Lần đầu tiên trong một thế kỷ qua, dựa vào các điều kiện của một vụ vỡ nợ, Nga chính thức vỡ nợ nước ngoài khi lệnh trừng phạt từ phương Tây nhằm vào quốc gia này ngày một khắc nghiệt.
Lần đầu tiên trong một thế kỷ qua, dựa vào các điều kiện của một vụ vỡ nợ, Nga chính thức vỡ nợ nước ngoài khi lệnh trừng phạt từ phương Tây nhằm vào quốc gia này ngày một khắc nghiệt.
Cụ thể, Nga đáng ra phải trả khoản lãi giá trị 100 triệu USD từ hôm 27/5 nhưng được ân hạn đến ngày hôm qua (26/6). Tuy nhiên dù thời gian ân hạn được kéo dài thêm 1 tháng, Nga vẫn chưa thể trả tiền sau mốc thời gian 26/6; theo đó, đánh dấu lần đầu tiên Nga vỡ nợ nước ngoài kể từ năm 1918.
Từ sau khi tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine hồi cuối tháng 2, Nga bị áp đặt một loạt lệnh trừng phạt khiến cho hệ thống tài chính cũng như những phương thức thanh toán cho các chủ nợ nước ngoài bị chặn đứng.
Tuy nhiên, Nga phản bác việc áp thuật ngữ “vỡ nợ” lên quốc gia này bởi Nga cho rằng, họ đủ nguồn lực tài chính để chi trả nhưng lại không thể thanh toán do các gói trừng phạt từ phương Tây.
Bên cạnh đó, vào tuần trước, Moscow đưa ra thông báo sẽ trả khoản nợ trái phiếu trị giá 40 tỷ USD bằng đồng Rúp do tình thế “bất khả kháng”.
Ông Hassan Malik, nhà phân tích cấp cao tại công ty quản lý đầu tư Mỹ Loomis, Sayles & Company cho biết: “Đây là tình huống rất hiếm khi một Chính phủ có đủ khả năng để thanh toán nợ nhưng lại bị Chính phủ nước khác đẩy vào tình cảnh vỡ nợ”.
Xem thêm: Nga tìm hướng đi trong việc thanh toán trái phiếu bằng đồng USD
Tuyên bố chính thức về việc Nga vỡ nợ thường đến từ các công ty xếp hạng, nhưng các lệnh trừng phạt của châu Âu đã khiến họ không thể xếp hạng đối với các thực thể của Nga.
Ngoài ra, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho hay: “Mọi người có thể tuyên bố bất cứ điều gì họ muốn. Thế nhưng, đối với những ai hiểu rõ sự tình, họ biết rằng đây không phải là một vụ vỡ nợ”.
Hơn nữa, theo một số nhà phân tích, họ cho rằng các nhà đầu tư chưa được tiền thanh toán từ Nga có thể không cần hành động ngay tức khắc. Thay vào đó, họ có thể theo dõi sát sao tình hình, diễn biến xung đột Nga - Ukraine và hy vọng về việc các lệnh trừng phạt sẽ được dỡ bỏ. Ông Takahide Kiuchi, một nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Nomura (Nhật Bản) nhận định: “Hầu hết người mua trái phiếu sẽ tiếp tục chờ đợi”.
Xem thêm: Tránh rơi vào vỡ nợ, Nga lên kế hoạch mới về thanh toán trái phiếu