Do ảnh hưởng tiêu cực từ các tin tức vĩ mô, áp lực lại một lần nữa đè nặng lên Bitcoin - đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
Do ảnh hưởng tiêu cực từ các tin tức vĩ mô, áp lực lại một lần nữa đè nặng lên Bitcoin - đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
Dữ liệu của Coin360 vào lúc 11h54’ (giờ Việt Nam) cho thấy, giá Bitcoin giao dịch quanh ngưỡng 39.621.58 USD, giảm 1,51%. Giá Bitcoin thời điểm cao nhất đạt 40,461.50 USD, thấp nhất ở mức 39,683.09 USD.
Theo thống kê, khối lượng giao dịch Bitcoin trong khoảng 24 giờ qua là 14,1 tỷ USD, vốn hóa của thị trường Bitcoin ghi nhận ở mức 750 triệu USD.
Trên sàn Vicuta, giá tiền số này được điều chỉnh mua vào mức 958 triệu đồng và bán ra mức 915 triệu đồng.
Thị trường tiếp tục ngập trong sắc đỏ. Cụ thể, Ethereum giảm 4,47%, giao dịch ở mức 2,689.65 USD. Cardano giảm 4,69%, giao dịch ở mức 0.961035 USD. XRP tăng 0,25%, giao dịch ở mức 0.793758 USD. Dogecoin giảm 2,29%, giao dịch ở mức 0.138164 USD. Polkadot giảm 4,78%, giao dịch ở mức 17.2234 USD. ADA giảm 4,65%, ghi nhận giao dịch quanh ngưỡng 1.959332 USD.
Tổng vốn hóa toàn thị trường ghi nhận ở mức 1.742 tỷ USD, giảm 2,47% so với 24h qua.
Xem thêm: Các thợ đào Bitcoin đang hồi sinh 'đồng hồ tử thần'
Trước sự leo thang căng thẳng địa chính trị tại biên giới Nga - Ukraine, thị trường tiền mã hóa cũng đã phát đi tín hiệu không mấy khả quan.
Tác động trực tiếp hơn đến Bitcoin và các loại tài sản kỹ thuật số nói chung đó chính là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được kỳ vọng sẽ có động thái quyết liệt hơn nhằm kiểm soát tình trạng lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vào ngày 11/02, Hoa Kỳ đã công bố số liệu lạm phát mới nhất, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 đạt đến 7,5%, tiếp tục giữ nguyên đà tăng so với các tháng trước.
Trong cuộc họp diễn ra vào tháng 1, Fed đã quyết định không tăng lãi suất để đảm bảo nền kinh tế có thêm thời gian để chuẩn bị. Tuy nhiên, do tốc độ lạm phát tăng cao, cơ quan này đã buộc phải nhóm họp khẩn vào ngày 14/2 vừa qua để thảo luận về nước đi tiếp theo. Đây là một thông tin không mấy tích cực đối với thị trường tiền số.
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Fed sẽ tổ chức phiên họp định kỳ tiếp theo vào tháng 3, đây chính là thời điểm mà cơ này sẽ phải đưa ra quyết định về mức lãi suất. Nhiều người lo sợ mức tăng sẽ lớn hơn nhiều so với dự định trước đó của ngân hàng trung ương Mỹ. Phản ứng của thị trường tiền mã hóa và cả các chỉ số chứng khoán lớn tại "Xứ Cờ Hoa" chính là sự phản ánh rõ ràng nhất cho tâm lý của nhà đầu tư lúc này.
Xem thêm: Thế giới biến động, Bitcoin liệu có trở thành loại tài sản trú ẩn?
Cuối cùng, đó là thông tin các thợ đào Bitcoin đang lên kế hoạch "bán tháo" đồng tiền mã hoá này, mặc cho giá trị hiện tại đang thấp hơn đáng kể so với đỉnh cũ.
Tất cả những tin tức tiêu cực trên đã che mờ những điểm khả quan như tỷ lệ Bitcoin đang tồn tại trên sàn đã đạt mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua, hay Hash Rate (tỷ lệ băm) của toàn mạng lưới lập đỉnh kỷ lục mới.