Đường xu hướng (Trendline) là một đường thẳng giúp các nhà đầu tư nhận định xu hướng giá trong một khoảng thời gian tương ứng. Trendline được tạo ra bằng cách nối hai hoặc nhiều điểm trên đồ thị lại với nhau.
Đường xu hướng (Trendline) là một đường thẳng giúp các nhà đầu tư nhận định xu hướng giá trong một khoảng thời gian tương ứng. Trendline được tạo ra bằng cách nối hai hoặc nhiều điểm trên đồ thị lại với nhau.
Đường xu hướng (tiếng Anh: Trendline) là đường nối giữa các đỉnh hoặc các đáy để diễn tả hướng đi hiện tại của giá. Đường xu hướng đại diện cho mức hỗ trợ và kháng cự quan sát được tại một khung thời gian bất kì. Nó thể hiện hướng di chuyển hiện tại và tốc độ của giá, và cũng được dùng để nhận biết các mẫu hình giá trong giai đoạn giá tăng/giảm.
Xu hướng là sự chuyển động của thị trường theo một hướng nhất định qua thời gian. Thị trường có 3 chiều xu hướng chính:
Xu hướng tăng (uptrend) là giai đoạn thị trường chuyển động tăng giá, được biểu thị bởi một loạt các đỉnh và các đáy cao hơn theo thời gian.
Xu hướng giảm (downtrend) là giai đoạn thị trường chuyển động giảm giá, được đặc trưng bởi một loạt các đỉnh và đáy thấp hơn theo thời gian.
Xu hướng đi ngang (sideways) là giai đoạn thị trường chuyển động trong một vùng giá nhất định, đỉnh sau = đỉnh trước, đáy sau = đáy trước.
=> Xem thêm: Lý thuyết Dow (Dow Theory) là gì? Cách áp dụng trong phân tích kỹ thuật
Xu hướng tăng hoặc Uptrend đề cập đến xu hướng giá di chuyển theo mô hình tăng. Thông thường, nếu giá có khả năng tăng lên, sẽ tạo ra lợi nhuận.
Đặc điểm của xu hướng tăng: Đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ hoặc cao mới cao hơn cao cũ; Điểm thấp mới cao hơn điểm thấp cũ hoặc thấp mới cao hơn mức thấp cũ.
=> Xem thêm: Mô hình giá tiếp tục (Continuation Pattern): Nhận biết và ứng dụng trong giao dịch
Xu hướng giảm là xu hướng giảm giá trong chuyển động giá. Thông thường, nếu giá dự kiến sẽ giảm, bán khống sẽ tạo lợi nhuận.
Đặc điểm của xu hướng giảm: Đỉnh mới dưới đỉnh cũ hoặc cao mới thấp hơn cao cũ; Điểm thấp mới dưới thấp cũ hoặc thấp mới thấp.
=> Xem thêm: Mô hình hòn đảo đảo chiều (Island Reversal): Nhận biết và ứng dụng trong giao dịch
Nhiều nhà giao dịch sẽ không giao dịch trong Sideway vì họ không biết xu hướng giá. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư có thể thu lợi từ sự không chắc chắn của xu hướng từ hỗ trợ/kháng cự.
=> Xem thêm: Sóng Elliott: Vận dụng lý thuyết sóng trong phân tích và giao dịch cổ phiếu
Các nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật thường dựa trên trend (xu hướng) giá của thị trường, điều này làm cho trendline (đường xu hướng) rất hiệu quả trong thực tiễn. Các nhà giao dịch có thể xác định xu hướng thị trường bằng các áp dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật khác nhau bao gồm cả đường trendline và chỉ báo kỹ thuật.
Ví dụ: Trendline thể hiện rõ ràng xu hướng giá hiện và chỉ báo đo cường độ tương đối (RSI) có thể dùng để đo độ mạnh của xu hướng. Nhiều nhà giao dịch luôn tâm niệm rằng “Xu hướng là bạn” trừ những nhà giao dịch theo phong cách giao dịch đảo chiều.
Ứng dụng của trend cũng có thể áp dụng cho các nhà đầu theo trường phái phân tích cơ bản khi họ thường xuyên chú ý đến tính hình kinh tế vĩ mô, vi mô, tin tức, doanh thu, thu nhập và các số liệu khác.
Ví dụ, nhà phân tích cơ bản có thể tìm thấy trend thu nhập trên mỗi cổ phiếu đang tăng hay giảm. Nếu thu nhập đã tăng trong 4 quý vừa qua, điều này thể hiện xu hướng tích cực, tuy nhiên nếu thu nhập giảm trong 4 quý vừa qua thì nó thể hiện xu hướng giảm.
=> Xem thêm: Những tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM
Cách phổ nhất để xác định xu hướng của thị trường đó là vẽ đường trendline bằng cách kết nối một loạt các mức cao hoặc thấp. Đường xu hướng (trendline) tạo ra các mức hỗ trợ, kháng cự quan trọng cho các biến động giá trong tương lai. Xu hướng giảm kết nối với một loạt các mức thấp và thấp hơn với nhau tạo ra ngưỡng cự quan trọng cho biến động giá.
Với xu hướng tăng thì sẽ nối các mức cao và cao hơn với nhau và tạo ra ngưỡng hỗ trợ. Ngoài kháng cự và hỗ trợ từ các đường xu hướng hiện tại, chúng ta còn có xu hướng lớn của thị trường.
Ví dụ trên cho thấy xu hướng giá tăng cùng với chỉ báo đo cường độ tương đối (RSI) cho thấy xu hướng giá đang rất mạnh. Khi xu hướng bắt đầu mất đi sức mạnh cùng với việc chỉ số RSI giảm, điều này dự đoán cho việc các nhà giao dịch bắt đầu thoát khỏi cổ phiếu này. Sự đổ vỡ của xu hướng tăng thể hiện sự thay đổi tiềm năng theo xu hướng dài hạn của thị trường.
Các nhà giao dịch cổ phiếu lâu năm có thể bán cổ phiếu của họ và chờ đợi một điểm vào tốt hơn, trong khi một số nhà giao dịch khác có thể tìm các vị trí giá thấp và mua vào rồi giữ trong dài hạn khi họ cho là cổ phiếu đã chạm đáy.