CPI năm 2022 dự báo ở mức dưới 4%

Thứ bảy, 08/01/2022 | 13:00 Theo dõi CFĐT trên

Năm 2021 lạm phát được kiểm soát thành công

Tại hội thảo Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2021 và dự báo 2022 do Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính) tổ chức, PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 tăng 1,84% so với bình quân năm 2020 là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 5 năm trở lại đây (giai đoạn 2016-2021). Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020.

CPI bình quân năm 2021 tăng do một số nguyên nhân như, giá xăng dầu trong nước tăng 31,74%, giá gas tăng 25,89%, giá gạo tăng 5,79%, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,03%, giá dịch vụ giáo dục tăng 1,87%... so với năm trước.

Ở chiều ngược lại, năm 2021 cũng có các nguyên nhân góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2021 như: ảnh hưởng của dịch Covid đặc biệt là làn sóng dịch lần thứ 4, làm cho sức mua yếu nên giá một số mặt hàng giảm; giá lợn hơi giảm do dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế nguồn cung khá dồi dào; nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm... Chính phủ tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19 như giảm, miễn giá điện cho các người dân tại các địa phương giãn cách.

Bên cạnh đó, Chính phủ và các bộ, ngành đã chỉ đạo và tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ổn định giá cả thị trường…

Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Định, Phó Phòng Chính sách, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính) cũng cho rằng lạm phát năm 2021 được kiểm soát, tiếp tục đạt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đặt ra. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân CPI cả năm 2021 là 1,84% là một dấu ấn trong công tác quản lý điều hành giá của Chính phủ trong bối cảnh dịch Covid-19. 

Ông Vũ Vinh Phú, Chuyên gia kinh tế cũng đánh giá, kết thúc 11 tháng của năm kế hoạch 2021, CPI ở mức 1,84% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là một mức tăng thấp nhất trong 5 năm qua, chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp là một tín hiệu đáng mừng cho kết quả kiểm soát lạm phát trong 1 năm đầy những khó khăn ở thị trường nội địa Việt Nam khi có dịch.

Chỉ tiêu Quốc hội đề ra là hoàn toàn khả thi

Đưa ra dự báo CPI bình quân năm 2022, PGS.TS Nguyễn Bá Minh chia sẻ, năm 2022 so với năm 2021 sẽ tăng ở mức 2,5% tức là từ 2 % đến 3% dưới chỉ tiêu Quốc hội đề ra là hoàn toàn khả thi. Mức dự báo này được đưa ra dựa trên tình hình kinh tế, chính trị xã hội trên thế giới và Việt Nam. 

Theo đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đặc biệt là biển chủng mới (Omicon); chiến tranh thương mại, xung đột chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn, khó lường… khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa thể hồi phục vững chắc.

Bên cạnh đó, trên thế giới thời gian vừa qua hầu hết giá cả các loại hàng hóa đều đạt đỉnh trong nhiều năm trở lại đây và cũng đã tạo áp lực đối với hàng hóa Việt Nam, nhưng theo đánh giá áp lực không quá lớn.

Cùng với đó, giá xăng dầu cũng sẽ ổn định, dịch tả lợn Châu Phi ở Việt Nam đang được khống chế khá tốt. Đặc biệt cả hệ thống chính trị của Việt Nam luôn chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bình ổn giá cả thị trường, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt với mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát đã đề ra...

TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) cho biết, trong năm 2022, lạm phát nhiều khả năng sẽ tiếp tục được duy trì ở mức thấp.

Nếu giả định CPI trong năm 2022 sẽ tăng trung bình 0,24%/tháng, tương đương mức tăng trung bình của giai đoạn 2016-2021, thì lạm phát trung bình trong năm 2022 sẽ vào khoảng 1,8%.

Theo PGS, TS. Ngô Trí Long, Chuyên gia kinh tế, mục tiêu Nghị quyết của Quốc hội đề ra cho năm 2022 CPI tăng khoảng 4%.

Đây là quyết tâm cao của Quốc hội, tuy nhiên việc thực hiện mục tiêu CPI của năm 2022 sẽ không dễ dàng, thậm chí còn tăng khá cao và tăng ngay từ đầu năm. 

Tuy nhiên, với vị thế chủ động và những yếu tố chính để kiểm soát, ổn định giá cả và tâm lý chúng ta còn dư địa để kiểm soát, ổn định giá cả và tâm lý người dân để hỗ trợ kiểm soát lạm phát.

Các tổ chức quốc tế dự báo CPI của Việt Nam trong năm 2022 tăng khoảng 3,5 - 4%, rủi ro vượt 4% phụ thuộc vào giá cả hàng hoá thế giới. Dự báo CPI năm 2022 sẽ ở mức 3,4-3,7% thấp hơn so với mục tiêu dưới 4%.

Minh Ngọc
Theo VnMedia.vn Copy
Trung Quốc khôi phục thông quan tại cửa khẩu Bình Mãng

Trung Quốc khôi phục thông quan tại cửa khẩu Bình Mãng

Một ngày sau Kỳ họp lần thứ nhất Nhóm Công tác thuận lợi hóa thương mại Việt – Trung giữa Bộ Công Thương và Bộ Thương mại Trung Quốc, phía Quảng Tây, Trung Quốc thông báo khôi phục thông quan tại cửa khẩu Bình Mãng (phía Việt Nam là cửa khẩu Sóc Giang, tỉnh Cao Bằng).
Doanh số mua sắm trên MXH có thể đạt 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2025

Doanh số mua sắm trên MXH có thể đạt 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2025

Theo một nghiên cứu mới công bố của hãng tư vấn Accenture, doanh số mua sắm qua các mạng xã hội như Facebook, TikTok và WeChat được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh gấp 3 lần so với doanh số từ các kênh truyền thống trong hơn 3 năm tới.
Vẫn còn hàng nghìn xe nông sản “tắc đường” ở Lạng Sơn

Vẫn còn hàng nghìn xe nông sản “tắc đường” ở Lạng Sơn

Tính đến chiều tối 6/1, khoảng 2.300 xe chở hàng hóa vẫn đang bị ùn ứ tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn, trong số này chủ yếu là nông sản.
Bệnh nhân rơi từ tầng 3 bệnh viện xuống đất tử vong

Bệnh nhân rơi từ tầng 3 bệnh viện xuống đất tử vong

Nghe thấy tiếng động lớn ở khuôn viên bệnh viện, mọi người lại gần thì phát hiện 1 người nằm bất động do rơi từ cao xuống.
CEO Apple Tim Cook đã kiếm được bao nhiêu trong năm 2021?

CEO Apple Tim Cook đã kiếm được bao nhiêu trong năm 2021?

Trong hồ sơ gửi lên SEC của Apple, mức thu nhập trong năm 2021 của CEO Tim Cook lên đến gần 100 triệu USD. Mức lương này gấp 1.447 lần số tiền lương trung bình của nhân viên tại Apple.
Evergrande xin trì hoãn việc thanh toán lãi trái phiếu trong nước

Evergrande xin trì hoãn việc thanh toán lãi trái phiếu trong nước

Mới đây, Tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande đề nghị được hoãn trả lãi và mua lại trái phiếu trị giá 4,5 tỷ NDT, tương đương 157 triệu USD, trong 6 tháng.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp