Tính đến thời điểm hiện tại, những nỗ lực của Trung Quốc trong việc vực dậy thị trường nhà ở vẫn chưa đạt được kết quả.
Tính đến thời điểm hiện tại, những nỗ lực của Trung Quốc trong việc vực dậy thị trường nhà ở vẫn chưa đạt được kết quả.
Một năm trước, công việc kinh doanh đang rất suôn sẻ đối với Liang Jiawei - một nhân viên bất động sản ở Trạm Giang, một thành phố ven biển ở miền nam Trung Quốc.
Ông Jiawei cho biết, trước kia, ông có thể bán ba căn hộ trong một ngày mà không cần phải xoay sở nhiều. Ông thừa nhận, các căn hộ ông bán đều không có gì nổi trội nhưng nằm trong một khu phức hợp mới và cách ga tàu cao tốc không xa, chúng đều đủ sức hút thu hút người mua.
Tuy nhiên, vận may không kéo dài với Liang Jiawei khi lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc bắt đầu chịu áp lực từ những khoản nợ khổng lồ. Thị trường nhà ở vốn bấp bênh trong nhiều năm nay lại phải hứng chịu một “giáng đòn” khác khi biến thể mới của Covid-19 khiến quốc gia này phải phong tỏa trên diện rộng.
Tình trạng hỗn loạn đã dẫn đến sự sụt giảm trong doanh số bán nhà và giá bất động sản sụt giảm lần đầu tiên trong nhiều năm, gây tác động tiêu cực cho triển vọng của một nền kinh tế vốn phụ thuộc vào nhà ở để thúc đẩy việc làm tăng trưởng và chi tiêu của các hộ gia đình. Song song đó, điều này cũng gây ra rủi ro đầu tư cho hàng triệu gia đình.
Vào tháng 4 và tháng 5 năm nay, giá nhà mới lần đầu tiên giảm hơn một nửa trong số 70 thành phố lớn nhất của Trung Quốc kể từ năm 2016 và doanh số bán những căn nhà như vậy giảm gần 60%.
Đặc biệt, Trạm Giang, một thành phố cảng với bảy triệu dân ghi nhận sự sụt giảm về giá mạnh nhất trong số các thành phố lớn trong số các thành phố lớn.
Bên cạnh đó, Ông Liang cho biết mình chỉ bán được 5 căn hộ trong tháng 4, tháng 5 thậm chí còn tồi tệ hơn. Ông nói: "Giá nhà đã giảm nhưng vẫn rất ít người muốn mua. Nền kinh tế không phát triển và tác động liên tục của đại dịch đã làm tình hình thay đổi hoàn toàn".
Khi Trung Quốc dần thoát khỏi các đợt phong tỏa, nước này lại phải tập trung cho nhiệm vụ ngăn chặn sự suy giảm kinh tế. Tháng trước, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp và đưa ra lời cảnh báo nghiêm trọng tới hơn 100.000 quan chức rằng, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương cần phải hành động với “sự khẩn cấp rõ ràng”.
Lĩnh vực bất động sản là một đòn bẩy lớn và quan trọng. Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách vào năm 1988 đối với nhà ở thương mại, bất động sản đã trở thành trụ cột của một nền kinh tế phát triển.
Theo một số ước tính, thị trường này chiếm khoảng 30% GDP của Trung Quốc khi đánh giá cùng các ngành liên quan như xây dựng và quản lý tài sản.
Xem thêm: Trung Quốc: Bất động sản tăng trưởng nóng giờ đây có thể chỉ là dĩ vãng
Có thể nhận thấy, bất động sản mang một ý nghĩa sâu sắc trong xã hội Trung Quốc. Đối với những người trẻ muốn lập gia đình, việc sở hữu một ngôi nhà được coi là điều bắt buộc trước khi lập gia đình. Thay vì đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, các hộ gia đình Trung Quốc phân bổ phần lớn tiền tiết kiệm vào bất động sản, tỷ lệ này cao hơn gấp đôi so với người Mỹ.
Ngoài ra, tác động của giá bất động sản có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế bằng cách khiến người mua sắm Trung Quốc phải giảm chi cho các thiết bị, quần áo, đồ trang sức hoặc xe hơi.
Với nền kinh tế đang trong tình trạng không ổn định, Bắc Kinh đang cố gắng thu hút mọi người mua bất động sản trở lại. Tháng trước, các ngân hàng Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất thế chấp mạnh nhất kể từ khi hệ thống lãi suất mới được áp dụng vào năm 2019.
Ngoài ra, các chính quyền địa phương khác cũng đưa ra những chính sách mới để thúc đẩy người dân mua nhà.
Cụ thể, Mi Sơn - một thành phố ở tỉnh Tứ Xuyên cho biết, họ sẽ trợ giá cho những người mua nhà mới trước cuối năm nay. Hay như Hoài Nam, một thành phố thuộc tỉnh An Huy, đã ra lệnh cho các ngân hàng rút ngắn thời gian phê duyệt khoản vay, cũng như hạ lãi suất thế chấp và giảm yêu cầu thanh toán cho những người mua lần đầu.
Xem thêm: Đòn trừng phạt của Mỹ giúp ngành chip Trung Quốc phát triển
Thế nhưng, những ưu đãi trên đều không thấm thía gì so với một số người mua tiềm năng.
Cao Jingyu, người làm việc cho một công ty đồ gỗ ở Thâm Quyến, cho biết khoản thanh toán này giảm đồng nghĩa với việc thanh toán qua ngân hàng sẽ tăng lên theo thời gian. Với tình trạng kinh tế yếu kém và khả năng bị sa thải ngày càng cao, bà không muốn chi trả một khối lượng lớn tiền cho một căn nhà.
Được biết, đầu năm nay, bà Cao sắp mua được một căn hộ phía bắc Thâm Quyến, nhưng sau khi đặt cọc, bà lưỡng lự khi nhận ra chỉ có 20% số căn đã được bán. Vì vậy, bà đã “rút lui” khỏi cuộc giao dịch này.
Một năm trước, mối quan tâm với thị trường bất động sản Trung Quốc không phải là những người mua miễn cưỡng mà là những nhà đầu cơ “điên cuồng”.
Theo truyền thông nước này, khi một dự án bất động sản ở Thâm Quyến được mở bán vào tháng 3/2020, 288 căn của tòa nhà đã được bán hết thông qua hình thức trực tuyến. Thời gian diễn ra chỉ trong vòng 7 phút.
Do đó, các quan chức Trung Quốc đều tỏ ra lo ngại về bong bóng nhà đất và ảnh hưởng của chúng đối với hệ thống tài chính. Chính vì thế, Trung Quốc đã ban hành một chính sách được gọi là “ba lằn ranh đỏ” nhằm hạn chế hói quen vay nợ liều lĩnh của các nhà phát triển bất động sản lớn nhất nước này.
Các quy định mới yêu cầu các công ty phải trả bớt nợ trước khi vay thêm tiền, đã làm bộc lộ những rạn nứt trên thị trường bất động sản. Đáng chú ý, vào cuối năm 2021, China Evergrande Group, một nhà phát triển bất động sản, đã vỡ nợ trái phiếu. Sau Evergrande, hơn một chục công ty cũng đã vỡ nợ.
Xem thêm: Evergrande bất ngờ bị tạm dừng giao dịch trên sàn Hồng Kông