Tại sao giá lương thực vẫn tăng cao kỷ lục?

Thứ tư, 11/05/2022 | 11:07 Theo dõi CFĐT trên
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trái cây, rau quả phải bỏ đi vì thối rữa do thiếu phương tiện vận chuyển đến các địa điểm tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, tình trạng thiếu lao động nước ngoài do các lệnh hạn chế di chuyển đã ảnh hưởng đến các vụ thu hoạch của nhiều quốc gia.

Brazil, nước xuất khẩu đậu tương hàng đầu thế giới, đã phải hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng vào năm 2021. Trước đó, vào tháng 3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, tình trạng vụ lúa mì mùa đông của Trung Quốc có thể là “tồi tệ nhất trong lịch sử”, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung ngũ cốc ở nước tiêu thụ lúa mì lớn nhất thế giới.

Do lo ngại về an ninh lương thực từ giai đoạn dịch bệnh Covid-19 cho đến thời điểm hiện tại, một số quốc gia đã tiến hành tích trữ các mặt hàng chủ lực nhằm tránh tình trạng thiếu hụt lương thực trong tương lai. Tuy nhiên, điều này khiến nguồn cung trên toàn cầu bị hạn chế.

Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2 đã làm xấu đi đáng kể triển vọng về giá lương thực. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết, giá lương thực đã chạm đến mức kỷ lục vào tháng Hai, và tiếp tục xu hướng này vào tháng Ba. 

Nguyên do được cho khiến giá lương thực leo thang là bởi Nga và Ukraine chiếm gần 1/3 lượng lúa mì và lúa mạch toàn cầu cũng như 2/3 lượng dầu hướng dương xuất khẩu toàn cầu. 

Song song đó, Ukraine là quốc gia xuất khẩu ngô thứ 4 thế giới. Cuộc xung đột đã gây ra thiệt hại đáng kể cho các cảng và cơ sở hạ tầng nông nghiệp của Ukraine, làm hạn chế khả năng hạn chế sản xuất nông nghiệp của nước này.

Bên cạnh đó, Indonesia đã cấm xuất khẩu dầu cọ vào cuối tháng 4 để đảm bảo nguồn cung dầu ăn trong nước.

Xem thêm: Lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia đẩy căng thẳng leo thang

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giá mặt hàng nào đang tăng nhiều nhất?

Trong suốt thời gian đại dịch, giá dầu thực vật tăng cao đã “góp phần” làm tăng chi phí lương thực thực phẩm. Giá ngũ cốc cũng đạt mức kỷ lục trong tháng 3 do các lô hàng xuất khẩu ngô và lúa mì bị hạn chế trong bối cảnh Nga - Ukraine căng thẳng.

Theo FAO, giá sữa và thịt đạt mức kỷ lục trong tháng 4 đã phản ánh nhu cầu liên tục tăng trên toàn cầu đối với hai mặt hàng thực phẩm này. Ngoài ra, dịch cúm gia cầm ở châu Âu và Bắc Mỹ đã tác động đến giá trứng và gia cầm. 

Trong dữ liệu lạm phát của Mỹ cho tháng 3, chỉ số tiêu dùng đối với thịt, gia cầm, cá và trứng tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi thịt bò tăng 16%.

Khi nào giá lương thực sẽ giảm?

Việc dự đoán khi nào thực phẩm giảm sẽ rất khó bởi vấn đề này phụ thuộc khá nhiều vào những yếu tố không chắc chắn như thời tiết, địa chính trị, cung cầu,...

Vào đầu tháng 5, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết, vấn đề an ninh lương thực toàn cầu không thể được giải quyết nếu không khôi phục sản xuất nông nghiệp của Ukraine và sản lượng lương thực và phân bón của Nga xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Ngân hàng Thế giới dự báo giá lúa mì có thể tăng hơn 40% vào năm 2022 và đưa ra dự đoán giá nông sản sẽ giảm vào năm 2023 so với năm nay.

