Kinh tế Việt Nam duy trì đà phục hồi vững chắc

Thứ hai, 18/04/2022 | 10:07 Theo dõi CFĐT trên

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I/2022 tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ công nghiệp chế biến, chế tạo định hướng xuất khẩu đạt kết quả vững chắc, cùng với lĩnh vực dịch vụ đang phục hồi.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo Cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 4/2022. Trong báo cáo, WB đã có đánh giá cao những thành tựu phát triển của kinh tế Việt Nam trong quý đầu năm.

Tăng trưởng kinh tế được củng cố

Theo WB, GDP quý I/2022 tăng trưởng 5,0% (so cùng kỳ năm trước), tương đương với tốc độ tăng trưởng trong quý IV/2021, nhưng vẫn thấp hơn hai điểm phần trăm so với tốc độ trước đại dịch. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng và lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng lần lượt 6,4% và 4,6% (so cùng kỳ năm trước), đóng góp 4,3 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP của quý.

Cũng theo WB, tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đạt được nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo từ khu vực kinh tế đối ngoại, trong khi kết quả tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ không đồng đều giữa các ngành. Ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, và ngành thông tin và truyền thông đã cho thấy khả năng chống chịu tốt trong hai năm qua và duy trì được tăng trưởng vững chắc. Mặt khác, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn thấp hơn 1,8% so với cùng kỳ năm trước, và thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước đại dịch.

WB cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,5% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng Ba, tương đương với mức trước đại dịch, nhờ nhu cầu  trong nước đang phục hồi và nhu cầu vững chắc từ khu vực kinh tế đối ngoại. Các ngành năng động nhất bao gồm máy móc, thiết bị, điện tử, may mặc, giày da, và đồ uống, đều đạt tốc độ tăng trưởng hai con số.

Bên cạnh đó, tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng tốc từ 4,1% trong tháng Hai lên 9,4% (so cùng kỳ năm trước), tốc độ tăng trưởng cao thứ hai kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19. Sự phục hồi này một phần do các hoạt động kinh tế được khôi phục sau COVID và được dẫn dắt bởi tăng trưởng 10,7% (so cùng kỳ năm trước) của doanh thu bán lẻ hàng hóa.

Ngược lại, doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng chậm hơn với tốc độ 4,8% (so cùng kỳ năm trước) so với 7,5% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 2/2022, phản ánh tăng trưởng chững lại của doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống liên quan đến số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt trong thời gian qua.

Cần theo dõi chặt diễn biến lạm phát

Theo báo cáo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Ba tăng 2,4% (so cùng kỳ năm trước), so với mức tăng 1,4% trong tháng 2 (so cùng kỳ năm trước). Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 7 tháng qua, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4,0%. Giá xăng dầu tăng 13,4% so với tháng trước và 56,1% so với cùng kỳ năm trước do giá dầu thế giới tăng vọt liên quan đến chiến tranh ở Ukraine. Xăng dầu tiếp tục là yếu tố chính đóng góp vào lạm phát thông qua làm tăng chỉ số giá nhóm giao thông. Giá lương thực, thực phẩm cũng nhích lên sau khi tương đối ổn định trong năm 2021.

Lạm phát cơ bản, chỉ số giá tiêu dùng loại trừ các nhóm lương thực, thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá, tăng lên 1,1% (so cùng kỳ năm trước) từ mức 0,7% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 2, phản ánh cầu trong nước đang phục hồi và sự truyền dẫn của chi phí vận tải và giá hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa trung gian nhập khẩu gia tăng.

Ngoài ra, chỉ số giá sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,8% (so cùng kỳ năm trước), phản ánh giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, với tốc độ tăng 5,5% (so cùng kỳ năm trước) trong quý 1. Mặc dù giá đầu vào sản xuất nông nghiệp cũng tăng 9,1%, nhưng chỉ số giá sản xuất nông nghiệp vẫn được kiềm chế, chỉ tăng 0,6% (so cùng kỳ năm trước). Sự thiếu kết nối này xuất phát từ giá sản phẩm chăn nuôi lợn thấp hơn, giảm 26,3% (so cùng kỳ năm trước) một phần nhờ nguồn cung dồi dào và một phần do một số cơ sở sản xuất bán bớt đàn vì giá cả đầu vào tăng lên khiến cho sản xuất lợn không đem lại lợi nhuận.

Theo chuyên gia WB, giá tiêu dùng và giá sản xuất tang đặt ra yêu cầu cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả trong nước, vì lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tiêu dùng trong nước và tăng trưởng kinh tế.

Mặc dù CPI tăng chậm trong năm 2021 một phần do tổng cầu yếu, nhưng sự gia tăng giá hàng hóa trung gian và giá sản xuất trong 3 quý gần đây có thể ảnh hưởng đến các quyết định sản xuất và làm tăng giá tiêu dùng, đặc biệt là giá lương thực, thực phẩm.

“Trong ngắn hạn, cần có biện pháp can thiệp chính sách có mục tiêu để loại bỏ tác động của giá cả tăng đối với người dân, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương. Chính sách tạm giảm thuế đối với xăng dầu mới được các cấp có thẩm quyền ban hành là một chính sách trong ngắn hạn như vậy, mặc dù quyết định chọn giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu có thể không phản ánh đúng mục tiêu về môi trường của các cấp có thẩm quyền,” bản báo cáo nêu rõ.

Các chuyên gia WB nhận định, nếu tình trạng tăng giá kéo dài, nền kinh tế sẽ cần phải điều chỉnh và thích nghi với sự thay đổi giá cả. Các cấp có thẩm quyền cũng nên cân nhắc những cải cách mang tính cấu trúc để nâng cao năng suất của nền kinh tế và tăng tổng cung. Các biện pháp này bao gồm giảm thuế đối với các hoạt động đầu tư sản xuất và đổi mới sáng tạo, giảm rào cản trong môi trường kinh doanh, giảm chi phí logistics và đầu tư vào giáo dục và đào tạo kỹ thuật cho lực lượng lao động.

Minh Ngọc
Theo VnMedia.vn Copy
Bất chấp COVID-19, Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng

Bất chấp COVID-19, Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng

Reuters đánh giá Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng nhưng nền kinh tế có nhiều rủi ro về triển vọng.
Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Tần số vô tuyến điện

Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Tần số vô tuyến điện

Dự kiến, hôm nay (18/4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).
HDBank: Bà Lê Thị Băng Tâm rời ghế Chủ tịch HĐQT

HDBank: Bà Lê Thị Băng Tâm rời ghế Chủ tịch HĐQT

Ngân hàng HDBank (HOSE: HDB) vừa công bố danh sách nhân sự dự kiến trình ĐHĐCĐ 2022 bầu Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2022-2027.
8 hiệp hội kiến nghị Chính phủ lùi thời điểm tăng lương tối thiểu vùng

8 hiệp hội kiến nghị Chính phủ lùi thời điểm tăng lương tối thiểu vùng

Các hiệp hội cho rằng khó khăn do dịch COVID-19 chưa kết thúc, vẫn đe dọa sản xuất. Nếu tăng lương vào đầu tháng 7, các doanh nghiệp khó xoay xở kịp do thời điểm đã đến quá gần.
EVS: Nhóm cổ phiếu ngành thủy sản và dệt may đáng để đầu tư trong quý II/2022

EVS: Nhóm cổ phiếu ngành thủy sản và dệt may đáng để đầu tư trong quý II/2022

Trong bối cảnh thị trường đi ngang, đội ngũ phân tích EVS cho rằng cổ phiếu thủy sản và dệt may sẽ là hai nhóm tiêu điểm trong quý 2.
VnSteel: Kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 5%

VnSteel: Kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 5%

Ngày 25/4 tới đây Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP (VnSteel, UPCoM: TVN) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2022. Hiện công ty đã công bố tài liệu dự kiến trình Đại hội lần này.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ công ty hoặc cá nhân ngoài ngành thuế nào thực hiện thu thuế hộ.
Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, ngày 21/3/2024 Công an huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phá Chuyên án 124-T, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Cafe Khởi nghiệp