Trung Quốc không phải nước châu Á duy nhất vật lộn với khủng hoảng thiếu điện

Thứ sáu, 15/10/2021 | 07:25 Theo dõi CFĐT trên
Trung Quốc không phải nước châu Á duy nhất vật lộn với tình trạng thiếu điện
Trung Quốc không phải nước châu Á duy nhất vật lộn với tình trạng thiếu điện

Tồn kho than ở mức siêu thấp

Hiện tại, hầu hết nhà máy nhiệt điện than tại Ấn Độ đang có lượng than tồn kho ở mức cực kỳ thấp trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch và nhu cầu điện tăng mạnh. Điện than hiện chiếm khoảng 70% sản lượng điện tại Ấn Độ.

Theo nhà kinh tế Kunal Kundu của Societe Generale, khủng hoảng điện có thể sẽ tác động tức thì lên sự phục hồi mong manh của nền kinh tế vốn phụ thuộc vào sản xuất công nghiệp của Ấn Độ.

Dữ liệu chính thức tới ngày 6/10 cho thấy 80% trong số 135 nhà máy điện than của Ấn Độ chỉ còn tồn kho than dùng cho chưa đầy 8 ngày và hơn 50% nhà máy chỉ có tồn kho ở mức dưới 2 ngày.

Theo Hetal Gandhi, Giám đốc nghiên cứu tại CRISIL thuộc S&P Global, trong 4 năm qua, mức tồn kho than bình quân tại các nhà máy điện than của Ấn Độ là khoảng 18 ngày.

“Mức tồn kho có thể tăng lên mức khoảng 8-10 ngày vào tháng 12 tới”, bà Gandhi nói với. “Tuy nhiên, rõ ràng là các nhà máy này không thể tăng lên mức tồn kho 18 ngày trước tháng 3/2022. Việc này cần được giám sát kỹ trong vòng 6 tháng tới”.

Nhu cầu điện tại Ấn Độ tăng đột biến trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8, khi nền kinh tế bắt đầu khôi phục hoạt động sau làn sóng Covid-19 thứ hai với những hậu quả nặng nề. Theo bà Gandhi, kinh tế Ấn Độ đã phục hồi mạnh mẽ hơn dự báo của giới phân tích.

“Các công ty nhiệt điện có lượng than tồn kho thấp và không lường trước được nhu cầu điện tăng vọt trong năm nay”, bà Gandhi lý giải.

Trong khi đó, các nguồn điện khác từ thủy điện, khí đốt và hạt nhân cũng suy giảm. Bà Gandhi cho biết gió mùa không đều, lượng mưa ít, giá khí gas tăng, tình trạng đóng cửa bảo dưỡng tại các nhà máy hạt nhân cũng là các yếu tố dẫn tới tình trạng thiếu điện.

Tình trạng thiếu điện tại Ấn Độ có thể kéo dài tới 6 tháng

Bộ trưởng Năng lượng Ấn Độ Raj Kumar Singh mới đây cảnh báo tình trạng thiếu điện tại nước này có thể kéo dài tới 6 tháng. Trong tháng này, mùa lễ hội tại Ấn Độ sẽ bắt đầu, với nhu cầu tiêu dùng được dự báo sẽ đạt đỉnh, nhu cầu điện có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa. Tình hình có thể trở nên trầm trọng hơn nếu nhu cầu hàng xuất khẩu Ấn Độ tăng lên. 

Ấn Độ là nước nhập khẩu than lớn thứ 3 thế giới dù sở hữu trữ lượng than lớn. Tuy nhiên, chênh lệch ngày càng lớn giữa giá than quốc tế (đang tăng cao) và giá than nội địa khiến lượng than nhập khẩu giảm mạnh những tháng gần đây. Trong khi nguồn cung giảm, nhu cầu lại tăng vọt.

Theo ông Sandeep Kalia, nhà phân tích chính tại Wood Mackenzie, tháng 7 và tháng 8/2021, kim ngạch nhập khẩu than của các nhà máy điện tại Ấn Độ giảm 45% so với cùng kỳ, trong khi các ngành ngoài lĩnh vực điện ngày càng phụ thuộc vào nguồn than nội địa. Các ngành công nghiệp như sản xuất nhôm, thép, xi măng và giấy thường đốt than để sản sinh nhiệt.

“Sản lượng điện sụt giảm của các nhà máy điện ven biển, vốn dựa vào nhập khẩu than, càng tạo thêm áp lực cho các nhà máy điện than”, ông Kalia cho biết.

Bên cạnh đó, việc nhập khẩu than của Ấn Độ cũng bị đình trệ do nguồn cung bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19 và các vấn đề về hậu cần như chi phí vận tải tăng, tắc nghẽn tại các cảng biển… trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi sau đại dịch, theo bà Gandhi của CRISIL.  

Trong khi đó, than nội địa của Ấn Độ có giá sinh trị nhiệt thấp hơn - có nghĩa là cần nhiều than hơn để để tạo nhiệt, thay thế cho than nhập khẩu.

Tại Ấn Độ, giá than chủ yếu được quyết định bởi Coal India, công ty quốc doanh chiếm hơn 80% tổng sản lượng than cả nước. Do đó, khi giá than quốc tế tăng, giá than nội địa về cơ bản không tăng bởi việc này ảnh hưởng tới giá điện và lạm phát (các công ty điện không thể chuyển phần chi phí tăng vào giá bán cho người tiêu dùng).

Theo bà Gandhi, vì hầu hết nông dân và hộ gia đình tại Ấn Độ được trợ cấp giá điện, gánh nặng khi giá than tăng lên chủ yếu đè lên vai của các khách hàng sử dụng điện là nhà máy công nghiệp chiếm 25-30% tổng lượng điện tiêu thụ.

Tuy nhiên, Bộ Than đá Ấn Độ cuối tuần trước khẳng định nước này có đủ than để đáp ứng nhu cầu của các nhà máy điện và những lo sợ về sự gián đoạn nguồn cung điện năng là “sai lầm” và “vô căn cứ”. Về phần mình, Coal India, cho biết sẽ thúc đẩy sản lượng để cố gắng bù đắp nguồn cung than thiếu hụt.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Trung Quốc điều tiết giá nhiệt điện theo thị trường

Trung Quốc điều tiết giá nhiệt điện theo thị trường

Đây là bước đi đột phá của Trung Quốc, trong bối cảnh nước này đối mặt tình trạng thiếu điện trên diện rộng hiện đã ảnh hưởng tới 10 tỉnh của nước này.
Khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc, chuỗi cung ứng nguyên liệu của Việt Nam có bị gián đoạn?

Khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc, chuỗi cung ứng nguyên liệu của Việt Nam có bị gián đoạn?

Thiếu hụt nguồn điện tại Trung Quốc khiến các nhà máy phải cắt giảm sản lượng, đặt ra rủi ro mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn dĩ đã có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tại Việt Nam, thị trường nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc sẽ chịu tác động như thế nào từ tình trạng này?
Mất điện kéo dài đe dọa tới thị trường xe điện Trung Quốc

Mất điện kéo dài đe dọa tới thị trường xe điện Trung Quốc

Các chuyên gia cho biết, nhiều người Trung Quốc sẽ trì hoãn kế hoạch mua xe điện khi nhiều tỉnh thành đang trong tình trạng mất điện dài ngày.
Hà Nội đạt tiêu chí 'vùng xanh', người dân có cần xét nghiệm PCR?

Hà Nội đạt tiêu chí 'vùng xanh', người dân có cần xét nghiệm PCR?

Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế để thực hiện Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.
Bắc Kinh chỉ ra 'kẻ phản diện' cản trở nỗ lực kiềm chế giá năng lượng

Bắc Kinh chỉ ra 'kẻ phản diện' cản trở nỗ lực kiềm chế giá năng lượng

Áp lực từ mục tiêu giảm phát thải và giá than tăng mạnh khiến nguồn cung điện của Trung Quốc ngày càng căng thẳng. Bắc Kinh đã tìm ra "kẻ phản diện" cản trở những nỗ lực kiềm chế giá năng lượng: các ngành công nghiệp khát năng lượng, kém hiệu quả.
Startup hẹn hò Fika của Việt Nam vừa được rót thêm 1,6 triệu USD

Startup hẹn hò Fika của Việt Nam vừa được rót thêm 1,6 triệu USD

Fika, một ứng dụng hẹn hò có trụ sở tại Việt Nam, mới đây kêu gọi thành công 1,6 triệu USD trong vòng hạt giống (seed) do VNV Global dẫn dắt.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp