Dự báo: Du lịch toàn cầu chưa thể phục hồi hoàn toàn trước năm 2024

Thứ tư, 19/01/2022 | 19:30 Theo dõi CFĐT trên
Du lịch toàn cầu chưa thể phục hồi hoàn toàn trước năm 2024
Du lịch toàn cầu chưa thể phục hồi hoàn toàn trước năm 2024

Theo báo cáo mới công bố của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), ngành du lịch toàn cầu năm 2021 không có cải thiện đáng kể so với năm 2020 khi tất cả các chỉ số đều vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch. Nhiều chuyên gia du lịch dự báo ngành du lịch toàn cầu sẽ chưa thể phục hồi hoàn toàn trước năm 2024.

"Lượng khách đi du lịch toàn cầu năm 2021 tăng 4% so với năm 2020 (415 triệu so với 400 triệu). Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế ở qua đêm vẫn thấp hơn 72% so với năm 2019 - thời điểm trước đại dịch", Reuters dẫn số liệu từ báo cáo của UNWTO.

"2020 là năm tồi tệ nhất từng được ghi nhận với ngành du lịch khi lượng khách quốc tế giảm tới 73%".

Năm 2020, ngành du lịch chịu cú sốc lớn khi đại dịch Covid-19 bùng phát khiến các chính phủ phải triển khai biện pháp phong tỏa và hạn chế nghiêm ngặt nhằm kiểm soát dịch bệnh và người dân toàn cầu phải hạn chế các hoạt động.

Tới nửa sau năm 2021, khi tỷ lệ tiêm vắc xin tăng lên và các nước nới lỏng dần các hạn chế đi lại, ngành du lịch đã có sự phục hồi nhẹ. Tuy nhiên, sự xuất hiện và lây lan của biến thể Omicron từ cuối tháng 11 lại giáng một đòn mạnh khác vào ngành này, ảnh hưởng tới cả lượng đặt dịch vụ lẫn tâm lý du khách.

"Tốc độ phục hồi vẫn rất thấp và không đồng đều ở các khu vực trên thế giới do sự khác nhau về mức độ hạn chế đi lại, tỷ lệ tiêm chủng và tâm lý tự tin của du khách”, báo cáo của UNWTO viết.

Theo báo cáo, khu vực châu Âu phía Nam Địa Trung Hải, Trung Mỹ và Caribbe ghi nhận sự gia tăng du khách lớn nhất so với năm 2020, nhưng vẫn lần lượt thấp hơn 54%, 56% và 37% so với năm 2019.

Sự xuất hiện và lây lan của biến thể Omicron từ cuối tháng 11/2021 đã giáng thêm một đòn mạnh nữa vào ngành du lịch thế giới
Sự xuất hiện và lây lan của biến thể Omicron từ cuối tháng 11/2021 đã giáng thêm một đòn mạnh nữa vào ngành du lịch thế giới

Trong khi đó, lượng du khách tại Trung Đông và châu Á Thái Bình Dương tiếp tục giảm trong năm 2021, xuống mức thấp hơn lần lượt 79% và 94% so với năm 2019 do các điểm đến du lịch vẫn tiếp tục phải đóng cửa.

Báo cáo của UNWTO cho biết tổng sản phẩm trực tiếp của ngành du lịch toàn cầu năm 2021 đã tăng 19% so với năm 2020 lên mức 1.900 tỷ USD nhờ việc du khách có xu hướng chi tiêu nhiều hơn và lưu trú lâu hơn. Tuy nhiên, doanh thu của ngành này vẫn chỉ bằng khoảng 50% so với năm 2019 (3.500 tỷ USD).

Theo khảo sát với các chuyên gia ngành du lịch của UNWTO vào tháng 12/2021, 64% người được hỏi dự báo phải từ năm 2024 trở đi ngành du lịch mới có thể phục hồi hoàn toàn – tăng từ tỷ lệ 45% trong cuộc khảo sát hồi tháng 9 năm ngoái (thời điểm Omicron chưa xuất hiện).

"Sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 gần đây và biến thể Omicron được dự báo sẽ gây gián đoạn cho sự phục hồi của ngành du lịch và ảnh hưởng tới tâm lý du khách vào đầu năm 2022, khi một số quốc gia đã tái áp dụng các lệnh cấm đi lại và hạn chế nhập cảnh với một số nước”, báo cáo của UNWTO nhận định.

Tại châu Á, đợt bùng phát dịch bệnh mới do biến thể Omicron ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch mở cửa của nhiều quốc gia, trong đó có Thái Lan. Quốc gia Đông Nam Á đặt ra các kế hoạch mở lại đầy tham vọng nhằm "cứu" ngành du lịch sau hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Tuy nhiên, các kế hoạch này đang phải tạm dừng hoặc hoãn triển khai.

Hội đồng Du lịch Thái Lan (TCT) dự báo việc tiếp tục tạm dừng chương trình đón khách miễn cách ly “Test & Go” có thể khiến ngành du lịch nước này thiệt hại ít nhất 7 tỷ baht chỉ trong tháng 1/2022.

Bên cạnh đó, tương lai không rõ ràng của chương trình “Test & Go” không chỉ gây ra tác động ngắn hạn đến lượng khách du lịch mà còn ảnh hưởng đến niềm tin du lịch ở Thái Lan, do đó sẽ mất thêm nhiều thời gian để phục hồi. Sự thay đổi đột ngột về kế hoạch mở cửa ngay trong mùa cao điểm được cho là sẽ tác động trực tiếp tới cơ hội của ngành du lịch Thái Lan trong cả năm 2022.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Sau 2 năm đại dịch Covid-19, ngành du lịch đã thay đổi ra sao?

Sau 2 năm đại dịch Covid-19, ngành du lịch đã thay đổi ra sao?

Sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, ngành du lịch cuối cùng cũng có dấu hiệu phục hồi trở lại - ngay cả khi sự xuất hiện của biến thể Omicron Covid-19 khiến một số quốc gia phải thắt chặt hoạt động đi lại.
Biến thể Omicron dập tắt kế hoạch trở lại của ngành du lịch toàn cầu

Biến thể Omicron dập tắt kế hoạch trở lại của ngành du lịch toàn cầu

Các doanh nghiệp du lịch chỉ vừa mới tìm được chỗ đứng sau gần 2 năm bị tàn phá bởi đại dịch COVID-19 đang lại trở nên khó khăn khi các quốc gia dựng lên những rào cản mới để hạn chế di chuyển trong nỗ lực ngăn chặn biến chủng Omicron.
Ngành du lịch toàn cầu thiệt hại 2,4 nghìn tỷ USD trong năm 2021 vì đại dịch Covid-19

Ngành du lịch toàn cầu thiệt hại 2,4 nghìn tỷ USD trong năm 2021 vì đại dịch Covid-19

Theo một báo cáo vừa công bố, sự gục ngã của ngành du lịch toàn cầu do đại dịch Covid-19 có thể gây thiệt hại tới 2,4 nghìn tỷ USD trong năm 2021.
Sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt hành chính lĩnh vực chứng khoán

Sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt hành chính lĩnh vực chứng khoán

Theo quy định mới tại Nghị định 128/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành mới đây, một số nhóm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán sẽ bị tăng mức phạt tiền như: không thông báo tỉ lệ sở hữu nước ngoài tối đa, không thực hiện thông báo tỉ lệ sở hữu nước ngoài tối đa hoặc về thay đổi tỉ lệ sở hữu nước ngoài tối đa, hành vi vi phạm quy định về báo cáo…
Tỷ phú công nghệ Mỹ - Elon Musk lo ngại vì bị chia sẻ lịch trình lên mạng

Tỷ phú công nghệ Mỹ - Elon Musk lo ngại vì bị chia sẻ lịch trình lên mạng

Elon Musk cho biết việc một số tài khoản đưa thông tin về lịch trình di chuyển của ông trên mạng xã hội đang "trở thành vấn đề an ninh".
Microsoft 'chơi lớn', rút 69 tỷ USD để thực hiện thương vụ thâu tóm lớn nhất lịch sử làng công nghệ

Microsoft 'chơi lớn', rút 69 tỷ USD để thực hiện thương vụ thâu tóm lớn nhất lịch sử làng công nghệ

Microsoft vừa tuyên bố sẽ mua lại công ty phát hành game video Activision Blizzard với giá khoảng 69 tỷ USD. Với mức giá như vậy, đây sẽ là thương vụ kỷ lục trong ngành công nghệ Mỹ.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp