Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững mạnh nhờ thành công trong kiểm soát Covid

Thứ tư, 28/04/2021 | 18:43 Theo dõi CFĐT trên

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi ở mức 6,7% trong năm nay, bất chấp sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 ở các quốc gia lân cận, và tăng lên 7,0% trong năm 2022, theo một báo cáo mới đây của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững mạnh nhờ thành công trong kiểm soát Covid
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững mạnh nhờ thành công trong kiểm soát Covid

GDP Việt Nam tăng trưởng cao nhất thế giới

Theo ADB, các biện pháp hiệu quả của chính phủ đã có tác động lớn trong việc bảo vệ nền kinh tế khỏi đại dịch COVID-19 trong năm 2020, với GDP tăng trưởng 2,9% - một trong những mức tăng trưởng cao nhất thế giới trong năm qua. 

Trong đó, tăng trưởng công nghiệp và xây dựng giảm nhẹ xuống 4,0% trong năm 2020, đóng góp 1,4% vào tăng trưởng, nhờ các biện pháp kiểm soát COVID-19 hiệu quả góp phần duy trì nguồn cung lao động ổn định. Nhu cầu bên ngoài yếu làm tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm gần một nửa còn 5,8%. Nhu cầu đối với dầu lửa và các hàng hoá liên quan trên toàn cầu giảm mạnh làm tốc độ tăng trưởng ngành khai kháng của Việt Nam chậm lại.

Tăng trưởng ngành xây dựng giảm xuống 6,8% trong năm 2020 so với 9,1% vào năm 2019. Tăng trưởng ngành dịch vụ giảm 2,3% mặc dù vào quý IV có sự phục hồi mạnh về chi tiêu vào các dịch vụ y tế và tài chính, bán lẻ và thương mại điện tử. Khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề do giảm đến 78,7% số lượt khách du lịch quốc tế. Tổng thể, đóng góp của ngành dịch vụ vào tăng trưởng GDP giảm xuống 0,9 điểm phần trăm trong năm 2020, so với mức 2,8% trong năm 2019.   

Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ròng đóng góp 0,3 điểm phần trăm vào tăng trưởng, trong đó xuất khẩu tăng 4,4%, cao hơn so với nhập khẩu tăng 3,9%. Lạm phát trung bình ở mức 3,2% trong năm 2020, chỉ cao hơn một chút so với mức 2,8% trong năm 2019, mặc dù giá thịt heo tăng đột biến trong quý I/2020 và lũ lụt nghiêm trọng vào quý III. Nhu cầu nội địa thấp và giá nhiên liệu thế giới giảm mạnh đã kiềm chế lạm phát một cách đáng kể.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2020 đã cắt giảm lãi suất tái cấp vốn ba lần, từ 6,0% xuống mức thấp kỷ lục 4,0%; lãi suất chiết khấu giảm từ 4,0% xuống 2,5%. Ngân hàng nhà nước cũng giảm trần lãi suất huy động tiền VND kỳ hạn dưới 6 tháng và lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên. NHNN cũng hỗ trợ tín dụng thông qua cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất đối với các khoản vay hiện tại và áp dụng lãi suất ưu đãi cho các khoản vay mới đối với các lĩnh vực ưu tiên…

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được thúc đẩy

“Tiêu dùng nội địa trì trệ và sức cầu bên ngoài yếu do đại dịch COVID-19 làm giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm ngoái, nhưng đà tăng trưởng vẫn tiếp tục mạnh trong năm nay và năm sau, nhờ thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát sự lây lan của virus,” Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam Andrew Jeffries phát biểu. “Nhưng năm nay và năm sau vẫn còn nhiều rủi ro đáng kể, trong đó có sự trở lại của các biến thể virus corona mới và sự chậm trễ trong chương trình vắc-xin của chính phủ.” 

Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021 nhận định rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp chế biến chế tạo định hướng xuất khẩu, tăng đầu tư và mở rộng thương mại. Đà tăng trưởng được dự báo sẽ tiếp tục, nhờ các chương trình cải cách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và sự tham gia của Việt Nam vào nhiều hiệp định thương mại tự do với hầu hết các nền kinh tế phát triển. Giá dầu thế giới và tiêu dùng nội địa cùng gia tăng, dự kiến sẽ đẩy tỉ lệ lạm phát lên 3,8% trong năm nay và 4,0% trong năm 2022. 

Sự phục hồi nhanh hơn so với dự kiến ở Trung Quốc và Mỹ sẽ cải thiện đáng kể triển vọng thương mại và tăng trưởng của Việt Nam, báo cáo nhận định. Tuy nhiên, tốc độ triển khai chương trình tiêm chủng COVID-19 không đồng đều trên toàn cầu có thể trì hoãn việc Việt Nam trở lại với mức tăng trưởng mạnh mẽ trước đại dịch, do nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế. Đầu tư tư nhân trong nước phục hồi nhanh chóng có thể làm trầm trọng thêm nguy cơ bong bóng tài sản, nếu như tín dụng không được dẫn hướng vào các lĩnh vực sản xuất. 

Báo cáo còn nhận định rằng, Việt Nam có thể duy trì tăng trưởng bao trùm bằng cách làm dịu đi tác động của đại dịch đối với nghèo đói và thu nhập. Báo cáo kêu gọi chính phủ áp dụng một chiến lược bền vững, dài hạn để giúp đỡ cho sinh kế của người nghèo và người dễ bị tổn thương thông qua những biện pháp như đào tạo nghề và cải thiện tiếp cận với tín dụng vi mô cho các doanh nghiệp mới. 

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021

Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban nghiên cứu Tổng hợp Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, có 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 - 2023.
Ngân hàng Trung ương châu Âu duy trì lãi suất thấp kỷ lục

Ngân hàng Trung ương châu Âu duy trì lãi suất thấp kỷ lục

Ban lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu đã quyết định duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay cận biên là 0,25% và âm 0,5% đối với lãi suất tiền gửi.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng

Tiếp đà phục hồi và tăng trưởng tích cực từ quý IV/2020, kinh tế vĩ mô nước ta trong quý I/2021 tiếp tục duy trì ổn định, thời tiết những tháng đầu năm tương đối thuận lợi, dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát tốt là những điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.
Những trường đại học sản sinh ra nhiều tỷ phú nhất thế giới

Những trường đại học sản sinh ra nhiều tỷ phú nhất thế giới

Danh sách Tỷ phú Thế giới năm 2021 của tạp chí Forbes có 2.755 người. Trong đó, hầu hết tốt nghiệp các trường đại học khắp nơi trên thế giới từ Đại học Al-Azhar ở Ai Cập đến Đại học Công nghệ Chiết Giang ở Trung Quốc.
Địa điểm đi chơi dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6 ở TP. HCM không nên bỏ lỡ

Địa điểm đi chơi dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6 ở TP. HCM không nên bỏ lỡ

Ngày Quốc tế thiếu nhi năm nay bố mẹ đã có dự định cho bé yêu nhà mình đi đâu chưa? Nếu đang phân vân tìm kiếm địa điểm vui chơi, thì hãy tham khảo bài viết sau đây để được gợi ý các địa điểm đi chơi dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6 ở TP. HCM nhé.
Dàn điều hòa khổng lồ của chung cư An Bình sập xuống khu vui chơi trẻ em

Dàn điều hòa khổng lồ của chung cư An Bình sập xuống khu vui chơi trẻ em

Vào đêm 27/4, một dàn điều hòa khổng lồ của chung cư An Bình (Hà Nội) bị đổ sập xuống khu vui chơi trẻ em lúc nửa đêm khiến người dân vô cùng hoảng sợ.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp