Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021

Thứ hai, 26/04/2021 | 17:39 Theo dõi CFĐT trên
tang-truong-kinh-te (3)

Đáng chú ý, 3 kịch bản này đều được xây dựng trong điều kiện, Việt Nam kiểm soát được hoàn toàn đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2021.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo công bố Báo cáo “Thúc đẩy phục hồi kinh tế và cải cách thể chế sau đại dịch Covid-19: Đề xuất cho Việt Nam”.

Báo cáo này nhằm phân tích bối cảnh quốc tế, trong nước trước và trong đại dịch Covid-19; phân tích và đánh giá tác động của Covid-19 tới tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam; phân tích một số yêu cầu về cải cách thể chế nhằm phục hồi và thúc đẩy kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19 và xác định định hướng và lộ trình chính sách cho phát triển giai đoạn 2021-2023.

Theo thông tin tại Hội thảo, Việt Nam có tốc độ tăng GDP đạt 2,91% trong năm 2020 và phục hồi ở mức 4,48% trong quý I/2021. Các tổ chức quốc tế đều duy trì đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam. Số doanh nghiệp thành lập mới trong cả năm 2020 giảm 2,3% so với năm 2019 nhưng tổng vốn đăng ký tăng 29,2%, cho thấy quy mô của doanh nghiệp gia nhập thị trường có xu hướng tăng lên. Doanh nghiệp cũng có sự thích ứng, cả về tổ chức sản xuất, sử dụng lao động, và ứng dụng các mô hình, cách thức kinh doanh mới.

Tổng vốn phát triển toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2020 tăng 5,7%, thấp hơn 4,5 điểm phần trăm so với năm 2019. Tỷ trọng đầu tư/GDP năm 2020 đạt 34,4%. Vốn FDI đăng ký đạt 28,5 tỷ USD, giảm 25%; vốn FDI thực hiện đạt 19,98 tỷ USD.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM nhấn mạnh, mặc dù Việt Nam là một trong số ít các quốc gia thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19, tạo tiền đề cho phục hồi và thúc đẩy sản xuất trong nước, tái mở cửa  kinh tế một cách an toàn nhưng cũng cần xây dựng một kế hoạch dài hơi hơn, tránh rủi ro "cạn kiệt" không gian chính sách và giảm động lực cải cách thể chế kinh tế.

Cũng theo TS. Trần Thị Hồng Minh, CIEM đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2023 dựa trên 3 kịch bản. Nếu đạt được những đột phá trong chất lượng cải cách thể chế dẫn tới cải thiện chất lượng tăng trưởng song hành với các biện pháp nới lỏng tài khóa và tiền tệ đúng trọng tâm, đúng thời điểm, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình có thể đạt tới 6,76%/năm giai đoạn 2021-2023, đi kèm với cải thiện đáng kể về năng suất thì kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi tăng trưởng nhanh và bền vững hơn, ngay cả khi kinh tế thế giới còn nhiều bất định. Đồng thời làm rõ một số yêu cầu để bảo đảm các chính sách hướng tới phục hồi kinh tế có sự gắn bó mật thiết với cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ đó, đề xuất định hướng và lộ trình chính sách cho giai đoạn 2021-2023.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban nghiên cứu Tổng hợp CIEM thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo và công bố 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2023. Đáng chú ý, 3 kịch bản này đều được xây dựng trong điều kiện, Việt Nam kiểm soát được hoàn toàn đại dịch COVID-19 vào cuối năm 2021.

Kịch bản 1 (Bình thường): CIEM dự báo năm 2021, kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng ở mức 5,98%, cùng tỷ lệ lạm phát 3,51%. Mức tăng trưởng sẽ tăng lên 6,45% và 6,61% trong các năm 2022 và 2023.

Kịch bản 2 (Nới lỏng tài khóa và tiền tệ): Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,43% năm 2021. Với việc nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ, CIEM dự báo tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên mức 3,78%. Bước sang năm 2022, 2023, mức tăng trưởng mà CIEM dự báo lần lượt là 6,8% và 6,83%.

Kịch bản 3 (Nới lỏng tài khóa và tiền tệ, cùng với cải cách thể chế): Kịch bản này dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6,47%. Dù mức tăng trưởng cao hơn song đáng chú ý, CIEM dự báo mức lạm phát trong năm 2021 chỉ là 3,56%. Kinh tế trong năm 2022 và 2023 được đẩy lên mức: 6,88% và 6,92%.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng

Tiếp đà phục hồi và tăng trưởng tích cực từ quý IV/2020, kinh tế vĩ mô nước ta trong quý I/2021 tiếp tục duy trì ổn định, thời tiết những tháng đầu năm tương đối thuận lợi, dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát tốt là những điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.
Ngân hàng Trung ương châu Âu duy trì lãi suất thấp kỷ lục

Ngân hàng Trung ương châu Âu duy trì lãi suất thấp kỷ lục

Ban lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu đã quyết định duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay cận biên là 0,25% và âm 0,5% đối với lãi suất tiền gửi.
Áp thuế chống bán phá giá nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc

Áp thuế chống bán phá giá nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc

Bộ Công Thương mới đây vừa có quyết định về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc.
Nam Định: Bé trai 11 tuổi bị sát hại dã man trong nhà tắm

Nam Định: Bé trai 11 tuổi bị sát hại dã man trong nhà tắm

Mới đây, một bé trai 11 tuổi ở Nam Định bị người thân phát hiện tử vong tại nhà tắm, két sắt của gia đình bị mở toang và mất 16 triệu đồng.
Những huyện ngoại thành nào của Hà Nội sẽ lên quận?

Những huyện ngoại thành nào của Hà Nội sẽ lên quận?

Đến năm 2025, TP. Hà Nội sẽ có thêm 5 huyện ngoại thành lên quận là Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng. Các huyện Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh lên quận vào giai đoạn 2026 - 2030.
Ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục kéo tụt TTCK của một số nước châu Á

Ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục kéo tụt TTCK của một số nước châu Á

Theo Nikkei Asia, chính phủ các nước này đã phải tái áp đặt lệnh phong tỏa do ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục, đe dọa "thổi bay" lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng như cản trở phục hồi kinh tế.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp