Đầu tư vàng từ trước đến nay luôn được hầu hết mọi người tham gia bởi lợi nhuận từ biến động giá mà nó đem lại là vô cùng lớn.
Đầu tư vàng từ trước đến nay luôn được hầu hết mọi người tham gia bởi lợi nhuận từ biến động giá mà nó đem lại là vô cùng lớn.
Từ cổ chí kim, vàng luôn là kim loại có giá trị quý và thường được áp dụng vào thị trường trang sức phụ kiện và cũng là một kênh đầu tư khá an toàn.
Đầu tư vàng được hiểu đơn giản là mua vàng và kiếm lời từ sự biến động của giá vàng.
Ngày trước, giao dịch vàng lấy lãi chỉ xảy ra một chiều, có nghĩa rằng nếu vàng tăng giá thì người nắm giữ vàng sẽ tung ra thị trường và bán, sau đó thu lợi nhuận từ khoản chênh lệch này. Tuy nhiên với sự phát triển đa dạng như ngày nay, đầu tư vàng đã có nhiều hình thức hơn như tích trữ vàng miếng, mua trang sức bằng vàng hoặc thậm chí đầu tư vàng qua hình thức trực tuyến.
Xem thêm: Thời hạn tín dụng (Credit Period) và các cơ sở xác định
Đầu tiên, tính thanh khoản khi đầu tư vàng là ưu điểm thứ nhất mà hầu hết ai tham gia thị trường này đều hiểu rõ. Nguyên nhân là vì vàng hoàn toàn có thể chuyển thành tiền tại bất cứ đâu trên thế giới và có tính thanh khoản, độ phổ biến rất cao gần như chỉ sau tiền mặt.
Đầu tư vàng sẽ giúp các nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng như giảm thiểu được rủi ro bởi vàng thường có biến động ngược chiều so với thị trường chứng khoán và tiền tệ.
Ngoài ra giá trị của vàng luôn được giữ qua từng thời kỳ, thậm chí giá vàng giảm thì giá trị cơ bản của nó cũng không có sự thay đổi nhiều, nguyên do phần nhiều là một lượng vàng nhất có bản chất là hàng hóa.
Đặc biệt, vàng là hàng hóa có tính quốc tế do đó vàng không bị tác động bởi những biến động từ chính trị hay thị trường chứng khoán.
Khái niệm thu nhập thụ động không tồn tại khi đầu tư vàng và vàng cũng không cho nhà đầu tư khoản lãi hay cổ tức trái phiếu như thị trường chứng khoán.Và nếu vàng được mua ở dạng giấy tờ có giá trị thì phải được lưu trữ và có bảo hiểm.
Như trên đã nhắc tới việc vàng không bị tác động bởi những biến động từ chính trị nhưng giá vàng tại Việt Nam lại bị chịu ảnh hưởng khá nhiều từ Chính sách điều hành thị trường của Chính phủ.
Dù đầu tư vàng được hiểu đơn giản là mua vàng và kiếm lời từ sự biến động của giá vàng nhưng quá trình đầu tư lại cần nhiều phương pháp phân tích cũng như cân nhắc tới nhiều biến số khác.
Trước khi rút vốn đầu tư, nhà đầu tư buộc phải phân tích những chỉ số kinh tế quốc tế như là tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, năng suất và đặc biệt là giá vàng. Song song, nhà đầu tư nên phân tích nguồn cung vàng toàn cầu hàng năm so với nhu cầu.
Yếu tố kỹ thuật cần phân tích khi đầu tư vàng chính là tỷ giá ngoại tệ; tuy nhiên nhà đầu tư cần xem xét, trang bị các kỹ năng liên quan đến việc quản lý rủi ro khi đầu tư vàng, phải đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm tránh tình trạng “cho hết trứng vào một rổ” và luôn cập nhật thông tin, trau dồi và tiếp thu các lời khuyên hữu hiệu về đầu tư vàng.
Xem thêm: 4 lỗi cơ bản mà nhà đầu tư chứng khoán mắc phải khiến họ phải trả giá đắt
Ảnh hưởng lớn nhất đến giá vàng có lẽ là chính sách tiền tệ được kiểm soát bởi Cục Dự trữ Liên bang (FED). Lãi suất về chính sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến giá vàng vì một yếu tố được gọi là “chi phí cơ hội”.
Ở một số trường hợp, trái phiếu mang lại lợi nhuận danh nghĩa thấp hơn so với tỷ lệ lạm phát quốc gia, việc này dẫn tới lợi nhuận danh nghĩa nhưng thực tế thì là khoản lỗ. Và lúc này, vàng trở thành một cơ hội đầu tư hấp dẫn dù lợi suất là 0% do chi phí cơ hội của việc chuyển nhượng tài sản dựa trên lãi suất là thấp.
Bởi vì vàng là loại hàng hóa đặc biệt do đo quy luật cung cầu trên thị trường cũng là yếu tố tác động tới giá vàng.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhu cầu sử dụng vàng ngày càng tăng cao đặc biệt đối với thị trường thời trang trang sức. Và đây cũng là lý do khiến giá vàng tăng theo từng năm khi cung hạn chế mà cầu lại tăng.
Đây là một dấu hiệu của tăng trưởng và mở rộng của một nền kinh tế.
Cụ thể, khi nền kinh tế đang phát triển, Ngân hàng Trung ương sẽ mở rộng nguồn cung tiền là điều thường thấy và động thái này sẽ làm loãng giá trị của mỗi tờ tiền hiện đang lưu thông và khiến cho việc mua các tài sản có giá trị được nhận thức là đắt hơn, ví dụ như vàng.
Hoạt động của quỹ ETFs vàng
Bên cạnh các ngân hàng trung ương, các quỹ giao dịch trao đổi (ETFs) như iShares Gold, SPDR Gold Shares (GLD) và Trust (IAU) hiện cũng nắm giữ một khối lượng vô cùng lớn của vàng. Điều này cho phép các nhà đầu tư có thể mua vàng bằng các chứng chỉ được quỹ IAU và GLD cấp.
Vì nắm giữ lượng lớn như vậy, nên khi vàng tại quỹ giao dịch trao đổi (ETF) bán ra hoặc mua ồ ạt sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới giá vàng trên thị trường.
Vàng bản chất là một loại hàng hoá; do đó vàng cúng ẽ chịu những sụ tác động từ chuyển động của tiền tệ. Cụ thể, các đồng nội và ngoại tệ mua vàng sẽ có ảnh hưởng tới giá vàng và đồng ngoại tệ được nhắc tới ở đây chủ yếu là USD. Vì vậy, việc biến động tiền tệ cũng làm ảnh hưởng khá lớn tới giá vàng.
Xem thêm: Giá vàng SJC quay đầu giảm 100 nghìn đồng/lượng