Các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc hứng chịu ‘đòn giáng’ mới

Thứ hai, 21/02/2022 | 22:16 Theo dõi CFĐT trên

Nhiều nhà đầu tư tin rằng Trung Quốc có thể sẽ giảm bớt các biện pháp siết quản lý với lĩnh vực tư nhân để tập trung vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, họ có thể phải suy nghĩ lại sau ngày 18/2.

Các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc hứng chịu ‘đòn giáng’ mới - Ảnh: Bloomberg
Các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc hứng chịu ‘đòn giáng’ mới - Ảnh: Bloomberg

Chỉ trong vòng chưa đầy một giờ, trong phiên giao dịch ngày 18/2, giá cổ phiếu của hãng giao đồ ăn khổng lồ Trung Quốc Muituan đã lao dốc tới 18%.

Đây được cho là mức giảm mạnh nhất trong gần 7 tháng qua và đã "thổi bay" gần 30 tỷ USD vốn hóa, sau khi Bắc Kinh ban hành quy định mới. Trong đó, yêu cầu các nền tảng giao đồ ăn phải giảm phí hoa hồng thu từ các nhà hàng. Cổ phiếu Meituan đã mất gần 60% giá trị trong 12 tháng qua. 

Chỉ số Công nghệ Hang Seng của Hồng Kông, theo dõi cổ phiếu của các công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc đại lục, cũng sụt mạnh nhất trong 3 tuần. So với mức đỉnh hồi tháng 2/2021, chỉ số này đã sụt gần 50%. Trong khi đó, Chỉ số Rồng vàng Nasdaq, theo dõi các cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Mỹ đã sụt khoảng 60%.

Xem thêm: Bất chấp thị trường giảm điểm, các nhà đầu tư quốc tế vẫn ‘săn đón’ chứng khoán Trung Quốc

Cổ phiếu Meituan giảm 18% sau khi Trung Quốc ban hành quy định mới - nguồn: Bloomberg
Cổ phiếu Meituan giảm 18% sau khi Trung Quốc ban hành quy định mới - nguồn: Bloomberg

Theo giới quan sát thị trường, cú sụt giá bất ngờ nói trên cho thấy “mua đáy” vẫn là hành động rủi ro kể cả khi trước đó giá cổ phiếu của nhiều hãng công nghệ Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất lịch sử. Làn sóng bán tháo trên diện rộng trước đó đã “thổi bay” hơn 1,5 tỷ USD vốn hóa của lĩnh vực này nhưng được cho là vẫn chưa chạm đáy.

“Quy định mới được đưa ra bất ngờ và trong ngắn hạn, nỗi sợ hãi có thể còn lớn hơn nguyên nhân”, Hao Hong, chiến lược gia trưởng tại Bocom International, Hồng Kông, nói khi đề cập đến chính sách phí đối với các công ty giao hàng.

"Vì vậy, ở thời điểm hiện tại, chúng tôi sẽ không cố gắng đứng trước một đoàn tàu đang chạy”.

Vài năm trước, sự phát triển bùng nổ của các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc tưởng chừng không gì có thể cản được. Thế nhưng, khi Bắc Kinh bắt đầu siết chặt quản lý với lĩnh vực này để theo đuổi chiến lược “thịnh vượng chung”, vận mệnh của những “đại gia” công nghệ như Alibaba, Didi bắt đầu trở nên mờ mịt hơn. 

Xem thêm: Làn sóng kiểm soát khắc nghiệt nhất của Trung Quốc đã qua?

Giới đầu tư tỏ ra do dự trước sự khó đoán của các chính sách ở Trung Quốc. Vài tuần gần đây, các cổ phiếu doanh nghiệp giáo dục tại nước này trải qua một đợt giảm giá mạnh nữa, tiếp nối cú lao dốc vào năm ngoái, do xuất hiện nhiều đồn đoán rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục siết quản lý với lĩnh vực này.

Dù từ tháng 4/2021, nhiều nhà chiến lược của nhiều hãng tài chính lớn như Goldman Sachs, Jefferies Financial Group đều dự báo về một sự phục hồi, tuy nhiên đến nay cổ phiếu công nghệ Trung Quốc vẫn chưa có bước chuyển mình đáng kể nào.

Hiện tại, giá cổ phiếu của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba và nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi Corp. đang rẻ hơn so với các cổ phiếu ngành tiện ích như CLP Holdings Ltd. ở Hồng Kông, mã thường có tiềm năng tăng trưởng thấp hơn.

Định giá các hãng công nghệ Trung Quốc gần mức thấp kỷ lục - Nguồn: Bloomberg
Định giá các hãng công nghệ Trung Quốc gần mức thấp kỷ lục - Nguồn: Bloomberg

Theo một số nhà phân tích, giá cổ phiếu các hãng công nghệ Trung Quốc có thể còn giảm nữa khi họ triển khai thực hiện theo các quy định mới và đối mặt chi phí kinh doanh cao hơn.

“Rủi ro vẫn rất lớn khi những công ty lớn như Tencent tuân thủ các quy định mới trong hoạt động kinh doanh của họ”, nhà phân tích Matthew Kanterman của Bloomberg Intelligence nhận định.

Mức độ tác động của các biện pháp siết kiểm soát của Bắc Kinh tới lợi nhuận của các hãng công nghệ lớn nhất Trung Quốc sẽ được thấy rõ ràng hơn khi những công ty này công bố kết quả kinh doanh trong vài tuần tới. Alibaba dự kiến công bố vào 23/2 tới.

Xem thêm: Công ty chip lớn nhất Trung Quốc đạt doanh thu kỷ lục

Daniel So, chiến lược gia tại CMB International Securities cho biết: “Phản ứng đầu cho thấy lo ngại của thị trường về việc thắt chặt quy định của Trung Quốc vẫn chưa được xóa bỏ hoàn toàn. Nhìn chung, thị trường đang mong đợi các biện pháp quản lý chi tiết hơn sẽ được triển khai trong năm nay mặc dù đợt trấn áp tồi tệ nhất đã qua đi”.

T.T (Theo Bloomberg)
Theo VnMedia.vn Copy
Ngành chip thế giới đang 'khát' nhân lực chưa từng thấy

Ngành chip thế giới đang 'khát' nhân lực chưa từng thấy

Các nhà sản xuất chip lớn toàn cầu đã công bố các kế hoạch mở rộng hoạt động với tổng mức đầu tư hơn 370 tỷ USD. Điều này khiến “cơn khát” nhân sự diễn ra trên khắp thế giới.
Facebook đổi tên News Feed thành Feed

Facebook đổi tên News Feed thành Feed

Sau khi đổi tên từ Facebook thành Meta, công ty tiếp tục thực hiện thay đổi nữa với một tính năng lâu đời trên trang mạng xã hội đông người dùng nhất thế giới.
Ấn Độ 'cấm cửa' 54 ứng dụng Trung Quốc

Ấn Độ "cấm cửa" 54 ứng dụng Trung Quốc

Ấn Độ mới đây đã cấm truy cập 54 ứng dụng của Trung Quốc trên cửa hàng ứng dụng Play Store của Google.
Huy động nguồn vốn xã hội đầu tư hạ tầng cảng hàng không

Huy động nguồn vốn xã hội đầu tư hạ tầng cảng hàng không

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương rà soát, hoàn thiện các nội dung của Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không.
Bộ GTVT phải cung cấp chi tiết danh sách hành khách bay 'giải cứu' cho cơ quan an ninh

Bộ GTVT phải cung cấp chi tiết danh sách hành khách bay 'giải cứu' cho cơ quan an ninh

Bộ GTVT phải cung cấp chi tiết đến từng thông tin hành khách và hãng hàng không tham gia các chuyến bay combo, giải cứu cho phía cơ quan an ninh
Buôn bán phân bón không đảm bảo chất lượng, một cơ sở bị xử phạt trên 200 triệu đồng

Buôn bán phân bón không đảm bảo chất lượng, một cơ sở bị xử phạt trên 200 triệu đồng

UBND tỉnh Long An vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 200 triệu đồng đối với cơ sơ kinh doanh phân bón có hành vi buôn bán phân bón có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Công ty Cổ phần Thương mại và Liên kết Nano (Happy Money) vừa được vinh danh "Top 10 Thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương 2023"
PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022. 
TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.
Cafe Khởi nghiệp