Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tại Mỹ tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021, giảm đáng kể so với mức kỷ lục 9,1% được ghi nhận hồi tháng 6, phần lớn là nhờ giá xăng dầu giảm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tại Mỹ tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021, giảm đáng kể so với mức kỷ lục 9,1% được ghi nhận hồi tháng 6, phần lớn là nhờ giá xăng dầu giảm.
Cụ thể, giá năng lượng tháng 7 giảm 4,6% và giá xăng giảm 7,7%. Ở diễn biến khác, giá thực phẩm, chi phí nhà ở tăng lần lượt 1,1% và 0,5%. CPI cốt lõi, không tính giá năng lượng và thực phẩm, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm ngoái và 0,5% so với tháng 6.
Chỉ số lương thực tăng vọt, đưa mức tăng trong 12 tháng lên 10,9%, đánh dấu tốc độ tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/1979. Bơ tăng 26,4%, trứng nhảy vọt 38% và cà phê tăng hơn 20%.
Đối với lĩnh vực chứng khoán, thị trường ngay lập tức phản ứng tích cực sau khi các con số trên được công bố, với chỉ số Dow Jones tăng hơn 400 điểm, S&P 500 và Nasdaq lần lượt tăng gần 2% và 3%. Lợi suất trái phiếu Chính phủ giảm mạnh.
Aneta Markowska, nhà kinh tế trưởng tại Jefferies cho biết: “Mọi thứ đang đi đúng hướng. Đây là báo cáo chúng tôi đã mong đợi trong một thời gian khá dài”.
Xem thêm: Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo Fed có thể mắc sai lầm như những năm 1970
Trong khi lạm phát tiếp tục ở ngưỡng cao, GDP của Mỹ liên tục giảm trong hai quý liên tiếp, điều này dấy lên lo ngại kinh tế Mỹ rơi vào trạng thái lạm phát đình trệ. Một viễn cảnh kinh tế mà nhiều người gọi bằng thuật ngữ “hạ cánh cứng” - lạm phát cao, tăng trưởng thấp.
Phát biểu gần đây của một số quan chức Fed cho thấy cơ quan này có thể tăng lãi suất thêm 0,75% lần thứ ba liên tiếp trong năm nay vào kỳ họp tháng tới. Nhưng sau khi dữ liệu CPI được công bố, giới đầu tư đang dần nghiêng về phương án Fed tăng lãi suất thêm 0,5%.
Xem thêm: Người Mỹ gánh thêm khoản nợ 40 tỷ USD vào tháng 6