Giá xăng tiếp tục tăng gần 1.600 đồng/lít trong chiều 11/5

Thứ tư, 11/05/2022 | 15:02 Theo dõi CFĐT trên

Kể từ 15h chiều nay (11/5), giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 1.491 đồng/lít, lên mức 28.959 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 1.554 đồng/lít, lên mức 29.988 đồng/lít. Cùng với đó, giá các loại dầu cũng điều chỉnh cộng thêm từ 1.120 đồng/lít - 1.340 đồng/lít.

Theo Bộ Công Thương, thị trường xăng dầu thế giới tuần qua có nhiều biến động lớn. Việc EU đưa ra đề xuất cấm vận đối với các sản phẩm xăng dầu từ Nga và OPEC+ không tăng sản lượng so với kế hoạch như đề xuất của EU đã gây lo ngại về nguồn cung xăng dầu cho thị trường. Bên cạnh đó, nhu cầu dầu thô tăng sau khi Mỹ công bố kế hoạch mua 60 triệu thùng để bổ sung cho kho dự trữ khẩn cấp. Các yếu tố trên đã đẩy giá các mặt hàng xăng dầu thành phẩm tăng cao so với tuần trước. 

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 11/5/2022 và kỳ điều hành ngày 04/5/2022 là: 136,968 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 10,484 USD/thùng, tương đương tăng 8,29% so với kỳ trước); 141,098 USD/thùng xăng RON95 (tăng 10,761 USD/thùng, tương đương tăng 8,26% so với kỳ trước; 147,690 USD/thùng dầu hỏa (tăng 11,316 USD/thùng, tương đương tăng 8,30% so với kỳ trước); 150,136 USD/thùng dầu diesel (tăng 7,160 USD/thùng, tương đương tăng 5,01% so với kỳ trước); 701,864 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (tăng 1,665 USD/tấn, tương đương tăng 0,24% so với kỳ trước).

Thực hiện các quy định, hướng dẫn, chỉ đạo điều hành của Chính phủ và các cấp có thẩm quyền, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính quyết định, trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng E5RON92 ở mức 100 đồng/lít (kỳ trước là 300 đồng/lít) và RON95 ở mức 100 đồng/lít (kỳ trước là 400 đồng/lít), dầu diesel ở mức 100 đồng/lít, dầu hỏa ngừng trích lập (kỳ trước là 119 đồng/lít) và dầu mazut tiếp tục không trích lập.

Bên cạnh đó, chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu: Thực hiện chi Quỹ BOG đối với dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước không chi), dầu mazut ở mức 33 đồng/kg (kỳ trước không chi), các mặt hàng xăng dầu khác không chi. 

Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn, điều chỉnh tăng mạnh giá xăng dầu. Trong đó, xăng E5RON92 không cao hơn 28.959 đồng/lít (tăng 1.491 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Xăng RON95-III không cao hơn 29.988 đồng/lít (tăng 1.554 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);

Dầu điêzen 0.05S không cao hơn 26.650 đồng/lít (tăng 1.120 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa không cao hơn 25.168 đồng/lít (tăng 1.340 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);

Riêng dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 21.560 đồng/kg (ổn định so với giá bán hiện hành).

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Chủ nghĩa bảo hộ lương thực làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát và nạn đói

Chủ nghĩa bảo hộ lương thực làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát và nạn đói

Giá lương thực tăng vọt và trong một số trường hợp, mối đe dọa về bất ổn xã hội đã dẫn đến xu hướng cấm xuất khẩu của một số quốc gia chủ chốt, hoặc đưa ra các hạn chế về thuế quan và hạn ngạch.
Tại sao giá lương thực vẫn tăng cao kỷ lục?

Tại sao giá lương thực vẫn tăng cao kỷ lục?

Giá lương thực toàn cầu bắt đầu tăng vào giữa năm 2020 khi các doanh nghiệp đóng cửa do đại dịch Covid-19, làm gia tăng căng thẳng của chuỗi cung ứng. 
Nhật Bản tìm kiếm nguồn cung năng lượng để giảm phụ thuộc vào Nga

Nhật Bản tìm kiếm nguồn cung năng lượng để giảm phụ thuộc vào Nga

Chính phủ Nhật Bản sẽ triển khai mọi biện pháp, bao gồm đa dạng hóa nguồn cung ứng dầu mỏ, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), thúc đẩy đầu tư phát triển các nguồn năng lượng mới.
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/5

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/5

Cafedautu.vn xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Cần làm gì để đất đai trở thành nội lực quan trọng cho phát triển kinh tế

Cần làm gì để đất đai trở thành nội lực quan trọng cho phát triển kinh tế

Các chuyên gia cho rằng một số bất cập của chính sách, pháp luật khiến nguồn lực đất đai chưa được phát huy trở thành nội lực quan trọng phát triển kinh tế.
Nhận hơn 1 tỷ 'hoa hồng' của Việt Á, Giám đốc CDC Hà Giang cùng 2 thuộc cấp bị bắt

Nhận hơn 1 tỷ 'hoa hồng' của Việt Á, Giám đốc CDC Hà Giang cùng 2 thuộc cấp bị bắt

Ông Nguyễn Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc nhận hối lộ của Công ty Việt Á. Ông Tuấn và hai thuộc cấp đã thừa nhận có nhận tiền mặt của Công ty Việt Á, với tổng số tiền 770 triệu đồng, tuy nhiên CQĐT xác định số tiền hoa hồng các bị can đã nhân là hơn 1 tỷ đồng.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp