Vòng tài trợ do công ty đầu tư Sparx Group của Tokyo dẫn đầu, theo sau là các nhà đầu tư bao gồm CDIB Capital Group ở Đài Loan, công ty đầu tư GK Goh Holdings có trụ sở tại Singapore và TOP Ventures, chi nhánh đầu tư của Thai Oil Public Co. Ltd. Tháng 8 vừa qua, UnaBiz có mặt trong danh sách 100 To Watch của Forbes Châu Á.
Philippe Chiu, đồng sáng lập kiêm CTO của UnaBiz cho biết, startup 5 năm tuổi này có kế hoạch sử dụng quỹ để mở rộng hoạt động ở châu Á, châu Âu, Trung Đông, châu Phi. Trong đó, Nhật Bản là nơi thành phần dân số già đi nhanh chóng cần đẩy mạnh nhu cầu tự động hóa hơn bao giờ hết.
[Startup hẹn hò Fika của Việt Nam vừa được rót thêm 1,6 triệu USD]
Ông Chiu cho biết thêm, khoản tài trợ hướng tới đầu tư chiến lược công nghệ, đặc biệt tại khu vực châu Âu. Một trong những dịch vụ mà UnaBiz đang đầu tư là nền tảng dữ liệu UnaConnect, một dịch vụ chuyển dữ liệu được thu thập bởi các cảm biến IoT sử dụng trong nhà máy.
Hugh Ujhazy, lãnh đạo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của IDC cho biết, IoT đã mở rộng trong thời kỳ đại dịch do nhu cầu ngày càng gia tăng để theo kịp sản xuất, vận tải và tiện ích mà không cần quá nhiều sự hiện diện của con người.
Ujhazy cũng lưu ý rằng, sự tiếp nhận này “được thúc đẩy bởi nhu cầu thực hiện các hoạt động bảo trì định kỳ trong thời gian mà mọi người bị hạn chế di chuyển”, đồng thời cho biết thêm rằng cảm biến IoT cho phép việc kiểm tra định kỳ được sắp xếp hợp lý và các công ty chi tiêu hiệu quả.
Công ty khởi nghiệp với 70 nhân viên đang thực hiện dự án cơ sở hạ tầng đồng hồ đo khí từ xa lớn nhất của Nhật Bản, đội tàu chở bia tự động theo dõi lớn nhất ở Úc và New Zealand và một tổ chức giáo dục Singapore cần quản lý tòa nhà.
Trước đó, UnaBiz đã huy động được hơn 10 triệu USD trong vòng tài trợ Series A vào năm 2018 trong quá trình xây dựng thương hiệu bằng cách bán các gói phần mềm dịch vụ.
Anish Khajuria, nhà phân tích nghiên cứu của Counterpoint Research cho biết: “UnaBiz nổi tiếng với các cảm biến rẻ tiền và hiệu quả… áp dụng IoT trên quy mô lớn”.
Chiu lưu ý rằng các doanh nghiệp từ lâu đã hạn chế kết nối thiết bị, ô tô và tòa nhà thông qua IoT vì chi phí đắt đỏ, nhưng giờ đây họ có đủ khả năng để kết nối các thiết bị trên nhiều hệ thống mạng khác nhau.
Khajuria cho biết, đối với các nhà đầu tư, hiện là “thời điểm thích hợp” vì IoT “đang chuyển đổi sang kỷ nguyên của những thiết bị thông minh, sử dụng IoT đã cải thiện chất lượng cuộc sống và tiết kiệm tiền cho nhiều doanh nghiệp”.
Theo dự báo của Counterpoint, đến năm 2030, doanh thu từ IoT sẽ đạt tổng cộng 1,4 nghìn tỷ USD khi các nhà đầu tư đổ tiền vào công nghệ này. Tại châu Á, Khajuria cho biết thêm, rất nhiều quốc gia đã coi IoT trở thành “ưu tiên hàng đầu” và đầu tư cho các cơ sở hạ tầng liên quan. Công ty nghiên cứu thị trường IDC ước tính rằng 31 tỷ thiết bị công nghệ mới sẽ được triển khai ở Châu Á Thái Bình Dương vào năm 2028.