Ngoài ra, lý do khiến giá phân bón tăng vọt là bởi các nước đều tránh nhập khẩu từ Nga và Belarus. Điều này có thể khiến nhà nông sẽ không bón đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng của họ, làm ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng vụ mùa và kéo dài cuộc khủng hoảng lương thực.

Ai bị ảnh hưởng nhiều nhất? 

Theo Fitch Ratings, giá thực phẩm trong tháng 3 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lạm phát của Mỹ kể từ năm 1981, trong khi giá tiêu dùng ở Anh tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn một thập kỷ qua vào tháng 4. 

Thế nhưng, những quốc gia đang phát triển mới bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi giá lương thực tăng cao.

Mạng lưới toàn cầu chống khủng hoảng lương thực, tổ chức do Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu (EU) thành lập cho biết trong một báo cáo thường niên rằng, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine đã gây ra rủi ro nghiêm trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu, đặc biệt là ở các quốc gia vốn đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực như Afghanistan, Ethiopia, Haiti, Somalia, Nam Sudan, Syria và Yemen.

Xem thêm: WB: Nguy cơ khủng hoảng lương thực kéo dài sang năm 2023

Thục San (Theo Reuters)
Theo VnMedia.vn Copy
Nhật Bản tìm kiếm nguồn cung năng lượng để giảm phụ thuộc vào Nga

Nhật Bản tìm kiếm nguồn cung năng lượng để giảm phụ thuộc vào Nga

Chính phủ Nhật Bản sẽ triển khai mọi biện pháp, bao gồm đa dạng hóa nguồn cung ứng dầu mỏ, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), thúc đẩy đầu tư phát triển các nguồn năng lượng mới.
Ngày mai, giá xăng dầu có thế tăng mạnh

Ngày mai, giá xăng dầu có thế tăng mạnh

Theo dự báo, trong kỳ điều hành xăng dầu ngày mai (11/5), nếu cơ quan quản lý không sử dụng bình ổn, giá xăng dầu có thể điều chỉnh tăng mạnh từ 1.500 đồng/lít – 2.000 đồng/lít.
Giá lương thực toàn cầu sắp chạm mức kỷ lục

Giá lương thực toàn cầu sắp chạm mức kỷ lục

Giá lương thực toàn cầu hiện vẫn giữ ở mức gần kỷ lục do giao dịch thương mại cây trồng bị gián đoạn bởi cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, làm trầm trọng thêm chuỗi cung ứng và tình trạng lạm phát đang ở mức báo động đỏ tại nhiều quốc gia.
Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19 đã huy động được 8.991,36 tỷ đồng

Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19 đã huy động được 8.991,36 tỷ đồng

Theo báo cáo của Ban Quản lý Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19, tính đến 17h00 ngày 05/05/2022, Quỹ đã huy động được 8.991,36 tỷ đồng (bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng 63,2 tỷ đồng). Tổng số tổ chức, cá nhân đóng góp, ủng hộ là 617.103.
Tài khoản chứng khoán mở mới cao thứ 2 lịch sử bất chấp thị trường giảm sâu

Tài khoản chứng khoán mở mới cao thứ 2 lịch sử bất chấp thị trường giảm sâu

Mặc dù trong tháng 4 thị trường chứng khoán biến động mạnh, nhưng số lượng tài khoản mở mới vẫn xếp thứ 2 trong lịch sử 2 thập kỷ hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nợ ngắn hạn đã vượt tài sản ngắn hạn, Gỗ Trường Thành lấy tiền đâu để M&A TEKCOM?

Nợ ngắn hạn đã vượt tài sản ngắn hạn, Gỗ Trường Thành lấy tiền đâu để M&A TEKCOM?

Tính đến 31/12/2021, Gỗ Trường Thành (HOSE: TTF) đang lỗ luỹ kế hơn 3.052 tỷ đồng đồng thời nợ ngắn hạn đã vượt tài sản ngắn hạn với gần 252 tỷ đồng. Với số nợ này, Kiểm toán cũng nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp