Trung Quốc: Bất động sản tăng trưởng nóng giờ đây có thể chỉ là dĩ vãng

Thứ ba, 19/04/2022 | 16:02 Theo dõi CFĐT trên

S&P Global Ratings cho biết trong một báo cáo đầu tháng 4 rằng, chính sách kiểm soát thị trường nhà ở của Trung Quốc đã “chạm đáy” nhưng phải mất tới vài quý để thị trường có thể cảm nhận được tác động của việc nới lỏng chính sách.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Niềm tin của giới đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc dường như được cải thiện khi khối lượng và giá giao dịch trái phiếu tại thị trường này gia tăng trong những tuần gần đây. Ngoài ra, niềm tin được củng cố khi Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ hỗ trợ thị trường bất động sản cũng như tiến hành nới lỏng một số chính sách.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, thị trường bất động sản tăng trưởng cao của Trung Quốc có thể là dĩ vãng và sẽ “thay đổi mãi mãi” sau sự rung chuyển gần đây trong lĩnh vực này.

S&P Global Ratings cho biết trong một báo cáo đầu tháng 4 rằng, chính sách kiểm soát thị trường nhà ở của Trung Quốc đã “chạm đáy” nhưng phải mất tới vài quý để thị trường có thể cảm nhận được tác động của việc nới lỏng chính sách.

Bên cạnh đó, các báo cáo gần đây cho thấy, một số thành phố và ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ lĩnh vực bất động sản trở lại sau khi doanh số bán nhà lao dốc trong vài tháng qua.

Zou Lan - Giám đốc bộ phận Thị trường Tài chính của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho hay, kể từ tháng 3, do nhu cầu thị trường suy yếu, các ngân hàng tại hơn 100 thành phố ở Trung Quốc đã giảm lãi suất thế chấp trung bình từ 20 đến 60 điểm cơ bản.

Ông cũng lưu ý rằng dịch bệnh Covid đã ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của một số nhóm người và khả năng thanh toán các khoản thế chấp đúng hạn của họ.

“Lập trường của chính phủ là cố gắng ngăn chặn sự lan tỏa từ lĩnh vực bất động sản sang nền kinh tế thực”, Gary Ng, nhà kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis cho biết.

Theo Moody’s, bất kỳ sự thay đổi nào trong ngành bất động sản của Trung Quốc đều có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế vì bất động sản và các lĩnh vực liên quan chiếm khoảng 1/4 GDP. 

Không những thế, đợt bùng phát dịch bệnh gần đây nhất đang gia tăng áp lực lên tốc độ tăng trưởng vốn đã suy yếu do ảnh hưởng của chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

“Các biện pháp có thể đã quá chặt chẽ. Bây giờ chúng tôi thấy sự điều chỉnh chính sách này rất tốt. Về cơ bản, thời gian tồi tệ nhất đã qua đối với những nhà phát triển nói chung là phù hợp với mục tiêu hoặc khuôn khổ quy định hiện tại”, Moody’s cho biết.

Xem thêm: Kinh tế Trung Quốc có thể sụt giảm mạnh do đợt bùng phát dịch COVID-19

Hơn nữa, một số vấn đề của các nhà phát triển bất động sản ở Trung Quốc trở nên nhức nhối hơn sau khi các nhà chức trách ban hành chính sách được gọi là “ba lằn ranh đỏ” vào tháng 8/2020, đặt ra một vài giới hạn đối với nợ liên quan đến dòng tiền, tài sản và mức vốn của một công ty.

Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư đã giảm mức nợ tương ứng và kết quả là khiến các ngân hàng thận trọng hơn trong việc cho vay đối với lĩnh vực bất động sản.

Trong bối cảnh đó, Evergrande lần đầu tiên rơi vào tình trạng vỡ nợ vào cuối năm ngoái. Khi cuộc khủng hoảng nợ làm sáng tỏ, các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc khác cũng bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng, một số bỏ lỡ các khoản thanh toán lãi trái phiếu, bên cạnh những công ty khác vỡ nợ hoàn toàn.

Trên thị trường trái phiếu, việc phát hành trái phiếu có lợi suất cao của châu Á chủ yếu đến từ việc các nhà phát triển thống trị lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc bị sụt giảm vị thể trong quý I/2022.

Theo dữ liệu được công bố của Dealogic, khu vực này chỉ phát hành khoản nợ trị giá 4,4 tỷ USD, thấp hơn khoảng 85% so với một năm trước.

Dealogic cho biết: “Đây là kết quả của việc các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc bị cắt đứt khỏi thị trường trái phiếu trong bối cảnh ngày càng có nhiều tình huống căng thẳng trong lĩnh vực này”.

Tuy nhiên, tâm lý thị trường đã quay đầu nhẹ vào giữa tháng 3 sau khi Trung Quốc phát tín hiệu hỗ trợ các công ty của họ và chỉ ra rằng, các nhà chức trách sẽ nỗ lực hướng tới sự ổn định trong lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của nước này.

Ngoài ra, dữ liệu từ nền tảng giao dịch thu nhập cố định MarketAxess cho thấy, khối lượng giao dịch trái phiếu trên thị trường nợ bất động sản đã tăng lên gần 700 triệu USD vào giữa tháng 3, tăng gần 20% so với hơn 583 triệu USD hồi đầu tháng trước.

Đến cuối tháng Ba, khối lượng giao dịch tăng cao hơn, vượt mức 700 triệu USD.

Xem thêm: Trung Quốc: Tăng trưởng quý I/2022 vượt dự báo nhưng triển vọng kinh tế không khả quan

Thục San (Theo CNBC)
Theo VnMedia.vn Copy
Cơ hội và thách thức cho đà phục hồi của thị trường địa ốc phía Nam

Cơ hội và thách thức cho đà phục hồi của thị trường địa ốc phía Nam

Tại hội thảo “Tạo đà phục hồi của thị trường bất động sản phía Nam” diễn ra mới đây, ông Võ Hồng Thắng - Phó Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) DKRA Vietnam đã có những chia sẻ về cơ hội và thách thức cho đà phục hồi của thị trường địa ốc phía Nam.
Giải bài toán huy động vốn cho doanh nghiệp bất động sản

Giải bài toán huy động vốn cho doanh nghiệp bất động sản

Tại hội thảo về "Tạo đà phục hồi của thị trường bất động sản phía Nam" được tổ chức mới đây, TS. Lê Xuân Nghĩa, Chuyên gia Kinh tế đã có chia sẻ về vấn đề huy động vốn cho doanh nghiệp bất động sản.
Bất chấp cảnh báo, “sốt đất” vẫn tiếp diễn

Bất chấp cảnh báo, “sốt đất” vẫn tiếp diễn

Từ ngay sau Tết Nguyên đán 2022 đến nay, tình trạng sốt đất lại tiếp diễn tại nhiều tỉnh, thành phố, dù trước đó, nhiều địa phương đã ra văn bản cảnh báo, chấn chỉnh hiện tượng này...
Cổ phiếu ALV tăng phi mã sau khi thoát khỏi diện hạn chế giao dịch

Cổ phiếu ALV tăng phi mã sau khi thoát khỏi diện hạn chế giao dịch

Trong phiên sáng 19/4, cổ phiếu ALV tăng trần thêm 1.700 đồng lên mức 13.400 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 67.000 đơn vị.
Liên tiếp 21 trận động đất tại Kom Tum, Ban chỉ đạo quốc gia họp khẩn

Liên tiếp 21 trận động đất tại Kom Tum, Ban chỉ đạo quốc gia họp khẩn

Sáng nay, 19/4, Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai sẽ tổ chức cuộc họp với các Bộ, ngành, chuyên gia để ứng phó với động đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm 'xương máu' về BĐS

Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm "xương máu" về BĐS

Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.
Cafe Khởi nghiệp