Số liệu mới công bố từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, GDP nước này trong quý I/2022 tăng trưởng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này vượt kỳ vọng so với dự báo 4,4% của các nhà phân tích.
Số liệu mới công bố từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, GDP nước này trong quý I/2022 tăng trưởng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này vượt kỳ vọng so với dự báo 4,4% của các nhà phân tích.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn trong tháng 3 vừa qua do tiêu dùng, bất động sản và xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong bối cảnh một vài thành phố bị phong tỏa do tình hình dịch Covid-19 cũng như căng thẳng địa chính trị gia tăng, thách thức ngắn hạn lớn nhất đặt ra cho Trung Quốc là quốc gia này cần kích thích tăng trưởng nền kinh tế nhưng không gây ảnh hưởng tới sự ổn định giá cả.
Số liệu mới công bố từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, GDP nước này trong quý I/2022 tăng trưởng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này vượt kỳ vọng so với dự báo 4,4% của các nhà phân tích.
Tuy nhiên, giới phân phân tích lo ngại rằng, dữ liệu kinh tế tháng 4 có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn khi trung tâm tài chính lớn như Thượng Hải và một số thành phố khác đều đang bị phong tỏa.
Bên cạnh đó, doanh số bán lẻ đã giảm 3,5% (giảm mạnh so với dự báo là 1,6%). Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị tăng lên mức 5,8% (so với mức 5,8% trong tháng 2). Tỷ lệ thất nghiệp của người từ 16 – 24 tuổi vẫn ở mức cao là 16%.
Trái ngược, khu vực công nghiệp tăng trưởng tốt hơn với sản lượng tăng 5,0% so với một năm trước đó, tăng 4,5% so với dự báo nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 7,5% của hai tháng đầu năm.
Xem thêm: Bất chấp COVID-19, Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng
Trên thị trường chứng khoán, do quan ngại về tình hình kinh tế cũng như triển vọng phát triển tương lai, chỉ số blue-chip CSI300 giảm 0,6% và chỉ số Shanghai Composite giảm 0,5%.
Được biết, phiên giao dịch cuối tuần qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) thông báo sẽ cắt giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ, “giải phóng” khoảng 530 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 83,25 tỷ USD) thanh khoản dài hạn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, các nhà phân tích đánh giá Trung Quốc hiện đang có ít dư địa để tiến hành cắt giảm lãi suất do tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) giảm nhiều hơn so với dự kiến.
Xem thêm: Kinh tế Việt Nam duy trì đà phục hồi vững chắc