Kinh tế Việt Nam dự báo tăng mạnh trở lại trong năm 2021 - 2022

Thứ năm, 29/04/2021 | 16:24 Theo dõi CFĐT trên

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2021 và 7,0% trong năm 2022 – đây là mức tăng trưởng mạnh và vững chắc có được nhờ thành công của Việt Nam trong việc kiềm chế đại dịch COVID-19.

Kinh tế Việt Nam dự báo tăng mạnh trở lại trong năm 2021-2022
Kinh tế Việt Nam dự báo tăng mạnh trở lại trong năm 2021-2022

ADB cho biết, các động lực tăng trưởng sẽ là công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo định hướng xuất khẩu, đầu tư gia tăng và thương mại mở rộng. Công nghiệp dự báo sẽ tăng 9,5% trong năm 2021, đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Khu vực này có bước khởi động mạnh mẽ ngay trong quý I/2021, tăng 6,3% so với ba tháng đầu năm 2020. Chỉ số quản trị mua hàng tăng 53,6 trong tháng 3, mức cao nhất tính từ tháng 1/2019.

Các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước mới được dự báo sẽ thành lập nhờ có vắc-xin COVID-19 tạo thuận lợi cho việc đi lại trong nước cũng như cho các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Sự phục hồi của các đối tác thương mại lớn sẽ làm tăng nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu. Xây dựng được dự báo sẽ tăng nhanh khi chính phủ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng lớn trong năm 2021 và lãi suất thấp kích thích hoạt động xây dựng bất động sản. 

Khu vực dịch vụ được dự báo sẽ phục hồi tăng trưởng ở mức 6,0% trong năm 2021, đóng góp 2,3 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Tăng trưởng khu vực dịch vụ đến từ tiến trình chuyển đổi số, tăng chi tiêu vào vắc-xin COVID-19, niềm tin kinh doanh cải thiện và mặt bằng lãi suất thấp. Khu vực nông nghiệp cũng được dự báo sẽ hoạt động mạnh hơn trong năm nay nhờ các cải cách cơ cấu được duy trì, cải thiện tiếp cận thị trường đối với hàng nông sản xuất khẩu theo các hiệp định thương mại tự do khu vực, và giá lương thực toàn cầu cao hơn do nhu cầu tăng. 

Cũng theo ADB, đầu tư gia tăng sẽ là một động lực tăng trưởng then chốt trong năm nay và năm sau. Thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát COVID-19 và Luật Đầu tư được ban hành tháng 1/2021 giảm bớt các rào cản quy định về kinh doanh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy việc thu hút đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tăng 17,8% trong quý I/2021 so với quý I năm trước. Tăng trưởng tổng vốn đầu tư toàn xã hội sẽ tiếp tục được đẩy mạnh nhờ đầu tư tư nhân, vốn đã tăng đáng kể, với yếu tố xúc tác là mặt bằng lãi suất thấp và chi tiêu công tăng. 

Tiêu dùng cá nhân dự báo sẽ phục hồi song song với đầu tư tư nhân và lạm phát thấp. Bán lẻ tăng 5,1% trong quý I/2021, cho thấy niềm tin của người tiêu dùng đã phục hồi. Lòng tin của doanh nghiệp gia tăng, phản ánh qua kết quả điều tra doanh nghiệp tháng 12/2020 trong đó 80% doanh nghiệp được điều tra dự báo tình hình kinh doanh trong năm 2021 sẽ khá hơn hoặc giữ ổn định. 

Trong khi đó, lạm phát trong quý I/2021 giảm xuống mức thấp nhất từ năm 2016 do chi phí vận tải giảm và nhu cầu yếu. Nhưng giá dầu thế giới đang tăng trong xu hướng kinh tế toàn cầu phục hồi và tiêu dùng trong nước cũng tăng dự báo sẽ làm cho lạm phát tăng lên 3,8% trong năm nay, và 4,0% trong năm 2022. 

Thương mại sẽ tiếp tục duy trì mạnh mẽ trong năm 2021, được hỗ trợ bởi sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở Trung Quốc và Mỹ, hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và nhờ Việt Nam tham gia vào 15 hiệp định thương mại tự do lớn với hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Việt Nam đạt mức xuất siêu hàng hoá 2 tỉ USD trong quý I/2021, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 34,35% và sang Mỹ tăng 32,8%. Xuất khẩu hàng hoá được dự báo sẽ tăng 8,0% trong năm nay và năm tới. 

Theo ADB, tăng trưởng tín dụng sẽ cải thiện trong năm 2021, được hỗ trợ bởi các đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2020 và nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp phục hồi. Ngân hàng nhà nước đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán là 12,0% trong năm nay. NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi cho đến hết năm 2021 để hỗ trợ doanh nghiệp đang cố gắng đương đầu với tác động của đại dịch COVID-19.

Sự gia tăng trên thị trường chứng khoán và bất động sản từ cuối quý I/2021, dự báo tỉ lệ nợ xấu tăng khi đại dịch qua đi và lạm phát tăng nhẹ trong năm 2020 mặc dù tăng trưởng giảm - tất cả những yếu tố này đều không ủng hộ cho việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong những tháng tới.

Tuy nhiên, chính sách tài khoá sẽ tiếp tục mở rộng do nhu cầu chi tiêu cho các chương trình an sinh xã hội, chăm sóc y tế và tiêm vắc-xin, cũng như khả năng thực hiện hỗ trợ tài khoá bổ sung. Điều này có thể dẫn đến khả năng làm tăng thâm hụt tài khoá lên mức cao hơn mục tiêu bội chi ngân sách cho năm 2021 ở mức 4,0% GDP. 

Rủi ro chính theo chiều hướng tiêu cực là đại dịch bùng phát trở lại do các biến thể coronavirus mới và chậm trễ trong triển khai chương trình vắc-xin. Nếu chậm trễ trong triển khai vắc-xin COVID-19 sẽ có thể tác động ngay đến khả năng Việt Nam quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng mạnh mẽ như trước khi có dịch, khi tính đến sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nhu cầu bên ngoài.

Sự phục hồi nhanh chóng của đầu tư tư nhân trong nước cũng có thể làm gia tăng rủi ro bong bóng tài sản nếu như nguồn vốn không được dẫn hướng vào các lĩnh vực sản xuất. Xét từ góc độ tích cực, sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của Trung Quốc và Mỹ có thể làm triển vọng thương mại và tăng trưởng gia tăng đáng kể. 

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Những trường đại học sản sinh ra nhiều tỷ phú nhất thế giới

Những trường đại học sản sinh ra nhiều tỷ phú nhất thế giới

Danh sách Tỷ phú Thế giới năm 2021 của tạp chí Forbes có 2.755 người. Trong đó, hầu hết tốt nghiệp các trường đại học khắp nơi trên thế giới từ Đại học Al-Azhar ở Ai Cập đến Đại học Công nghệ Chiết Giang ở Trung Quốc.
Chứng khoán Mỹ mất điểm trước loạt báo cáo quan trọng của các ‘ông lớn’

Chứng khoán Mỹ mất điểm trước loạt báo cáo quan trọng của các ‘ông lớn’

Trong phiên giao dịch ngày 27/4, kết quả kinh doanh của các ông lớn như Tesla, 3M đã gây áp lực lên thị trường chứng khoán Mỹ khiến chỉ số S&P 500 chốt phiên trong trạng thái giảm. Nhà đầu tư cũng giữ tâm lý thận trọng trước khi đón nhận loạt báo cáo kết quả kinh doanh từ Microsoft, Alphabet và loạt công ty lớn khác.
Việt Nam lọt top 15 nền kinh tế có khả năng phục hồi tốt hậu Covid-19

Việt Nam lọt top 15 nền kinh tế có khả năng phục hồi tốt hậu Covid-19

Việc kiểm soát tốt dịch bệnh kết hợp với tốc độ tiêm vắc-xin Covid-19 nhanh nhất châu Á giúp Singapore trở thành nước dẫn đầu trong Bảng xếp hạng khả năng phục hồi tốt hậu Covid-19. Trong khi đó, Việt Nam cũng lọt top 15 trong bảng xếp hạng này.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững mạnh nhờ thành công trong kiểm soát Covid

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững mạnh nhờ thành công trong kiểm soát Covid

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi ở mức 6,7% trong năm nay, bất chấp sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 ở các quốc gia lân cận, và tăng lên 7,0% trong năm 2022, theo một báo cáo mới đây của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Triệu hồi xe KIA Seltos do nguy cơ cháy

Triệu hồi xe KIA Seltos do nguy cơ cháy

Xe Kia Seltos và Kia Sout 2021 đang là tâm điểm của đợt triệu hồi xe mới đây từ nhà xe Hàn Quốc. Hãng đã phát lệnh triệu hồi đối với 147.249 chiếc xe thuộc hai dòng xe này do lỗi động cơ và tăng nguy cơ dẫn đến hỏa hoạn.
Hà Nội: Xác định 1 F1 của nam thanh niên dương tính với virus SARS-CoV-2 ở Hà Nam

Hà Nội: Xác định 1 F1 của nam thanh niên dương tính với virus SARS-CoV-2 ở Hà Nam

Theo đại diện CDC Hà Nội, trên địa bàn đã xác định được 01 trường hợp là F1 của một nam thanh niên trở về từ Nhật Bản dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Hà Nam.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp