Dự án Five Star West Lake xây trên 'đất vàng' không qua đấu giá

Thứ sáu, 27/08/2021 | 16:03 Theo dõi CFĐT trên

Theo kết luận thanh tra, Dự án Five Star West Lake 167 Thụy Khuê do Công ty CP Quan hệ quốc tế Đầu tư Sản xuất (CIRI - thuộc Tập đoàn GFS) làm chủ đầu tư không được tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư, dẫn đến việc số tiền thu về cho ngân sách Nhà nước thấp.

Dự án Five Star West Lake 167 Thụy Khuê xây trên 'đất vàng' không qua đấu giá

Thanh tra Chính phủ (TTCP) mới đây đã có Thông báo Kết luận thanh tra một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay, việc chuyển đổi, chuyển nhượng, nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, nhà đất có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP. Hà Nội giai đoạn 2003 - 2016.

Theo kết luận trên, nhiều doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước khi đưa vị trí đất vào hợp tác liên doanh thành lập pháp nhân mới làm chủ đầu tư để chuyển mục đích sử dụng đất đã xác định giá trị lợi thế thương mại chưa sát với thị trường nên thu về số tiền thấp cho ngân sách. Trong đó có dự án 167 Thụy Khuê.

=> Xem thêm: Thanh tra Chính phủ 'khui' hàng loạt sai phạm tại dự án Kosy Sông Công

Dự án Five Star West Lake 167 Thụy Khuê xây trên 'đất vàng' không qua đấu giá (Ảnh: Internet)
Dự án Five Star West Lake 167 Thụy Khuê xây trên 'đất vàng' không qua đấu giá (Ảnh: Internet)

“Việc pháp luật không có quy định xác định lợi thế thương mại đối với giá trị quyền sử dụng đất cũng như việc đấu giá khi lựa chọn nhà đầu tư liên doanh, liên kết để chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án, đây là một trong những sơ hở chính sách gây thất thoát ngân sách nhà nước trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện dự án đất ở những vị trí đắc địa”, kết luận thanh tra nêu rõ.

Dự án 167 Thụy Khuê có tên đầy đủ là dự án Tổ hợp công trình văn phòng làm việc, kinh doanh thương mại và căn hộ cao cấp tại 167 Thụy Khuê (tên thương mại là dự án Five Star West Lake), do Công ty CP quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất (CIRI - thuộc Tập đoàn GFS) làm chủ đầu tư.

Đây là dự án được xây dựng trên diện tích 2.672m2 “đất vàng” trên phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) với 14 tầng nổi, 3 tầng hầm, gồm 32 căn hộ để ở và 38 căn hộ dịch vụ. Dự án có tổng kinh phí thực hiện 300 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án từ quý 3/2017 đến quý 2/2019 với số tiền sử dụng phải nộp là hơn 59 tỷ đồng.

Với vị trí đắc địa như vậy, một số chuyên gia bất động sản cho rằng sẽ có rất nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn cũng muốn sở hữu khu đất. Do vậy, nếu dự án được đấu giá lựa chọn nhà đầu tư khi chuyển mục đích sử dụng đất sẽ mang lại nguồn thu lớn hơn cho ngân sách.

Trước khi chuyển đổi mục đích đất, khu đất "vàng" 167 Thụy Khuê - 162 Hoàng Hoa Thám (quận Tây Hồ, Hà Nội) được giao cho Công ty Giầy Thụy Khuê thuê với mục đích sản xuất. Đến năm 2004, UBND TP. Hà Nội cho phép Công ty Giầy Thụy Khuê chuyển đổi mục đích sử dụng đất để liên doanh với Công ty CIRI thực hiện dự án.

Sau đó 2 năm, Công ty Giầy Thụy Khuê rút khỏi liên doanh. Đến năm 2011, UBND TP thu hồi đất 2.665m2 của Công ty Giầy Thụy Khuê giao cho chủ đầu tư mới thực hiện dự án.

Trước sự việc trên, ngày 16/8, Công ty CIRI đã có thông cáo báo chí phản hồi. Bằng thông cáo trên, Công ty CIRI cho rằng mình đã thực hiện đúng các quy định pháp luật về việc triển khai thực hiện dự án 167 Thụy Khuê, đồng thời dẫn chứng một số văn bản pháp lý để triển khai thực hiện dự án, gồm:

Công văn số 1691/UB-CN ngày 16/5/2004 về việc UBND TP. Hà Nội đồng ý để Công ty Giầy Thụy Khuê chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại 167 Thụy Khuê để thực hiện dự án đầu tư theo quy hoạch của thành phố; và liên doanh với Công ty CIRI để thực hiện dự án;

Công văn số 2207/UBND-CN ngày 26/5/2006 về việc chấp thuận để Công ty Giầy Thụy Khuê rút khỏi liên doanh và chuyển giao Công ty CIRI tiếp tục làm chủ đầu tư nghiên cứu thực hiện dự án;

Quyết định số 5174/QĐ-UBND ngày 5/10/2009 về việc phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước của Công ty Giầy Thụy Khuê theo Quyết định 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quyết định đưa cơ sở nhà đất tại 167 Thụy Khuê vào danh mục cơ sở nhà, đất bán tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Tuy nhiên, đại diện truyền thông doanh nghiệp từ chối cung cấp chi tiết các văn bản nêu trên cho cơ quan báo chí do "tính bảo mật thông tin".

=> Xem thêm: Thanh tra Chính phủ: Gần 4000 tỷ sai phạm trong chuyển đổi 'đất vàng' tại Hà Nội

Ông chủ đứng sau dự án là ai?

Ông Phạm Thành Công - Chủ tịch HĐQT Công ty CIRI
Ông Phạm Thành Công - Chủ tịch HĐQT Công ty CIRI

Công ty Cổ phần Quan hệ Quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) tiền thân là Trung tâm Quan hệ Quốc tế, thành viên của Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 8 (CIENCO 8), Bộ Giao thông Vận tải, được thành lập vào ngày 28/2/1997 và đã tiến hành cổ phần hóa năm 2005. CIRI hiện là pháp nhân trung tâm trong hệ sinh thái của Tập đoàn GFS.

Đến hết năm 2019, GFS có tổng cộng 12 đơn vị thành viên, hoạt động trong 3 lĩnh vực mũi nhọn là tài chính, xây dựng, năng lượng. Ngoài ra, tập đoàn cũng đầu tư vào một số lĩnh vực như bất động sản, khoa học - công nghệ, nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao.

Chủ tịch HĐQT của CIRI là ông Phạm Thành Công. Ông Công cũng đồng thời giữ chức danh lãnh đạo của nhiều đơn vị thành viên trong hệ thống Tập đoàn GFS như Công ty CP Đại Kim, Công ty TNHH Five Star Kim Giang, Công ty Cổ phần Phát triển Nông nghiệp GFS Việt Nam,…

Nhìn chung, Tập đoàn GFS nói chung và Công ty CIRI nói riêng bước chân vào lĩnh vực bất động sản tương đối muộn, bắt đầu từ năm 2014 với dự án Five Star Garden. Sau thành công của dự án này, GFS mở rộng đầu tư và hiện tại sở hữu thêm ít nhất 5 dự án nhà ở khác tại Thủ đô gắn liền với thương hiệu “Five Star”.

CIRI kinh doanh ra sao?

Là doanh nghiệp hạt nhân của Tập đoàn GFS, CIRI trực tiếp làm chủ đầu tư của nhiều dự án như Five Star Mỹ Đình, Five Star West Lake, Five Star Residence… Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này mấy năm qua có nhiều vấn đề đáng lưu tâm.

Theo VietnamFinance, trong giai đoạn 2017 – 2019, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của CIRI giảm liên tục, từ 631 tỷ đồng xuống 508 tỷ đồng rồi xuống 463 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp chỉ đạt: 7,7 tỷ đồng, 5,3 tỷ đồng và 3,6 tỷ đồng.

Trong khi đó, doanh thu tài chính của công ty lên tới hàng trăm tỷ đồng, lần lượt là: 378,8 tỷ đồng, 127,6 tỷ đồng và 127,8 tỷ đồng. Đây là khoản thu từ lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia.

Dù vậy, do doanh thu tài chính suy giảm liên tục, lãi trước thuế của CIRI sụt giảm mạnh từ 328,6 tỷ đồng xuống 68 tỷ đồng, rồi chỉ còn 10,4 tỷ đồng. Tính ra trong 3 năm, lãi trước thuế của công ty giảm hơn 30 lần.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy trong giai đoạn 2017 – 2019, dòng tiền kinh doanh của công ty chỉ dương vào năm 2017, còn 2 năm sau đó đều rơi vào tình trạng âm nặng, lần lượt là -278 tỷ đồng và -51 tỷ đồng.

Một điều đáng lưu ý trong cơ cấu tài sản của CIRI là tốc độ gia tăng chóng mặt của các khoản phải thu ngắn hạn, từ 322 tỷ đồng (2017) lên 1.205 tỷ đồng (2019), tức tăng gấp 4 lần. Trong vòng 3 năm, tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn trong tổng tài sản đã tăng từ 17,6% lên hơn 51%.

Về nguồn vốn, nợ phải trả của CIRI trong cùng giai đoạn trên tăng mạnh từ 1.283 tỷ đồng lên 1.707 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu tăng từ 541 tỷ đồng lên 646 tỷ đồng.

Do vốn chủ sở hữu tăng chậm hơn, trong khi nợ phải có giá trị rất lớn (chiếm 2/3 tổng tài sản tính đến 2019) nên D/E (hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu) của công ty ngày càng bị “đội” lên, từ 2,3 lần (năm 2017) lên 2,6 lần (năm 2019).

Chỉ xét riêng về nợ vay, tổng nợ vay của CIRI năm 2019 cũng đã đạt 1.058 tỷ đồng, gấp 1,6 lần vốn chủ sở hữu. Đây là một hệ số khá cao, ngay cả với những ngành thâm dụng vốn như bất động sản.

=> Xem thêm: Thanh tra Chính phủ: Kiến nghị thu hồi hơn 361,5 tỷ tiền sử dụng đất tại dự án Discovery Complex

Thanh Phong
Theo VnMedia.vn Copy
Dự án Dreamland Tây Hồ: Bộ Xây dựng 'bật đèn xanh' miễn giấy phép xây dựng sai quy định

Dự án Dreamland Tây Hồ: Bộ Xây dựng 'bật đèn xanh' miễn giấy phép xây dựng sai quy định

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng tổ chức kiểm điểm trách nhiệm trong việc hướng dẫn Công ty cổ phần đầu tư An Lộc được miễn giấy phép xây dựng công trình không đúng quy định tại Dự án Dreamland Tây Hồ - 107 Xuân La.
Thanh tra Chính phủ: Kiến nghị thu hồi hơn 361,5 tỷ tiền sử dụng đất tại dự án Discovery Complex

Thanh tra Chính phủ: Kiến nghị thu hồi hơn 361,5 tỷ tiền sử dụng đất tại dự án Discovery Complex

Mới đây, Thanh tra Chính phủ vừa kiến nghị thu hồi số tiền hơn 361,5 tỷ đồng tiền sử dụng đất tại dự án Discovery Complex (do Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Cầu Giấy - công ty thành viên của Kinh Đô TCI Group làm chủ đầu tư) vì tự ý chuyển mục đích sử dụng đất chưa đúng quy định của pháp luật.
Thanh tra Chính phủ: Gần 4000 tỷ sai phạm trong chuyển đổi 'đất vàng' tại Hà Nội

Thanh tra Chính phủ: Gần 4000 tỷ sai phạm trong chuyển đổi 'đất vàng' tại Hà Nội

Thanh tra Chính phủ vừa công bố hàng loạt sai phạm của các cơ quan quản lý thuộc UBND TP. Hà Nội, Bộ Xây dựng và chủ đầu tư trong việc đầu tư, xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội. Đáng chú ý, sai phạm về tài chính ở các dự án chuyển mục đích sử dụng đất được phát hiện lên đến gần 4.000 tỷ đồng.
Bộ Công an chính thức triển khai phần mềm quản lý công dân vùng dịch

Bộ Công an chính thức triển khai phần mềm quản lý công dân vùng dịch

Ngày 11/8, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an đã tổ chức Họp báo công bố chính thức việc triển khai phần mềm quản lý công dân vùng dịch phạm vi toàn quốc trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đề xuất giảm phí lưu container, lưu kho, lưu bãi hàng hóa hỗ trợ doanh nghiệp

Đề xuất giảm phí lưu container, lưu kho, lưu bãi hàng hóa hỗ trợ doanh nghiệp

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chịu tác động của dịch Covid-19, Bộ Công Thương đang đề xuất giảm phí lưu container, lưu kho, lưu bãi cho hàng hóa ở cảng biển và các Trung tâm logistics cho các doanh nghiệp.
Cathie Wood - 'Gương mặt vàng' trong làng đầu tư thích đi ngược truyền thống

Cathie Wood - 'Gương mặt vàng' trong làng đầu tư thích đi ngược truyền thống

Luôn khao khát một phương pháp đầu tư mới, ở tuổi U70, nhà quản lý quỹ nổi tiếng Cathie Wood dám đặt cược vào những lĩnh vực rất mới như các doanh nghiệp năng lượng tái sinh, thăm dò vũ trụ, và tiền kỹ thuật số.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm 'xương máu' về BĐS

Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm "xương máu" về BĐS

Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.
Cafe Khởi nghiệp