Doanh thu từ dầu của Nga tăng 50% trong năm nay bất chấp các hạn chế thương mại sau khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, khiến nhiều nhà máy lọc dầu từ chối nguồn cung dầu của nước này.
Doanh thu từ dầu của Nga tăng 50% trong năm nay bất chấp các hạn chế thương mại sau khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, khiến nhiều nhà máy lọc dầu từ chối nguồn cung dầu của nước này.
Theo Báo cáo thị trường hàng tháng của IEA, Moscow đã thu về khoảng 20 tỷ USD/tháng vào năm 2022 do tổng doanh thu bán dầu thô và sản phẩm dầu lên tới khoảng 8 triệu thùng/ngày.
Nhiều lô hàng chở dầu của Nga vẫn tiếp tục lưu thông trong thương mại quốc tế dù EU đang dần tiến gần hơn tới lệnh cấm nhập khẩu cũng như các “gã khổng lồ” dầu mỏ như Shell Plc và TotalEnergies SE cam kết ngừng mua dầu Nga.
Trong đó, châu Á vẫn duy trì mối quan hệ “quốc gia thân thiện” với Nga khi hai nước lớn là Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục nhập khẩu dầu của Nga.
Ngoài ra, tổ chức IEA giữ nguyên viễn cảnh thị trường dầu mỏ thế giới trong báo cáo. Cụ thể, thị trường nhiên liệu toàn cầu vẫn đang bị siết chặt và căng thẳng nguồn cung có thể leo thang khi nhu cầu của Trung Quốc phục hồi sau một loạt các hạn chế nhằm phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Cơ quan này đưa ra một lưu ý rằng, việc giảm dòng chảy các sản phẩm tinh chế của Nga như dầu diesel, dầu nhiên liệu và naphtha đã làm trầm trọng thêm tình trạng thắt chặt trên thị trường toàn cầu.
Các kho dự trữ đã giảm trong 7 quý liên tiếp với dự trữ các sản phẩm chưng cất trung bình ở mức thấp nhất kể từ năm 2008.
Tuy nhiên, bất chấp một loạt lệnh trừng phạt, Moscow tiếp tục thu về lợi nhuận so với 4 tháng đầu năm 2021 với tổng doanh thu xuất khẩu tăng 50% trong năm tính đến thời điểm hiện tại.
Xem thêm: IEA lên kế hoạch “xả kho” 120 triệu thùng dầu
Ngoài ra, IEA cho biết, EU vẫn là thị trường lớn nhất đối với hàng hóa xuất khẩu của Nga trong tháng 4, chiếm 43% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này. Thế nhưng, có những dấu hiệu cho thấy khả năng phục hồi của Nga bắt đầu bị suy yếu.
Cơ quan này ước tính, nguồn cung dầu Nga đã giảm 1 triệu thùng/ngày vào tháng trước và mức lỗ này có thể tăng gấp ba lần trong nửa cuối năm.
Các lệnh trừng phạt của EU đối với doanh nghiệp liên kết với Chính phủ Nga như Tập đoàn sản xuất khổng lồ Rosneft PJSC sẽ có hiệu lực vào ngày 15/5 tới; đồng thời EU cũng đang tiến tới lệnh cấm hoàn toàn đối với nguồn cung dầu của nước này.
Xem thêm: Nhật Bản cấm đầu tư mới vào Nga, phong tỏa tài sản của hai ngân hàng