Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 7 đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm qua, phần lớn là do giá thịt lợn tăng cao. Thế nhưng, đà tăng này phần nào bị hạn chế trong bối cảnh chi tiêu tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp thấp.
Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 7 đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm qua, phần lớn là do giá thịt lợn tăng cao. Thế nhưng, đà tăng này phần nào bị hạn chế trong bối cảnh chi tiêu tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp thấp.
Cụ thể, theo Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nước này đã tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, giá thịt lợn bật tăng 20,2% trong tháng trước.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm xuống 4,2% trong tháng Bảy từ mức 6,1% của tháng 6 vừa qua. Nguyên nhân được xác định là do giá cả hàng hóa.
Lạm phát giá sản xuất, trong khi đó, giảm xuống 4,2% trong tháng Bảy từ mức 6,1% trong tháng Sáu do giá hàng hóa đang trong xu hướng giảm.
Trái ngược với các nền kinh tế lớn khác, lạm phát tiêu dùng ở Trung Quốc tương đối giảm trong năm nay do các chính sách kiểm soát chặt chẽ liên quan tới công tác phòng, chống Covid-19 và các đợt bùng phát nhỏ lẻ đã hạn chế chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Không những thế, những đợt bùng phát ca nhiễm tại nhiều địa phương kết hợp cuộc khủng hoảng bất động sản đã khiến sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc trở nên mong manh hơn bao giờ hết khi hoạt động nhà máy bị cắt giảm cũng như doanh số ngành bất động sản lao dốc.
Xem thêm: Giá thịt lợn kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tiếp tục tăng
Hơn nữa, giá thịt lợn tăng và kỳ vọng nền kinh tế mở cửa sau đại dịch được dự báo sẽ đẩy CPI của Trung Quốc tăng lên trong năm nay.
CPI cốt lõi, không bao gồm giá lương thực và năng lượng, hiện vẫn ở mức thấp là 0,8% trong tháng 7. Điều này phản ánh áp lực lạm phát từ nhu cầu thị trường không lớn, một trong những lực cản đối với kinh tế Trung Quốc thời gian gần đây.
NBS cho biết trong một tuyên bố kèm theo, sự gia tăng lạm phát của tháng 7 chủ yếu là do giá thịt lợn, rau tươi và các loại thực phẩm khác tăng cùng với các yếu tố mùa vụ. Giá lương thực nói chung đã tăng 6,3% trong tháng Bảy so với một năm trước; trong đó, giá thịt lợn - một yếu tố quan trọng trong giỏ hàng hóa tính lạm phát của Trung Quốc,ghi nhận mức tăng vắt năm đầu tiên kể từ tháng 9/2020.
Trái cây tươi và rau quả tăng lần lượt 16,9% và 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thủ tướng Li Keqiang cho biết tại một sự kiện với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp do Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức vào tháng trước: “Nếu chúng ta có thể giữ tỷ lệ thất nghiệp dưới 5,5% và mức tăng CPI ở mức dưới 3,5% trong cả năm, chúng ta có thể chứng kiến đà tăng trưởng cao hơn hoặc thấp nhẹ so với mục tiêu đề ra”.
Xem thêm: Vì sao giá thịt lợn tăng cao?