Cảng biển tắc nghẽn, doanh nghiệp vận tải Trung Quốc đua nhau báo lãi lớn

Thứ bảy, 04/09/2021 | 10:42 Theo dõi CFĐT trên

Trong bối cảnh công suất eo hẹp, thiếu hụt container ở các thị trường trọng điểm và hoạt động của một số cảng lớn bị gián đoạn, các tập đoàn vận tải biển hàng đầu Trung Quốc và Hong Kong đang đua nhau báo lãi lớn.

van-tai-bien

Giá cước vận tải tăng phi mã

Chỉ số vận tải hàng hóa bằng container của Trung Quốc đạt trung bình 2.066,64 điểm trong nửa đầu năm nay, tăng phi mã 133,9% so với một năm trước và cao hơn 92,4% so với nửa cuối năm 2020. 

Chỉ số Baltic Dry Index, một thang đo quốc tế về cước vận chuyển hàng rời, dao động quanh mức 4.132 điểm vào ngày 1/9, gần mức đỉnh 11 năm.

Ông Xu Lirong, Chủ tịch của Orient Overseas (OOCL), chi nhánh Hong Kong của COSCO Shipping, cho rằng giá cước vận tải tăng cao chưa từng có bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trong đó, "tắc nghẽn cảng, thời tiết xấu, tranh chấp lao động, thiếu nhân lực, sự cố kênh đào Suez, thiếu công suất vận tải bằng đường sắt, thiếu container ở các thị trường quan trọng, giãn cách tại các cảng, cách ly tế trong đội tàu và nhiều khó khăn khác" là lý do chính.

Riêng đối với OOCL, doanh thu trong nửa đầu năm 2021 tăng hơn hai lần so với cùng kỳ năm ngoái lên 6,98 tỷ USD và lợi nhuận ròng nhảy vọt 28 lần lên 2,81 tỷ USD.

Niềm vui lãi lớn cũng xuất hiện ở những tập đoàn khác. A.P. Moller-Maersk, đối thủ hàng đầu của COSCO Shipping, báo cáo doanh thu 6 tháng đầu năm nhích khoảng 44% lên 26,66 tỷ USD, trong khi lợi nhuận ròng bật tăng gần 10 lần lên 6,4 tỷ USD.

Doanh thu của Pacific Basin Shipping - một hãng vận tải hàng khô rời có trụ sở tại Hong Kong, tăng 68% trong nửa đầu năm lên 1,14 tỷ USD. Đáng chú ý, sau khi ghi nhận khoản lỗ ròng 222,4 triệu USD vào nửa đầu năm 2020, Pacific Basin đã báo lãi ròng 160,1 triệu USD trong 6 tháng đầu của năm nay.

Ông Mats Berglund, người vừa từ chức CEO vào cuối tháng 7, gọi đây là kết quả nửa đầu năm tốt nhất của Pacific Basin trong 13 năm qua.

Các doanh nghiệp "ăn theo" cũng báo lãi

Các công ty vận hành cảng biển, dịch vụ logistics và đường sắt cũng công bố lãi lớn.

COSCO Shipping Ports đang quản lý 357 bến tàu tại 36 cảng biển trên toàn thế giới. Doanh nghiệp này cho biết doanh thu nửa đầu năm 2021 tăng 25% lên 564,9 triệu USD nhờ tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển.

Chủ tịch Zhang Dayu của COSCO Shipping Ports nói rằng dù chi phí neo đậu chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu của công ty, khoản thu này ở "một số cảng đã tăng hai chữ số hoặc thậm chí cao hơn".

Ông Zhang muốn nắm bắt cơ hội mới để điều hướng thêm hàng hóa đến cảng của COSCO Shipping Ports trong quý 3/2021. Ngoài ra, vị Chủ tịch còn muốn tiếp tục tăng phí xếp dỡ hàng trong nửa cuối năm nay sau khi ghi nhận kết quả khả quan trong nửa đầu năm.

Tương tự, doanh thu của Kerry Logistics Network ­- một hãng dịch vụ logistics, nhảy vọt 68% lên 4,71 tỷ USD trong khi lợi nhuận ròng tăng hơn ba lần lên hơn 434 triệu USD.

Theo bà Vic Cheung, CEO của Kerry Logistics, cảng biển trên khắp thế giới không bị phong tỏa cũng bị tắc nghẽn, khó khăn chồng chất. Khi các cảng trong lộ trình gặp sự cố, công ty sẽ chuyển hướng tàu container đến các cảng gần nhất.

Các nhà cung cấp dịch vụ khác như Sinotrans của nhà nước Trung Quốc cũng hưởng lợi từ tình trạng nghẽn ứ tại nhiều cảng biển trên toàn cầu. Trong 6 tháng đầu năm nay, doanh thu của Sinotrans bật tăng 55% lên 9,5 tỷ USD và lợi nhuận ròng tăng 78% lên hơn 334 triệu USD.

Một số công ty vận hành đường sắt cũng gặt hái thành công, dù mức tăng không cao bằng những doanh nghiệp trên. Chẳng hạn, doanh thu của Guangshen Railway nhích khoảng 30% lên gần 1,5 tỷ USD và lợi nhuận ròng đạt 661.000 USD. Nửa đầu năm ngoái, công ty này báo lỗ ròng 95 triệu USD.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, dịch vụ chuyên chở hành khách giữa Hong Kong và Trung Quốc đại lục bị gián đoạn nên Guangshen Railway đã chuyển đổi các toa tàu chở khách thành tàu chở hàng. Doanh thu vận chuyển hàng hóa nhờ đó tăng 35% lên gần 155 triệu USD.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Ngành vận tải biển vật lộn với tình trạng thiếu tàu container

Ngành vận tải biển vật lộn với tình trạng thiếu tàu container

Hoạt động vận tải biển đã bị ngắt quãng nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng COVID-19, song hiện đang phục hồi và dẫn tới sự bùng nổ số đơn hàng mua tàu mới trong bối cảnh ngành này gặp nhiều khó khăn vì tình trạng thiếu tàu container.
Giá cước vận tải biển tăng phi mã, gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp

Giá cước vận tải biển tăng phi mã, gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp

Cước vận tải biển tăng kỷ lục, lên mức gần 20.000 USD/container, tiếp tục gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đứng trước nguy cơ lỗ do cước vận tải biển tăng vọt

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đứng trước nguy cơ lỗ do cước vận tải biển tăng vọt

Giá cước vận tải biển tăng cao và tình trạng thiếu container rỗng khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó do chi phí phát sinh lớn. Theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu năm đến nay, giá cước vận tải liên tục tăng cao, có nơi tăng gần gấp 6 lần.
5 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đất đai

5 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đất đai

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố danh sách các thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của bộ, có hiệu lực thi hành từ ngày 30/8/2021.
Giá Bitcoin hôm nay (mới nhất 4/9): Bitcoin bật tăng mạnh mẽ

Giá Bitcoin hôm nay (mới nhất 4/9): Bitcoin bật tăng mạnh mẽ

Giá Bitcoin hôm nay (mới nhất 4/9): Bitcoin tăng 2,42%, ghi nhận giao dịch quanh ngưỡng 49.769.31 USD. Nhiều altcoin tăng giá. Thị trường ngập sắc xanh.
Sáng 4/9: Hà Nội ghi nhận 06 ca mắc Covid-19 mới

Sáng 4/9: Hà Nội ghi nhận 06 ca mắc Covid-19 mới

Theo Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 3/9 đến 6h sáng ngày 4/9, trên địa bàn Thủ đô ghi nhận thêm 06 ca mắc Covid-19 mới đều đã được cách ly.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp