Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 28/3, bao gồm: DPM, TNG, MSH, IDJ, MBB.
Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 28/3, bao gồm: DPM, TNG, MSH, IDJ, MBB.
Khuyến nghị mua cổ phiếu DPM với giá mục tiêu 75.000 đồng/CP
CTCK Agriseco - AGR
Lợi nhuận trước thuế 2 tháng đầu năm Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP (DPM – sàn HOSE) ước đạt 1.422 tỷ đồng, tăng 12 lần so với cùng kỳ. DPM đạt kết quả ấn tượng kể trên nhờ trúng thầu đơn hàng xuất khẩu lớn trong tháng 1 với mặt bằng giá phân bón vẫn ở mức cao, thậm chí tiếp tục tăng sau những bất ổn địa chính trị và việc nhà cung cấp lớn trên thế giới là Nga cấm xuất khẩu phân bón.
Giá phân bón trong năm 2022 vẫn có khả năng duy trì ở mức cao trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và một số nước ban hành lệnh cấm xuất khẩu phân bón. Đây cũng là thời cơ thuận lợi để mở rộng thị phần và hướng tới xuất khẩu cho DPM. Theo TCHQ, xuất khẩu phân bón của nước ta trong 2 tháng năm 2022 đã tăng mạnh 286%.
Phân tích kỹ thuật: DPM xuất hiện xu hướng tăng giá mạnh kể từ tháng 2 tới nay và vượt đỉnh lịch sử vào đầu tháng 3 vừa qua. Hiện tại, sau một vài phiên điều chỉnh, cổ phiếu vẫn duy trì xu hướng tăng ngắn hạn với thanh khoản lớn, là một tín hiệu khá tích cực. Kháng cự/Hỗ trợ: 68.000/55.000 (đ/cp). Xu hướng ngắn hạn: Tăng giá. Giá mục tiêu dành cho DPM là 75.000 đồng/CP.
Xem thêm: Công ty Cổ phần Đầu tư TDG Global chào bán hơn 50 triệu cổ phiếu
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu TNG và MSH
CTCK BIDV - BSC
Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ (i) Mức nền thấp của năm 2020 (ii) Đơn hàng truyền thống hồi phục (ii) Việc dịch chuyển một phần đơn hàng tại các nhà máy miền Nam ra miền Bắc giúp cho kim ngạch toàn ngành Dệt may tăng trưởng khả quan.
Trong năm 2022, BSC đưa ra quan điểm khả quan đối với triển vọng ngành Dệt may. Ngoài ra, xu hướng các doanh nghiệp Dệt may tham gia vào thị trường Bất động sản tiếp tục diễn ra.
Triển vọng ngành Dệt may khả quan nhờ (i) Hoạt động sản xuất không bị gián đoạn (ii) Giá trị đơn hàng dệt may tiếp tục tăng trưởng (iii) Việt Nam có lợi thế so với các quốc gia cạnh tranh.
Một số doanh nghiệp Dệt may triển khai Bất động sản dựa trên lợi thế quỹ đất hiện hữu. Cụ thể, TNG là Phát triển khu công nghiệp Sơn Cẩm và Bất động sản Chung cư, văn phòng; TCM là Bất động sản căn hộ và thương mại dịch vụ TC1, TC2, TC3; GIL là Chuyển hướng sang Bất động sản Khu công nghiệp Gilimex.
BSC khuyến nghị khả quan đối với ngành Dệt may năm 2021 và khuyến nghị mua với các cổ phiếu TNG, MSH, không đưa ra khuyến nghị đối với cổ phiếu TCM, GIL.
CáC NĐT ngắn hạn có thể xem xét mua cổ phiếu IDJ ở mức giá hiện tại
CTCK Yuanta Việt Nam – FSC
CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX - Mã: IDJ) ghi nhận doanh thu trong Q4/2021 đạt 296 tỷ đồng, tăng 490% YoY, LNST đạt 64 tỷ đồng, tăng 262% YoY. Lũy kế cả năm 2021, IDJ ghi nhận doanh thu 893 tỷ đồng, tăng 118% YoY, LNST đạt 203 tỷ đồng, tăng 158% YoY. Như vậy, IDJ đã hoàn thành 84% kế hoạch doanh thu và 90% kế hoạch LNST.
Doanh thu Q4/2021 của IDJ tăng mạnh nhờ bàn giao dự án Diamond Park Lạng Sơn (276 tỷ đồng, +695% YoY). Biên lợi nhuận gộp tăng lên mức 33,9% (cùng kỳ 26,3%). Tuy nhiên, FSC lưu ý chi phí tài chính tăng cao gấp 18 lần cùng kỳ do chi phí lãi vay và dự phòng giảm giá cho khoản đầu tư chứng khoán của công ty, trong kỳ IDJ đã trích lập dự phòng 4,3 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào CTCP Dream Works (giá gốc 7,3 tỷ đồng).
Năm 2022, doanh thu IDJ dự kiến sẽ được đóng góp từ việc bàn giao dự án căn hộ condotel Apec Mandala Wyndham Mũi Né từ tháng 8/2022, đây là một trong các dự án có quy mô lớn nhất Bình Thuận hiện tại. Tại ngày 31/12/2021, khoản người mua trả tiền trước tại dự án này là 1.542 tỷ đồng, tăng 71% so với đầu năm 2021. IDJ hiện đã bán được khoảng 85% số căn hộ tại đây, FSC đánh giá việc bán gần hết số căn hộ đến cuối 2022 là khá khả quan. FSC giả định năm 2022, IDJ có thể bàn giao 50% số căn hộ thì IDJ sẽ có thể ghi nhận khoảng 1.500 tỷ doanh thu và 400 tỷ LNTT, tăng tương ứng 68% và 58% YoY.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, IDJ đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 12,5x (tương ứng EPS TTM là 2.513 đồng) và P/B ở mức 2,7x. Mức Stock Rating của IDJ ở mức 91 điểm, cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của IDJ đóng cửa tăng 5% với KLGD tăng mạnh gần 98% so với mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy đồ thị giá có thể nhanh chóng vượt xa đường trung bình 20 phiên.
Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của IDJ cũng được nâng lên mức TĂNG và đồ thị giá xác nhận mô hình đảo chiều tăng giá Bullish Gartley. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.
Xem thêm: Tranh chấp giữa BIDV CN Thành Nam và doanh nghiệp: Quá nhiều bất thường!
Duy trì khuyến nghị Khả quan MBB với giá mục tiêu cao hơn 40.800đ/cp
CTCK VNDirect – VND
Trong năm 2021, thu nhập lãi (NII) tăng trưởng 29% svck nhờ tín dụng tăng trưởng 26% svck và NIM đạt 5,03%. Thu nhập ngoài lãi (non-ii) tăng mạnh 51,5% svck nhờ thu nhập từ nợ xấu đã xử lý tăng 68,1% svck và thu nhập từ hoạt động bảo hiểm tăng 23,7% svck. Về mặt chi phí, CIR giảm về 33,5% từ mức 38,6% năm trước, nhờ quản lý chi phí nhân viên hiệu quả. Chi phí dự phòng tăng 31,2% svck, nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) đạt 268% – cao thứ hai trong ngành. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu (NPL) giảm về 0,9% từ mức 1,1% năm trước, thấp hơn 53% so với mức trung bình ngành là 1,92% năm 2021.
Trong cuộc họp ngày 15/3/2022, ngân hàng chia sẻ mong muốn trở thành một trong những ngân hàng số hàng đầu dựa trên không gian sáng tạo số Innovation Lab và các nền tảng ứng dụng App MB và Biz MB. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ đẩy mạnh cho vay bán lẻ, tập trung vào cho vay cá nhân và nhưng doanh nghiệp siêu nhỏ (micro-SME) với mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm đạt 17% trong giai đoạn 2022-2026. Trong năm 2022, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 26,7% svck đạt 20,9 nghìn tỷ đồng nhờ tăng trưởng tín dụng đạt 20% svck, nhờ đó ROE đạt mức 23%. MBB cũng tiếp tục quản lý chất lượng tài sản với mục tiêu NPL nhỏ hơn 1% trong năm nay.
Trong năm 2022-2023, chúng tôi dự báo NII tăng 19,9%/18,8% svck nhờ cho vay tăng trưởng 20,0%/17,5% svck và NIM đạt 5,03%/5,11%. Chúng tôi tin việc MBB tập trung cho vay bán lẻ và cải thiện ứng dụng giúp tăng trưởng tín dụng và CASA. Non-II tăng 16,4%/14,1% svck nhờ đẩy mạnh bán chéo, tăng tốc sản phẩm số và sự đóng góp của các công ty con. Chi phí dự phòng giảm 5,0%/1,7% so với năm 2021 nhờ nền tảng chất lượng tài sản tốt. Kết quả, lợi nhuận tăng trưởng 28,5%/21,5% svck năm 2022-2023.
Giá mục tiêu mới dựa trên sự kết hợp của phương pháp thu nhập thặng dư (chi phí vốn: 15,1%; tăng trưởng dài hạn: 3%) và P/BV 2,0 lần năm 2022 với tỷ trọng tương đương. Tiềm năng tăng giá là thu nhập từ phí cao hơn chúng tôi dự kiến. Rủi ro giảm giá bao gồm lạm phát cao hơn dự kiến dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp hơn và nợ xấu cao hơn dự kiến.