Các cuộc khủng hoảng nợ công truyền thống, tiền tệ có dấu hiệu sụt giảm mạnh, chênh lệch tín dụng ở mức 1.000 điểm cơ sở, thiếu hụt dự trữ ngoại hối đều là dấu hiệu cho thấy số lượng quốc gia đang phát triển gặp khó khăn hiện ở mức cao.
Các cuộc khủng hoảng nợ công truyền thống, tiền tệ có dấu hiệu sụt giảm mạnh, chênh lệch tín dụng ở mức 1.000 điểm cơ sở, thiếu hụt dự trữ ngoại hối đều là dấu hiệu cho thấy số lượng quốc gia đang phát triển gặp khó khăn hiện ở mức cao.
Cụ thể, Lebanon, Sri Lanka, Suriname và Zambia hiện đã chính thức vỡ nợ. Belarus đứng trước bờ vực, trong khi có ít nhất mười quốc gia khác cũng hiện đang trong vùng nguy hiểm khi chi phí đi vay cũng như lạm phát tăng cao gây ra lo ngại về sự sụp đổ kinh tế.
Lấy mức chênh lệch tín dụng là 1.000 điểm cơ sở làm tiêu chí đánh giá, các chuyên gia đã phân tích được khoản nợ trên thế giới rơi vào khoảng 400 tỷ USD.
Trong đó, Argentina nợ nhiều nhất với hơn 150 tỷ USD, tiếp theo là Ai Cập (45 tỷ USD) và Ecuador (40 tỷ USD).
Argentina
Đây là đất nước giữ kỷ lục thế giới với 9 lần vỡ nợ và có khả năng tiếp tục sẽ lâm vào tình cảnh này một lần nữa.
Đồng Peso hiện giao dịch ở mức chiết khấu 50% trên thị trường chợ đen, đồng thời kho dự trữ ngoại hối ở ngưỡng thấp nghiêm trọng. Trái phiếu quốc gia này cũng chỉ giao dịch ở mức 20%, chưa bằng một nửa so với thời điểm sau khi tái cơ cấu nợ năm 2020.
Đáng chú ý, từ nay cho đến 2024, Chính phủ Argentina không có khoản nợ lớn nào cần trả nhưng các thời gian đáo hạn của các khoản nợ sẽ “dồn dập” vào thời gian sau đó.
Xem thêm: Indonesia cảnh báo 60% số nước kém phát triển có nguy cơ vỡ nợ
Ukraine
Morgan Stanley và Amundi cảnh báo, việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine đã khiến nước này chắc chắn phải tái cơ cấu khoản nợ hơn 20 tỷ USD.
Tháng 9 tới, Ukraine sẽ phải thanh toán 1,2 tỷ USD trái phiếu đến hạn và Kyiv được đánh giá là có đủ khả năng trả khoản trên với số tiền từ chương trình trợ cấp và kho dự trữ hiện nay.
Tuy nhiên, sau khi Naftogaz - công ty dầu mỏ và khí tự nhiên lớn nhất của Ukraine đề nghị các trái chủ nước ngoài cho phép đóng băng nợ 2 năm, giới đầu tư cũng bắt đầu đặt ra nghi vấn liệu Chính phủ Ukraine có hành động tương tự hay không?
Ai Cập
Ai Cập có tỷ lệ nợ trên GDP gần 95%. Công ty quỹ FIM Partners ước tính, Ai Cập có khoản nợ ngoại tệ lên đến 100 tỷ USD và phải trả trong 5 năm tới, bao gồm cả khoản trái phiếu trị giá 3,3 tỷ USD vào năm 2024.
Hơn nữa, Ai Cập đã khiến đồng Bảng Anh bị phá giá lên đến 15%, đồng thời xin IMF hỗ trợ vào hồi tháng 3. Tuy nhiên, chênh lệch tín dụng đã lên tới mức hơn 1.200 điểm cơ sở, trong khi các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) - công cụ của nhà đầu tư nhằm đề phòng rủi ro, đã chỉ ra rằng khả năng Ai Cập không thể thanh toán tăng thêm 55%.
Tunisia
Tại châu Phi, Tunisia là một trong những nước gặp rủi ro lớn nhất với thâm hụt ngân sách ở mức gần 10%.
Bên cạnh đó, khoản tiền lương cho người lao động trong khu vực Nhà nước mà Tunisia cần trả cũng nằm trong số cao nhất thế giới, trong khi chênh lệch tín dụng đã tăng hơn 2.800 điểm cơ sở.
Tunisia nằm trong danh sách ba quốc gia có khả năng vỡ nợ hàng đầu của Morgan Stanley. Do đó, Giám đốc Ngân hàng Trung ương Tunisia, Marouan Abassi cho biết: “Một thỏa thuận với IMF trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết”.
Ghana
Việc vay mượn “điên cuồng” đã khiến tỷ lệ nợ trên GDP của Ghana tăng vọt lên gần 85%. Đồng tiền Cedi đã mất gần 1/4 giá trị trong năm nay. Mặt khác, nước này đã phải dùng hơn một nửa tiền thu thuế để trả lãi.
Không những thế, tình hình lạm phát tại Ghana cũng đã chạm ngưỡng cao, 30%.
Nói về Ai Cập, Tunisia và Ghana, chuyên gia David Rogovic từ Moody nhận định, đây đều là những quốc dễ tổn thương nhất do tỷ lệ nợ sắp đáo hạn cũng như những thách thức tài khóa trong việc ổn định gánh nặng nợ.
Xem thêm: Nga có thực sự vỡ nợ nước ngoài?