GDP của Trung Quốc gây thất vọng, tăng trưởng quý 3 chậm lại còn 4,9%

Thứ hai, 18/10/2021 | 15:02 Theo dõi CFĐT trên
GDP của Trung Quốc gây thất vọng, tăng trưởng quý 3 chậm lại còn 4,9%
GDP của Trung Quốc gây thất vọng, tăng trưởng quý 3 chậm lại còn 4,9%

Hôm nay, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết tổng sản phẩm quốc nội đã tăng 4,9% trong quý 3/2021 so với một năm trước. Sản xuất công nghiệp tăng 3,1% trong tháng 9, thấp hơn mức 4,5% mà Reuters dự đoán. 

Tình trạng thiếu điện đã tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất, Fu Linghui, người phát ngôn của Cục Thống kê Quốc gia nói.

Nhiều nhà máy đã phải ngừng sản xuất vào cuối tháng 9 do giá than tăng cao và thiếu điện, khiến chính quyền địa phương phải cắt điện đột ngột. Chính phủ trung ương Trung Quốc đã nhấn mạnh sẽ thúc đẩy cung cấp than và đảm bảo cung cấp điện.

Bản công bố dữ liệu hôm nay cũng cho thấy các doanh nghiệp ít muốn rót tiền vào các dự án trong tương lai.

Nguy cơ khủng hoảng thị trường bất động sản

Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy, đầu tư vào tài sản cố định trong 3 quý đầu năm yếu hơn dự kiến, tăng 7,3% so với cùng kỳ, bên cạnh con số 7,9% dự kiến.

Chaoping Zhu, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JP Morgan Asset Management cho biết: “Các hoạt động đầu tư đã bị giảm bớt do các điều kiện tín dụng thắt chặt”.

Zhu ước tính rằng đầu tư tài sản cố định đã giảm 2,5% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu kéo theo sự sụt giảm 3,5% vào đầu tư bất động sản.

Theo ước tính của Moody’s, bất động sản và các ngành liên quan chiếm khoảng 1/4 GDP của Trung Quốc. Trong 18 tháng qua, Bắc Kinh đã tăng cường nỗ lực để giảm sự phụ thuộc vào nợ của các nhà phát triển.

Cuộc đấu tranh của nhà phát triển khổng lồ Evergrande lên đến đỉnh điểm vào tháng 8, khi công ty cảnh báo về khả năng vỡ nợ và sau đó đã bỏ lỡ các khoản thanh toán cho các nhà đầu tư trong khoản nợ bằng USD ở nước ngoài. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết hôm thứ Sáu rằng Evergrande là một trường hợp duy nhất và hầu hết các nhà phát triển đều có hoạt động ổn định.

Dữ liệu mới nhất cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng được giữ vững, bất chấp các hạn chế liên quan đến coronavirus và doanh số bán ô tô giảm thứ tư liên tiếp hàng tháng.

Doanh số bán lẻ đã vượt qua kỳ vọng, tăng 4,4% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm 2020. Cuộc thăm dò của Reuters đã dự đoán mức tăng trưởng 3,3%. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị trong tháng 9 là 4,9%. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở những người từ 16 đến 24 tuổi vẫn cao hơn nhiều, ở mức 14,6%.

Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc

Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc
Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc

Mười ngân hàng lớn được CNBC theo dõi đã cắt giảm dự báo GDP cả năm của Trung Quốc do tình trạng thiếu điện và nỗ lực kiềm chế nợ mở rộng trong lĩnh vực bất động sản gây thêm nhiều áp lực khác đối với tăng trưởng, chẳng hạn như chi tiêu tiêu dùng chậm lại.

Bruce Pang của China Renaissance cho biết: “Sự phục hồi tăng trưởng từng dẫn đầu của Trung Quốc đang mất dần đà trong quý 4". Ông chỉ ra một số yếu tố cản trở tăng trưởng, từ dịch Covid đến nỗ lực giảm phát thải carbon của Trung Quốc.

“Về mặt quy định, chúng tôi cho rằng các cơ quan chức năng sẽ quản lý tốt hơn tốc độ và cường độ của chiến dịch quản lý để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội chính đặt ra cho năm nay và 5-10 năm tới. Theo quan điểm của chúng tôi, các quan chức có thể giao tiếp tốt hơn với thị trường về động cơ đằng sau việc thúc đẩy quy định và điện báo các điểm nóng về quy định trong tương lai”.

Theo Reuters
Theo VnMedia.vn Copy
Bất động sản Trung Quốc có dấu hiệu lao dốc

Bất động sản Trung Quốc có dấu hiệu lao dốc

Số liệu tháng 8 cho thấy có tới 16/31 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương của Trung Quốc ghi nhận giá nhà sụt giảm - cao nhất trong vòng 6 năm qua.
Kinh tế Trung Quốc toàn cảnh: Thách thức từ mọi phía

Kinh tế Trung Quốc toàn cảnh: Thách thức từ mọi phía

Nền kinh tế Trung Quốc đang đương đầu thách thức từ mọi phía, từ thị trường bất động sản sụt giảm, khủng hoảng năng lượng, tâm lý bi quan của người tiêu dùng đến giá nguyên vật liệu thô tăng vọt. Loạt dữ liệu mà Chính phủ nước này chuẩn bị công bố vào tuần tới sẽ cho thấy bức tranh tệ đến mức nào.
Thị trường bán lẻ TP. Hồ Chí Minh liệu có phục hồi vào cuối năm?

Thị trường bán lẻ TP. Hồ Chí Minh liệu có phục hồi vào cuối năm?

Theo bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó Giám Đốc, BP. Nghiên cứu và Tư vấn, CBRE Việt Nam: “Thị trường sẽ tiếp tục trầm lắng trong giai đoạn cuối năm do tình hình kiểm soát dịch bệnh vẫn trong giai đoạn nước rút...".
Giới đầu cơ đua nhau đặt cược giá dầu đạt mốc 100 USD/thùng

Giới đầu cơ đua nhau đặt cược giá dầu đạt mốc 100 USD/thùng

Các nhà giao dịch đang đặt cược giá dầu thô Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 7 năm. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu 2021 sẽ còn kéo dài.
Startup IoT của Singapore huy động 25 triệu USD trong bối cảnh tự động hóa ngày càng tăng

Startup IoT của Singapore huy động 25 triệu USD trong bối cảnh tự động hóa ngày càng tăng

Nhà cung cấp dịch vụ IoT (Internet vạn vật) có trụ sở tại Singapore, UnaBiz mới đây đã huy động được 25 triệu USD tài trợ Series B nhằm mở rộng chỗ đứng của công ty khởi nghiệp trên khắp thế giới và phát triển nền tảng dữ liệu.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp