Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang tham gia tại cuộc họp chính sách tháng 7 cho biết, khả năng cao họ sẽ không xem xét việc giảm tốc đà tăng lãi suất cho đến khi tình trạng lạm phát giảm đáng kể.
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang tham gia tại cuộc họp chính sách tháng 7 cho biết, khả năng cao họ sẽ không xem xét việc giảm tốc đà tăng lãi suất cho đến khi tình trạng lạm phát giảm đáng kể.
Trong cuộc họp cuối tháng 7, các quan chức của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục thể hiện quyết tâm đưa lạm phát về ngưỡng mục tiêu 2%.
Thế nhưng, họ không đưa ra thông tin cụ thể nào về định hướng chính sách liên quan tới mức tăng lãi suất trong các cuộc họp tới bởi quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc phần nhiều vào các dữ liệu kinh tế tại thời điểm đó.
Trong khi đó, diễn biến trên thị trường dự báo Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,5% trong cuộc họp tháng 9 này.
Các thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) nhấn mạnh, 2,25 - 2,5% hiện là ngưỡng lãi suất trung lập. Tuy nhiên, một vài quan chức chia sẻ, việc tiếp tục siết chặt chính sách là hợp lý ở thời điểm hiện tại, điều này ám chỉ Fed có thể tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới.
Theo biên bản cuộc họp, các thành viên FOMC thống nhất rằng, quan điểm siết chặt chính sách cần được duy trì nhằm giúp Fed có thể đạt được mục tiêu quan trọng nhất là tối đa hóa số lượng người dân có việc làm và ổn định giá cả trong bối cảnh lạm phát đang ở ngưỡng kỷ lục.
Tài liệu mới được công bố cũng phản ánh ý tưởng rằng, một khi Fed cảm thấy thoải mái với lập trường chính sách của mình và nhận thấy chúng có tác động đến lạm phát, cơ quan này sẽ “kéo phanh” quá trình tăng lãi suất.
Chính quan điểm trên đã giúp chứng khoán Mỹ liên tục tăng điểm thời gian qua.
Xem thêm: FED sẽ tăng lãi suất tới đâu trong năm 2022 để kiềm chế lạm phát?
Biên bản cho biết: “Các thành viên đánh giá rằng, khi lập trường về chính sách tiền tệ được thắt chặt hơn nữa, Fed có thể tăng lãi suất chậm lại ở một thời điểm nào đó sau khi có những đánh giá toàn diện nhất về những ảnh hưởng của quá trình điều chỉnh chính sách tới hoạt động kinh tế và lạm phát".
Trái ngược quan điểm trên, bản tóm tắt cũng cho biết, một số người tham gia nhận định, có thể sẽ thích hợp để duy trì độ “siết” của chính sách như hiện tại trong thời gian dài để đảm bảo lạm phát chắc chắn trên con đường quay trở lại mức 2%.
Ngoài ra, các quan chức của Fed cũng nhấn mạnh quyết định chính sách lãi suất trong thời gian tới sẽ dựa trên dữ liệu kinh tế. Song song đó, họ thừa nhận hiện có rất ít dấu hiệu cho thấy lạm phát đang giảm
Chỉ số giá tiêu dùng không đổi trong tháng 7 nhưng đã tăng 8,5% so với một năm trước. Một dữ liệu quan trọng khác mà Fed rất quan tâm, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân, tăng 1% trong tháng 6 và 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, các nhà hoạch định chính sách lo ngại rằng bất kỳ dấu hiệu dao động nào từ Fed sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Mặc dù Fed đã mạnh tay tăng lãi suất thêm 0,75% trong hai cuộc họp gần đây nhưng thị trường chứng khoán vẫn liên tục đi lên với hy vọng Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ sớm tăng chậm hoặc cắt giảm lãi suất.
Kể từ giữa tháng 6, chỉ số Dow Jones tăng hơn 14%, S&P 500 tăng khoảng 15% và Nasdaq tăng hơn 20%.
Xem thêm: CPI Mỹ tăng ít hơn dự kiến, giảm gánh nặng lên vai Fed