Hà Nội: 0,95% bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch

Thứ sáu, 14/01/2022 | 09:26 Theo dõi CFĐT trên

Trong tổng số hơn 53.000 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại Hà Nội thì tỷ lệ người bệnh nhẹ không triệu chứng (tầng 1) là 95,1%; triệu chứng trung bình (tầng 2) là 3,95%; người bệnh nặng, nguy kịch (tầng 3) là 0,95%, trong đó số bệnh nhân nguy kịch là 36 người, chiếm 0,06%.

Chiều 13/1, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng, Phó Trưởng BCĐ phòng chống COVID-19 Hà Nội đã chủ trì giao ban trực tuyến với các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn để tiếp tục triển khai các biện pháp hiệu quả khống chế dịch bệnh.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng chủ trì cuộc họp
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng chủ trì cuộc họp

Bổ sung số điện thoại, nhóm zalo để bệnh nhân COVID-19 liên hệ

Báo cáo tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, tính từ 7/01-12/01/2021, trung bình thành phố ghi nhận 2.836 ca/ngày, tăng nhiều so với kỳ báo cáo trước (trung bình 2.230 ca/ngày).

Tính đến nay, Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm biến chủng Omicron.

Hiện tại, Hà Nội đang điều trị 53.515 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 351 người đang điều trị tại bệnh viện trung ương; 52.964 người bệnh đang được các tầng quản lý và điều trị, trong đó, điều trị tại nhà 42.652 người, điều trị tại cơ sở thu dung quận, huyện 5.820 người, điều trị tại cơ sở thu dung thành phố là 1.335 người, điều trị tại các bệnh viện 3.157 người.

Tỷ lệ người bệnh nhẹ không triệu chứng (tầng 1) là 95,1%; Tỷ lệ người bệnh triệu chứng trung bình (tầng 2) là 3,95%; Tỷ lệ người bệnh nặng, nguy kịch (tầng 3) là 0,95%, trong đó số bệnh nhân nguy kịch là 36 người, chiếm 0,06%.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế, công tác phòng, chống dịch vẫn đang được tổ chức quyết liệt, tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong vẫn đang trong giới hạn kiểm soát...

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng yêu cầu các đơn vị báo cáo nhanh về công tác điều hành phòng chống dịch COVID-19 và việc triển khai phần mềm quản lý người nhiễm COVID-19; rà soát sẵn sàng chuẩn bị tiêm cho trẻ em từ 5-12 tuổi…

Phó Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu các đơn vị vẫn còn số người cao tuổi có bệnh lý nền còn cao, không đi đến điểm tiêm chủng lưu động được như: Chương Mỹ, Gia Lâm, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Thường Tín…báo cáo cụ thể tiến độ thực hiện tiêm chủng cho nhóm nguy cơ cao này. Các đơn vị đều cam kết đẩy nhanh tiến độ, tuyên truyền, tăng cường các tổ tiêm tại nhà để nhanh chóng tiêm vaccine cho đối tượng này…

Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho rằng, hiện nay cần tập trung quản lý tốt bệnh nhân COVID-19, hạn chế chuyển tầng; quan tâm, đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng phải tiêm tại nhà. Các đơn vị cần đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, theo dõi tiến độ hàng ngày; tiếp cận tích cực hơn nữa bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà.

Bà Hà cho biết, Sở Y tế đã làm việc với các trung tâm y tế các quận huyện, và đề nghị các địa bàn nóng như Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hoàng Mai có giải pháp cụ thể như mở thêm nhiều cách tiếp cận: bổ sung thêm số điện thoại, các nhóm zalo để người dân liên hệ dễ dàng hơn…

Sở cũng đề nghị các quận, huyện tăng cường kiểm tra việc kinh doanh các vật tư phòng dịch như kit xét nghiệm, thuốc kháng virus để đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng…

Mua sắm thuốc, kit test COVID-19 phải được đảm bảo ngay từ cơ sở

Kết luận buổi giao ban, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh ở Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca mắc COVID-19 trung bình tăng hơn 600 ca/ngày so với tuần trước. Dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục tăng cao. Nguyên nhân quan trọng vẫn là sự chủ quan của các cá nhân, tổ chức.

Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh, các đơn vị cần tiếp tục kiên định các giải pháp phòng chống dịch mà Thành phố đã đặt ra.

Với từng nội dung trong công thức: “"5K+ vắc xin, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân" phải có giải pháp cụ thể triển khai thực hiện hiệu quả nhất. “Ý thức người dân là quan trọng nhất”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố đặc biệt lưu ý.

Các địa phương thống nhất việc phải thực hiện “đúng vai” của mình theo đúng phân cấp, phân quyền; phải vào cuộc nghiêm túc hơn, không trông chờ vào Thành phố.

Các phần việc quan trọng như: mua sắm thuốc, kit test COVID-19 phải được đảm bảo ngay từ cơ sở.

Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị, và nhắc nhở các địa phương phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch dịp tết 2022, các quận huyện phải thực hiện nghiêm.

Việc quản lý bệnh nhân COVID-19 phải được thực hiện đúng quy trình, có mạng lưới đầy đủ, không được để xảy ra sai sót trong các tình huống. Để bệnh nhân COVID-19 được tiếp cận kịp thời, chăm sóc đầy đủ, không gây bức xúc, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu rõ: “Các đơn vị phải điều chỉnh lại cách điều hành, phân bổ lại nhân lực, không để quá tải”.

Phó Chủ tịch UBND TP cũng đề nghị rõ các đơn vị phải rà soát, thực hiện ngay các chỉ đạo của Thành phố; giao ban thường xuyên để tháo gỡ khó khăn cho cơ sở….

Về việc tiêm vaccine phòng COVID-19, Phó Chủ tịch UBND TP nêu rõ, hiện nay còn chậm và yêu cầu Sở Y tế báo cáo hàng ngày tiến độ từng địa phương; đôn đốc hàng ngày việc tiêm vaccine cho người từ 50 tuổi trở lên có bệnh nền…

Đáng chú ý, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu các đơn vị phải cập nhập kịp thời dữ liệu người nhiễm COVID-19 mới vào phần mềm quản lý của Thành phố.

“Trên hệ thống còn ghi nhận được phản ánh của người dân. Lãnh đạo các địa phương phải cài đặt phần mềm này vào smart phone; tương tác liên tục để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. Phần mềm thiết lập rồi mà các địa phương không vào cuộc thì vô ích”, Phó Chủ tịch UBND TP nói.

Hà Nội ghi nhận 2969 ca dương tính với SARS-CoV-2, phân bố tại 457 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

Trong số các ca dương tính ghi nhận trong ngày có 277 trường hợp được xác định bằng xét nghiệm RT-PCR, số còn lại xác định bằng test nhanh kháng nguyên. Tính từ ngày 15/12/2021 đến nay đã có 42.451 trường hợp dương tính được xác định bằng test nhanh kháng nguyên tại 30 quận, huyện, thị xã.

Một số đơn vị ghi nhận số ca mắc nhiều trong ngày như: Hoàng Mai (161); Long Biên (158); Bắc Từ Liêm (151); Đống Đa (144); Hoài Đức (143); Nam Từ Liêm (118), Hai Bà Trưng (107), Thanh Trì (107),…Trong đợt dịch lần thứ tư từ ngày 29/4/2021 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận  82.583 ca mắc.

Toàn thành phố hiện có 55.113 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (135), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (218), tại các bệnh viện của Hà Nội là (3293), cơ sở thu dung điều trị thành phố (1361), cơ sở thu dung quận, huyện (5834), theo dõi cách ly tại nhà (44.625), không có bệnh nhân chuyển độ tại cơ sở thu dung. Số ca tử vong trong ngày là 13 trường hợp, tổng số người tử vong do Covid-19 từ ngày 29/4 đến nay là 307 người.

Về công tác tiêm chủng, trong ngày 13/1, toàn thành phố tiêm được 76.348 mũi tiêm, nâng tổng số mũi tiêm toàn thành phố đã thực hiện được từ khi triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 là 13.468.706 mũi tiêm; 228.868 mũi bổ sung và 1.239.643 mũi vắc xin nhắc lại. Cùng với các đơn vị tiêm chủng của thành phố, các bệnh viện trung ương và bộ ngành trên địa bàn đã tiêm được 1.400.323 mũi, trong đó (824.495 mũi 1; 575.828 mũi 2) tính đến hết ngày 14/12/2021.

Hiện tại các hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid-19 như giám sát nhập cảnh, xét nghiệm, tiêm chủng, tổ chức điều trị tại bệnh viện, cơ sở thu dung và hỗ trợ người bệnh điều trị tại nhà vẫn đang được ngành y tế thực hiện và phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân.

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Tối 13/1: Quảng Ngãi ghi nhận 202 ca mắc Covid-19, có 171 ca cộng đồng

Tối 13/1: Quảng Ngãi ghi nhận 202 ca mắc Covid-19, có 171 ca cộng đồng

Tối ngày 13/1, Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết, địa phương vừa ghi nhận thêm 202 ca mắc coivd-19 mới, trong đó có 171 ca cộng đòng.
Ngày 13/1: Cà Mau ghi nhận 599 ca mắc mới, 4 ca tử vong

Ngày 13/1: Cà Mau ghi nhận 599 ca mắc mới, 4 ca tử vong

Ngày 13/1, Cà Mau ghi nhận 599 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 543 ca cộng đồng, 56 ca tại khu cách ly, phong tỏa.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Cần sẵn sàng ứng phó khi biến chủng Omicron làm gia tăng ca nhập viện

Bộ trưởng Bộ Y tế: Cần sẵn sàng ứng phó khi biến chủng Omicron làm gia tăng ca nhập viện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm, hiệu quả công tác phòng, chống dịch, trong đó sẵn sàng ứng phó với kịch bản biến chủng mới Omicron làm gia tăng trường hợp phải nhập viện,...
'Gã khổng lồ' Alibaba tái cấu trúc mảng thương mại điện tử trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt

'Gã khổng lồ' Alibaba tái cấu trúc mảng thương mại điện tử trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt

Ba trung tâm hoạt động mới đã được thiết lập cho cả Taobao và Tmall tập trung vào các chiến lược nền tảng, tăng người dùng và hỗ trợ phát triển công nghiệp cho các nhà bán hàng. Đây là sáng kiến ​​lớn đầu tiên của Trudy Dai Shan, người đứng đầu đơn vị thương mại kỹ thuật số mới của Alibaba tại Trung Quốc.
Điểm mặt các thương vụ niêm yết cổ phiếu tỷ USD trong năm 2021

Điểm mặt các thương vụ niêm yết cổ phiếu tỷ USD trong năm 2021

Bất chấp nhiều biến động, năm 2021 vẫn là năm phát đạt của thị trường tài chính toàn cầu và những công ty niêm yết trong năm qua được hưởng lợi lớn từ xu hướng này.
Cách gã khổng lồ công nghệ Apple đặt mục tiêu thống trị thế giới

Cách gã khổng lồ công nghệ Apple đặt mục tiêu thống trị thế giới

Apple hiện có giá trị cao hơn tất cả 100 công ty thuộc FTSE cộng lại. Khi Apple chuyển sang lĩnh vực truyền hình, công nghệ cao và chăm sóc sức khỏe, câu hỏi đặt ra là có khía cạnh nào trong cuộc sống của chúng ta không bị công ty của Tim Cook kiểm soát không?
Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nắng sang mưa, từ nóng sang lạnh với những diễn biến phức tạp, là thời điểm trẻ em dễ bị suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare là một trong những dòng sản phẩm chiến lược tập trung trọng điểm của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Quốc Tế BP Happy Wind - một trong những công ty làm trong ngành dược phẩm nhiều năm nay.
Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Theo Bộ Y tế, có 8,7% số người luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối trong một ngày.
TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về 'tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện'

TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về "tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện"

Hệ thống cảnh báo này do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với ngân hàng triển khai xây dựng.
Cafe Khởi nghiệp