Chủ nghĩa bảo hộ lương thực làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát và nạn đói

Thứ tư, 11/05/2022 | 21:15 Theo dõi CFĐT trên

Giá lương thực tăng vọt và trong một số trường hợp, mối đe dọa về bất ổn xã hội đã dẫn đến xu hướng cấm xuất khẩu của một số quốc gia chủ chốt, hoặc đưa ra các hạn chế về thuế quan và hạn ngạch.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chủ nghĩa bảo hộ lương thực gia tăng đang làm trầm trọng thêm sự hỗn loạn trên các thị trường lương thực toàn cầu do cuộc xung đột ở Ukraine cũng như lệnh hạn chế xuất khẩu các mặt hàng chủ lực bao gồm ngũ cốc, dầu ăn và đậu của nhiều quốc gia.

Những động thái theo chủ nghĩa bảo hộ này chỉ khiến dự luật nhập khẩu lương thực tăng thêm đối với các quốc gia phụ thuộc vào các mặt hàng lương thực quan trọng trên thị trường quốc tế.

Beata Javorcik, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) cảnh báo rằng, chủ nghĩa bảo hộ sẽ chỉ làm xu hướng tăng giá vốn đã ở mức kỷ lục thêm “giả tạo” và gây ra tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu.

Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2/2022, hạn hán và hạn chế lao động nhập cư do các chính sách phòng dịch của nhiều nước đã khiến giá lương thực tăng cao. 

Theo Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), căng thẳng địa chính trị đã khiến 23 quốc gia chuyển sang chủ nghĩa bảo hộ lương thực.

IFPRI cho biết, thị phần của các sản phẩm bị hạn chế trong thương mại thực phẩm thế giới là 17%, một con số đã được ghi nhận trong cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng 2007 - 2008.

Indonesia tháng trước đã đưa ra thông báo về lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ, dầu thực vật được mua bán trao đổi nhiều nhất trên thế giới.

Quyết định của Indonesia là một đòn giáng mạnh đối với những người tiêu dùng vốn đang phải vật lộn với việc giá dầu ăn tăng vọt do ảnh hưởng xung đột Nga - Ukraine - một quốc gia cung cấp dầu hướng dương hàng đầu thế giới.

Thông tin thêm, các siêu thị ở EU và Anh đã giới hạn sản lượng dầu ăn bán ra khi những người mua sắm đổ xô đi tích trữ.

Lệnh cấm xuất khẩu đã ngăn chặn sự bất bình ở Indonesia; tuy nhiên, động thái này lại gây ra hỗn loạn ở những thị trường khác. Pakistan đã sớm thành lập một lực lượng đặc nhiệm chính thức để giải quyết nguồn cung dầu cọ của mình trong bối cảnh khủng hoảng lạm phát.

Xem thêm: Tại sao giá lương thực vẫn tăng cao kỷ lục?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngoài ra, theo Usman Qureshi - Thư ký chung Bộ Thương mại Pakistan, Islamabad đã tìm cách trấn an dư luận bằng cách tìm kiếm sự đảm bảo từ các quan chức Indonesia rằng, Jakarta sẽ nối lại các chuyến hàng trước cuối tháng.

Mặc dù các nhà kinh doanh hàng nông sản không kỳ vọng lệnh cấm sẽ kéo dài nhưng một số người cho rằng, động thái bất ngờ trên của Indonesia đã ảnh hưởng đến danh tiếng của quốc gia này. 

Một nhà kinh doanh dầu cọ ở Singapore cho biết: “Tôi sẽ đa dạng hóa nguồn nhập mặt hàng dầu cọ trong tương lai”.

David Laborde, một thành viên nghiên cứu cấp cao tại IFPRI cho biết, các hạn chế xuất khẩu đã tạo ra hiệu ứng domino và làm giảm nguồn cung trên thế giới cho những người cần mặt hàng này.

“Điều đó sẽ phá hoại hệ thống thương mại thế giới”, ông nói và cho biết thêm rằng, các hạn chế cũng làm giảm động lực cho nông dân trồng trọt khi khả năng tiếp cận thị trường quốc tế bị giới hạn.

Đặc biệt, các thương nhân hiện đang tập trung vào việc liệu Ấn Độ có công bố lệnh cấm xuất khẩu thực phẩm hay không.

