi lên.
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 13/1

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 13/1

Cafedautu.vn sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 13/1 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Chủ tịch Fed: Tăng lãi suất, thắt chặt chính sách hơn để kiểm soát lạm phát trong năm 2022

Chủ tịch Fed: Tăng lãi suất, thắt chặt chính sách hơn để kiểm soát lạm phát trong năm 2022

Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell đánh giá nền kinh tế Mỹ đã đủ khỏe mạnh và cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ.
Chính sách mới khơi thông nguồn cung bất động sản, lành mạnh hóa thị trường

Chính sách mới khơi thông nguồn cung bất động sản, lành mạnh hóa thị trường

Bà Hoàng Thu Hằng - Phó Trưởng phòng Quản lý thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, các chính sách trong thời gian tới đây sẽ góp phần lành mạnh hóa, cụ thể hóa hoạt động kinh doanh bất động sản.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 13/1: TID, MSB, TDA, LCG

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 13/1: TID, MSB, TDA, LCG

Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 13/1/2022, bao gồm: TID, MSB, TDA, LCG.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 13/1: Thị trường tiếp tục tích lũy

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 13/1: Thị trường tiếp tục tích lũy

Dựa trên phân tích kỹ thuật, hiện tại VN-Index có thể coi như kiểm tra thành công ngưỡng MA20 - ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn của thị trường. Chỉ số sẽ có lẽ sẽ tiếp tục có vài phiên tích luỹ và kiểm tra quanh ngưỡng MA20 - tương ứng với vùng 1.495-1.505 điểm trước khi có đủ lực vươn lên những mục tiêu tiếp theo.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp