Từ trước đến nay, một số nhà đầu tư đều coi giá đồng như một yếu tố hỗ trợ cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, họ đang tỏ ra lo lắng khi giá kim loại này rơi xuống đáy trong vòng 16 tháng.
Từ trước đến nay, một số nhà đầu tư đều coi giá đồng như một yếu tố hỗ trợ cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, họ đang tỏ ra lo lắng khi giá kim loại này rơi xuống đáy trong vòng 16 tháng.
Cụ thể, phiên cuối tuần qua, giá đồng đã chạm mức thấp kỷ lục trong vòng gần 1,5 năm khi các thương nhân bán phá giá kim loại này. Chỉ trong 2 tuần, đồng đã sụt giảm hơn 11%.
Daniel Ghali - Giám đốc chiến lược hàng hóa tại TD Securities cho biết: “Giá đồng hiện mới bắt đầu phản ảnh một thực trạng rằng, tốc độ tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại”.
Đồng là một kim loại được sử dụng trong nhiều vật liệu xây dựng, bao gồm cả dây điện và ống nước. Điều này có nghĩa rằng, đồng được coi như một chỉ báo cho hoạt động kinh tế và khi nhu cầu đồng tăng cao, kinh tế sẽ tăng trưởng và ngược lại.
Cuối tháng 2/2022, sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, giá đồng cùng nhiều kim loại lớn khác đều chứng kiến đà tăng cao. Theo S&P Global, Nga chiếm 4% sản lượng đồng toàn cầu và gần 7% sản lượng Niken .
Do đó, những thương nhân đều lo ngại nguồn cung bị thiếu hụt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19. Chính vì vậy, họ ồ ạt gom mua ngay từ bây giờ.
Nhưng giờ đây, khi nỗi sợ suy thoái xuất hiện, giá lại đang dịch chuyển theo hướng ngược lại. "Một khi cơn sốt tích trữ qua đi, nhu cầu hàng hóa sẽ diễn biến thuận chiều với tăng trưởng toàn cầu", Ghali giải thích.
Bên cạnh đó, chỉ số PMI do S&P Global công bố hôm thứ Năm (23/6) cho thấy, sản lượng sản xuất của khu vực tư nhân tại Mỹ tăng trưởng chậm một cách đáng kể trong tháng 6 này.
Xem thêm: Chủ tịch Fed quyết tâm kiềm chế lạm phát, đồng thời thừa nhận khả năng suy thoái
Chris Williamson – nhà kinh tế học tại S&P Global Market Intelligence cho hay: “Chứng kiến sự bùng nổ tiêu dùng sau khi lệnh phong tỏa được nới lỏng, nhiều công ty dịch vụ giờ lại gặp khó khi các hộ gia đình chật vật với chi phí sinh hoạt tăng. Đơn hàng tại nhiều công ty sản xuất đồ không thiết yếu cũng giảm”.
Các doanh nghiệp cũng trở nên căng thẳng hơn nhiều về triển vọng tăng trưởng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ mạnh tay tăng lãi suất trong một nỗ lực kiềm chế lạm phát.Williamson nói: “Niềm tin doanh nghiệp hiện ở mức thường thấy trước khi kinh tế đi xuống. Việc này càng khiến rủi ro suy thoái tăng lên”.
Tại châu Âu, tăng trưởng trong tháng 6 giảm xuống mức thấp nhất trong 16 tháng, theo chỉ số PMI cho 19 quốc gia sử dụng đồng Euro.
Và Trung Quốc - vốn là động lực quan trọng của tăng trưởng toàn cầu vẫn đang phải vật lộn với dư chấn của việc đóng cửa Covid và ảnh hưởng từ sự sụt giảm doanh số của ngành bất động sản. Mặc dù nền kinh tế quốc gia này có dấu hiệu cải thiện trong tháng 5 nhưng doanh số bán lẻ lại lao dốc tháng thứ 3 liên tiếp.
Dù vậy, Darwei Kung, Giám đốc Danh mục đầu tư tại DWS cho rằng tăng trưởng tại Trung Quốc sẽ tăng tốc năm nay. Giá đồng và các kim loại cơ bản khác cũng sẽ lên theo. Tuy nhiên, ông không nói rõ khi nào việc này sẽ diễn ra.
Còn hiện tại, giá vẫn có thể giảm thêm khi lo ngại về kinh tế toàn cầu kéo dài. , Ghali cảnh báo: “Trong trung hạn, giá đồng có thể còn giảm nữa, đặc biệt khi nhìn vào rủi ro suy thoái”.
Xem thêm: Thị trường bất động sản của Trung Quốc đã bắt đầu hạ nhiệt