Dự án Dreamland Tây Hồ: Bộ Xây dựng 'bật đèn xanh' miễn giấy phép xây dựng sai quy định

Thứ tư, 28/07/2021 | 21:47 Theo dõi CFĐT trên

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng tổ chức kiểm điểm trách nhiệm trong việc hướng dẫn Công ty cổ phần đầu tư An Lộc được miễn giấy phép xây dựng công trình không đúng quy định tại Dự án Dreamland Tây Hồ - 107 Xuân La.

Dự án Dreamland Tây Hồ: Bộ Xây dựng ‘chỉ đường’ miễn giấy phép xây dựng sai quy định cho An Lộc (Ảnh: Báo Giao Thông)
Dự án Dreamland Tây Hồ: Bộ Xây dựng ‘chỉ đường’ miễn giấy phép xây dựng sai quy định cho An Lộc (Ảnh: Báo Giao Thông)

Theo kết luận thanh tra, Công ty cổ phần đầu tư An Lộc (Công ty An Lộc) - chủ đầu tư dự án, đã khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện theo quy định.

Cụ thể, cơ quan thanh tra phát hiện dự án Tổ hợp khách sạn, thương mại, văn phòng và nhà ở thấp tầng tại 107 đường Xuân La - Dreamland Xuân La, khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện theo quy định như: Dự án chưa được bàn giao hồ sơ mốc giới giao đất tại thực địa; chưa có quyết định phê duyệt thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chủ đầu tư chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, chưa có giấy phép xây dựng; xây dựng Khu nhà thấp tầng 46 căn, vượt 06 căn so với quy định tổng mặt bằng được duyệt, vi phạm Khoản 4 Điều 12, Khoảng 3 Điều 170 Luật đất đai 2013; Khoản 2, Khoản 4 Điều 12, Khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014.

=> Xem thêm: Thanh tra Chính phủ: Gần 4000 tỷ sai phạm trong chuyển đổi 'đất vàng' tại Hà Nội

Đáng chú ý, tại dự án này, Thanh tra Chính phủ phát hiện Bộ Xây dựng có Văn bản số 13/BXD-HĐXD ngày 17/01/2017 hướng dẫn Công ty cổ phần đầu tư An Lộc thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng đối với Khu nhà ở thấp tầng của dự án là không phù hợp với quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, vì bản vẽ tổng mặt bằng và phương án kiến trúc theo quy định không phải là quy hoạch chi tiết 1/500.

Trước hàng loạt sai phạm trên, Cơ quan thanh tra kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng tổ chức kiểm điểm trách nhiệm trong việc hướng dẫn Công ty cổ phần đầu tư An Lộc được miễn giấy phép xây dựng công trình không đúng quy định tại Dự án 107 Xuân La.

Tổng Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng giao Chủ tịch UBND TP. Hà Nội xem xét, xử lý đối với 6 căn nhà ở thấp tầng do chủ đầu tư xây dựng vượt so với quy hoạch được duyệt, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục về đầu tư xây dựng theo quy định.

=> Xem thêm: Thanh tra Chính phủ: Kiến nghị thu hồi hơn 361,5 tỷ tiền sử dụng đất tại dự án Discovery Complex

Trước đó, vào tháng 5/2017, Đội Thanh tra xây dựng quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trên.

Cũng trong tháng 5, UBND phường Xuân Tảo (quận Bắc Từ Liêm) đã có Quyết định số 97/QĐ-UBND đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị.

Dự án Dream Land Tây Hồ có quy mô 16.065m2, do Liên danh Công ty cổ phần đầu tư An Lộc và Công ty cổ phần đầu tư xây lắp thương mại và dịch vụ làm chủ đầu tư. 

Công ty An Lộc được thành lập năm 2007 với vốn điều lệ 68 tỷ đồng, do ba cổ đông sáng lập gồm: Cù Đức Đốc, Nguyễn Thượng Cầm và Bùi Thị Mỵ. Tuy nhiên, đến tháng 5/2018, cả ba cổ đông này đều thoái sạch vốn.

Sau đó, Công ty An Lộc ủy quyền thực hiện dự án cho Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Vinaland và Công ty cổ phần BIC Việt Nam làm đơn vị quản lý và tiếp thị sản phẩm.

=> Xem thêm: Thanh tra Chính phủ 'khui' hàng loạt sai phạm tại dự án Kosy Sông Công

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Thanh tra Chính phủ: Kiến nghị thu hồi hơn 361,5 tỷ tiền sử dụng đất tại dự án Discovery Complex

Thanh tra Chính phủ: Kiến nghị thu hồi hơn 361,5 tỷ tiền sử dụng đất tại dự án Discovery Complex

Mới đây, Thanh tra Chính phủ vừa kiến nghị thu hồi số tiền hơn 361,5 tỷ đồng tiền sử dụng đất tại dự án Discovery Complex (do Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Cầu Giấy - công ty thành viên của Kinh Đô TCI Group làm chủ đầu tư) vì tự ý chuyển mục đích sử dụng đất chưa đúng quy định của pháp luật.
Thanh tra Chính phủ: Gần 4000 tỷ sai phạm trong chuyển đổi 'đất vàng' tại Hà Nội

Thanh tra Chính phủ: Gần 4000 tỷ sai phạm trong chuyển đổi 'đất vàng' tại Hà Nội

Thanh tra Chính phủ vừa công bố hàng loạt sai phạm của các cơ quan quản lý thuộc UBND TP. Hà Nội, Bộ Xây dựng và chủ đầu tư trong việc đầu tư, xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội. Đáng chú ý, sai phạm về tài chính ở các dự án chuyển mục đích sử dụng đất được phát hiện lên đến gần 4.000 tỷ đồng.
Sai phạm hơn 43 tỷ đồng tại Dự án xe buýt nhanh BRT Hà Nội, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra nếu không thu hồi được tiền

Sai phạm hơn 43 tỷ đồng tại Dự án xe buýt nhanh BRT Hà Nội, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra nếu không thu hồi được tiền

Trong tổng số tiền sai phạm hơn 43,5 tỷ đồng, Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND TP Hà Nội thu hồi hơn 42,4 tỉ đồng tại một gói thầu trong dự án buýt nhanh BRT. Nếu liên danh Công ty Thiên Thành An không thực hiện hoàn trả tiền, chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật
Một cá nhân bị phạt gần 1 tỷ đồng vì mua bán 'chui' cổ phiếu VPB

Một cá nhân bị phạt gần 1 tỷ đồng vì mua bán 'chui' cổ phiếu VPB

Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) vừa ban hành quyết định xử phạt gần 1 tỷ đồng đối với một cá nhân do mua bán "chui" cổ phiếu VPB của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/7/2021: Thị trường tiếp tục thăm dò vùng 1.275 - 1.280 điểm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/7/2021: Thị trường tiếp tục thăm dò vùng 1.275 - 1.280 điểm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/7/2021: Dòng tiền hôm nay là điểm đáng chú ý nhất khi giảm mạnh và thấp nhất kể từ đầu tháng hai đến giờ. Ngoài ra, khối ngoại giải ngân yếu cũng cho thấy thị trường đang trong trạng thái thăm dò lực cung, cầu quanh vùng giá này.
Hà Nội: Áp dụng biện pháp mạnh hơn Chỉ thị 17 tại địa bàn nguy cơ cao

Hà Nội: Áp dụng biện pháp mạnh hơn Chỉ thị 17 tại địa bàn nguy cơ cao

Các địa bàn nguy cơ cao trong TP Hà Nội được áp dụng biện pháp mạnh hơn Chỉ thị 17 của Thành phố; các địa bàn chưa có F0 tăng cường phòng chống, tạo thành các “vùng xanh” trong Thành phố….
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Cafe Khởi nghiệp