Là một trong những nước sản xuất lúa mì lớn nhất thế giới, xuất khẩu của Ấn Độ đã tăng lên mức cao kỷ lục hơn 7 triệu tấn trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2022, giúp bù đắp sự thiếu hụt do căng thẳng Nga - Ukraine.

Thế nhưng, nắng nóng gay gắt vào tháng 3 và tháng 4 đã ảnh hưởng phần lớn đến vụ mùa lúa mì tại Ấn Đô, làm gia tăng lo ngại về nguồn cung nội địa của quốc gia này.

Với dự báo ​​sẽ có thêm vài tuần nắng nóng nữa trước khi bắt đầu đợt gió mùa hàng năm vào tháng tới, Chính phủ Ấn Độ trong tuần này đã hạ dự báo cho vụ lúa mì hiện tại xuống 5%, xuống còn 105 triệu tấn.

Giá niêm yết trên thị trường lúa mì toàn cầu đã tăng trong vài ngày qua sau khi có báo cáo rằng, Delhi cũng đang xem xét hạn chế xuất khẩu để bảo vệ dự trữ trong nước khỏi tình trạng thiếu hụt thêm.

Kona Haque, người đứng đầu nghiên cứu tại ED&F Man, một nhà kinh doanh hàng nông nghiệp, cho biết: “Thế giới đang dựa vào Ấn Độ để có nguồn cung thay thế vào thời điểm tồn kho toàn cầu đang khan hiếm và nguồn cung vẫn bị hạn chế nghiêm trọng từ Biển Đen. Bất kỳ gợi ý nào về việc Ấn Độ có thể chuyển sang cấm xuất khẩu sẽ khiến thị trường lúa mì toàn cầu hoảng loạn và giá cả tăng cao”.

Xem thêm: Mỹ cảnh báo tác động của căng thẳng Nga-Ukraine tới nguồn lương thực

Tuấn Phong (Theo AFR)
Theo VnMedia.vn Copy
Nhật Bản tìm kiếm nguồn cung năng lượng để giảm phụ thuộc vào Nga

Nhật Bản tìm kiếm nguồn cung năng lượng để giảm phụ thuộc vào Nga

Chính phủ Nhật Bản sẽ triển khai mọi biện pháp, bao gồm đa dạng hóa nguồn cung ứng dầu mỏ, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), thúc đẩy đầu tư phát triển các nguồn năng lượng mới.
Ngày mai, giá xăng dầu có thế tăng mạnh

Ngày mai, giá xăng dầu có thế tăng mạnh

Theo dự báo, trong kỳ điều hành xăng dầu ngày mai (11/5), nếu cơ quan quản lý không sử dụng bình ổn, giá xăng dầu có thể điều chỉnh tăng mạnh từ 1.500 đồng/lít – 2.000 đồng/lít.
Giá lương thực toàn cầu sắp chạm mức kỷ lục

Giá lương thực toàn cầu sắp chạm mức kỷ lục

Giá lương thực toàn cầu hiện vẫn giữ ở mức gần kỷ lục do giao dịch thương mại cây trồng bị gián đoạn bởi cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, làm trầm trọng thêm chuỗi cung ứng và tình trạng lạm phát đang ở mức báo động đỏ tại nhiều quốc gia.
Thị trường chứng khoán Mỹ xuất hiện sắc xanh

Thị trường chứng khoán Mỹ xuất hiện sắc xanh

Chứng khoán Mỹ trải qua phiên giao dịch hôm qua đầy bất ổn với chỉ số Dow Jones giảm trong phiên thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh các chỉ số chính đang “vật lộn” phục hồi sau đợt bán tháo mạnh.
Tập đoàn Phúc Khang thoái toàn bộ vốn tại Quản lý Tài sản Trí Việt

Tập đoàn Phúc Khang thoái toàn bộ vốn tại Quản lý Tài sản Trí Việt

Do cổ phiếu TVC lao dốc mạnh trong các phiên giao dịch gần đây, Tập đoàn Phúc Khang đã đăng ký bán gần 850.000 cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (HNX: TVC).
Alvico mong muốn tăng vốn điều lệ gấp gần 4 lần

Alvico mong muốn tăng vốn điều lệ gấp gần 4 lần

CTCP Xây dựng Alvico (UPCoM: ALV) sẽ đệ trình phương án phát hành 15 triệu cổ phiếu riêng lẻ, nâng vốn điều lệ lên 207 tỷ đồng.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp