1. Khả năng duy trì thái độ tích cực
Khi điều hành doanh nghiệp, điều quan trọng mà bạn cần là một thái độ tích cực. Cách bạn ứng phó trước những thách thức và khó khăn sẽ phản ánh cách bạn kinh doanh. Điều này cũng ảnh hưởng đến cách nhân viên nhìn nhận bạn.
Nếu bạn thu mình lại ngay khi gặp thất bại, nhân viên và những người xung quanh sẽ không còn đặt niềm tin vào bạn. Có một thái độ tích cực cho phép bạn giải quyết các khó khăn, thử thách và tránh khỏi những phán xét mù mờ do cảm xúc tiêu cực mang lại.
=> Xem thêm: Năm 2021 nên mua cổ phiếu nào tiềm năng năng để đầu tư dài hạn?
2. Sự cởi mở đối với bất cứ điều gì
Giống như cuộc sống, chúng ta không thể đoán trước được công việc kinh doanh sẽ diễn ra như thế nào. Bạn cần phải chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra. Là một doanh nhân, bạn cần phải học cách chấp nhận cả mặt xấu lẫn mặt tốt mà cuộc sống hay hoàn cảnh mang lại và có khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Một ví dụ điển hình là chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trực tuyến để tiếp tục bán sản phẩm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay.
=> Xem thêm: Startup thế hệ thứ hai sẽ thay đổi cuộc chơi tại Đông Nam Á
3. Trí tò mò của một đứa trẻ
Doanh nghiệp vận hành được nhờ những hoạt động nhỏ nhất và bạn luôn muốn tìm hiểu xem các vị trí khác nhau trong doanh nghiệp hoạt động như thế nào. Khi bạn tìm hiểu về cách mọi thứ vận hành và nhìn chúng dưới các góc độ khác nhau, bạn có xu hướng trở nên tò mò và ham học hỏi. Sự tò mò và ham học hỏi này sẽ cho phép bạn đưa ra các giải pháp khác nhau cho những vấn đề liên quan tới công việc kinh doanh, ngay cả trước khi chúng xảy ra.
=> Xem thêm: Cô gái 25 tuổi xây dựng đế chế công nghệ nhờ cơ hội làm việc với Steve Jobs
4. Khả năng thuyết phục
Khả năng thuyết phục mọi người mua sản phẩm của bạn là một chuyện, nhưng thuyết phục nhân viên rằng các giải pháp của bạn có hiệu quả lại là một chuyện khác.
Đó là lý do tại sao khả năng thuyết phục người khác lại quan trọng đối với bất kỳ doanh nhân nào, cho dù đó là về bán hàng hay đề xuất giải pháp cho một vấn đề. Chìa khóa để thuyết phục mọi người là trở thành một người giao tiếp hiệu quả chứ không chỉ là bán hàng. Những người giao tiếp hiệu quả sẽ biết cách truyền tải quan điểm, thông điệp của mình trên các nền tảng, có thể là trên trang mạng xã hội, kênh YouTube hoặc blog.
=> Xem thêm: Đông Nam Á vừa có thêm một startup được định giá tỷ USD
5. Khả năng sáng tạo
Sự sáng tạo sẽ giúp bạn tìm ra cách giải quyết vấn đề từ nhiều góc độ, đặc biệt là đối với việc đổi mới sản phẩm và dịch vụ. Sự sáng tạo sẽ khiến việc kinh doanh phát triển hơn. Hãy nhớ rằng, rất nhiều công ty thành công trên thế giới không bắt đầu từ một sản phẩm.
=> Xem thêm: Bí quyết gọi vốn thành công hàng triệu USD của các startup
6. Khả năng tạo động lực cho bản thân
Một trong những ví dụ điển hình ở đây là Elon Musk. Ngoài việc có tất cả các đặc điểm được liệt kê ở bài viết này, Elon còn được biết đến là một doanh nhân tràn đầy nhiệt huyết, luôn sẵn sàng làm việc nhiều giờ trong tuần để hoàn thành công việc. Hãy nhìn cách SpaceX và Tesla đã phục hồi từ thất bại này đến thất bại khác và vẫn thành công.
Chăm chỉ thôi là chưa đủ, là một doanh nhân, bạn cần phải có khả năng tự động viên mình ngay cả khi tất cả dường như đã mất. Động lực của bản thân cũng bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ tích cực của bạn. Bạn càng nghĩ rằng bạn có thể vượt qua vấn đề, bạn càng dễ dàng thúc đẩy bản thân.
=> Xem thêm: Những thất bại đau đớn trong đầu tư của Warren Buffett
7. Sức bật tinh thần và sự bền bỉ
Doanh nghiệp không bao giờ không gặp khó khăn, thậm chí còn nhiều hơn thế trong đại dịch này. Nếu bạn kinh doanh trong đại dịch, bạn sẽ hiểu được điều này. Sẽ luôn có những ngày mà tất cả dường như mất hết, nhưng nếu bạn nghĩ đến việc từ bỏ, xin đừng.
Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, nạp năng lượng và đứng dậy trở lại để thử thêm một lần nữa. Sự bền bỉ và sức bật tinh thần khi đối mặt với nghịch cảnh là hai động lực lớn nhất để bạn thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào. Hãy nhìn Elon Musk, Steve Jobs, Bill Gates và Ray Kroc. Nếu họ từ bỏ bất cứ lúc nào trong hành trình kinh doanh, họ sẽ không thể thành công như bây giờ.
=> Xem thêm: Warren Buffett khởi nghiệp từ bán kẹo cao su lúc 6 tuổi, còn các tỷ phú khác thì sao?
8. Chịu trách nhiệm đối với mọi thứ có thể xảy ra
Việc chịu trách nhiệm thường là một thứ bị nhiều chủ doanh nghiệp bỏ qua hoặc lãng quên. Là một chủ doanh nghiệp, bạn phải hiểu rằng mọi thứ đang, và sẽ là lỗi của bạn.
Chính bạn là người sẽ đưa ra quyết định thực hiện điều này và điều kia, điều gì nên làm và điều gì không nên làm. Bạn không chỉ nắm quyền sở hữu mà còn phải chịu trách nhiệm đối với mọi thứ có thể xảy ra đối với doanh nghiệp, công ty của bạn. Khi bạn hiểu và nắm được những gì doanh nghiệp của mình đang gặp phải, bạn sẽ có động lực hơn để làm cho doanh nghiệp thành công hơn.
=> Xem thêm: SoftBank bất ngờ rót 200 triệu USD vào 1 startup Australia
9. Khả năng tiếp thu bất cứ điều gì
Thuyết phục mọi người về tầm nhìn và ý tưởng của doanh nghiệp bạn đã là một điều khó khăn, nhưng việc tiếp thu ý tưởng từ những người xung quanh lại là một điều khác. Là một doanh nhân, bạn phải học cách tiếp thu những nhận xét và phê bình đối với doanh nghiệp của mình. Một doanh nhân giỏi luôn tiếp thu những ý tưởng mới và những lời chỉ trích vì họ muốn công việc kinh doanh thành công. Nhiều khi họ trả tiền cho những người bên ngoài để có được nhận xét.
=> Xem thêm: 'Kỳ lân' cho thuê khách sạn giá rẻ hoạt động tại 35 quốc gia chuẩn bị kế hoạch IPO tỷ USD
10. Niềm đam mê và mong muốn giúp đỡ mọi người
Tôi chưa bao giờ gặp một chủ doanh nghiệp nào mà không đam mê công việc kinh doanh của mình. Trong thời đại ngày nay, tất cả các công việc kinh doanh là để giúp đỡ mọi người và tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của họ. Khi bạn đam mê, bạn thực sự có động lực để đưa ra các giải pháp và ý tưởng cho lĩnh vực của mình và cho những người xung quanh.
Niềm đam mê sẽ là động lực để doanh nghiệp tiến bước. Khi được thúc đẩy làm việc để theo đuổi mục tiêu lớn hơn, doanh nghiệp của bạn sẽ hoạt động tốt.
=> Xem thêm: Jeff Bezos rót vốn vào sàn thương mại điện tử của Indonesia
11. Khả năng đặt mình vào vị trí của người khác
Sự đồng cảm thường là một đặc điểm bị các chủ doanh nghiệp bỏ qua. Tôi đã gặp một số người không thực sự biết điều gì đang xảy ra với các nhân viên của mình vì họ không dành thời gian tìm hiểu điều này.
Tôi nhớ có câu chuyện về một lãnh đạo phòng nhân sự khiển trách một nhân viên vì người này không đạt được chỉ tiêu. Hàng tuần, người lãnh đạo phòng nhân sự đều gọi nhân viên này đi họp và nhắc nhở về những thiếu sót của anh ta. Tuy nhiên, người lãnh đạo này chưa bao giờ nghĩ ra giải pháp để giúp nhân viên này vì bản thân không hề dành thời gian để làm việc đó.
Chỉ đến khi một lãnh đạo khác của phòng nhân sự vào cuộc, công ty mới biết lý do tại sao người nhân viên này lại làm việc không hiệu quả như vậy. Hóa ra anh chàng này vừa ly hôn và không thể giành quyền nuôi con. Anh này vô gia cư và sống trong nhà của một người bạn. Sau đó, lãnh đạo phòng nhân sự đề nghị anh ấy nên nghỉ một vài tuần để sắp xếp mọi thứ và trở lại với một tinh thần phấn chấn mới để làm việc.
Bạn thấy đấy, chủ doanh nghiệp nên có sự đồng cảm với nhân viên của mình. Bạn không thể mong đợi doanh nghiệp tồn tại nếu không giúp đỡ nhân viên của mình.
=> Xem thêm: 10 lời khuyên đầu tư của Warren Buffett để trở nên giàu có