Giá phân bón “trên trời” có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt lương thực

Chủ nhật, 27/03/2022 | 15:39 Theo dõi CFĐT trên
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giá phân bón tăng vọt do tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến nông dân trên toàn thế giới buộc thu nhỏ diện tích đất và phải giảm thiểu lượng phân bón đang sử dụng.

Một loạt lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga - quốc xuất khẩu lớn của kali, amoniac, ure,... đã làm gián hoạt động xuất khẩu các mặt hàng này trên quy mô toàn cầu.

Sự “xoay trục” có thể dễ dàng được nhìn thấy ở cường quốc nông nghiệp Brazil, nơi một số nông dân đang phải sử dụng ít phân bón hơn cho ngô của họ. Do đó, một số nhà lập pháp liên bang đang thúc đẩy việc mở rộng các vùng đất được bảo vệ để khai thác kali.

Bên cạnh đó, ở Zimbabwe và Kenya, các hộ nông dân nhỏ đang quay lại sử dụng phân để bón cho cây trồng của họ. Thậm chí ở Canada, một nông dân trồng cải dầu đã dự trữ phân bón cho vụ mùa năm 2023 với dự đoán giá còn cao hơn trong tương lai.

Nông dân ở những nơi khác cũng đang có những động thái tương tự khi tất cả đều bày tỏ sự lo lắng về chi phí và sự sẵn có của phân bón.

Riêng tại Mỹ, chi phí phân bón dự kiến ​​sẽ tăng 12% trong năm nay sau khi tăng 17% vào năm ngoái, theo dữ liệu của Liên đoàn Cục Nông nghiệp Mỹ và Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Một số nông dân đang dự tính chuyển sang các loại cây trồng cần ít chất dinh dưỡng hơn cũng như thu hẹp diện tích đất canh tác hay chỉ đơn giản là sẽ sử dụng ít phân bón hơn.

Tuy nhiên, theo ông Tony Will - CEO của CF Industries Holdings, nhà sản xuất phân đạm hàng đầu cho biết, các quốc gia đang phát triển sẽ gặp nhiều rủi ro nhất khi nông dân tại những nước này có ít nguồn tài chính để chống chọi với khủng hoảng lương thực nếu này xảy ra.

Will nói: “Mối quan tâm của tôi lúc này thực sự là cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn cầu.”

Xem thêm: WTO cảnh báo nguy cơ bạo loạn lương thực ở các nước nghèo

Hôm qua (ngày 26/3), Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực nông nghiệp của mình vì lo ngại mất an ninh lương thực.

Thông báo cho biết diện tích trồng trọt của quốc gia này đã giảm 0,2% kể từ tháng 8/2021 do giá phân bón tăng và khối lượng ngũ cốc Peru nhập khẩu để làm thức ăn gia súc cũng giảm do lo ngại về chi phí. Chính phủ nước này hiện đang soạn thảo một kế hoạch để tăng nguồn cung cấp lương thực cho đất nước.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giá phân bón toàn cầu đã ở mức cao trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine kể từ ngày 24/2, do giá khí đốt tự nhiên và giá than kỷ lục buộc một số nhà sản xuất phân bón phải cắt giảm sản lượng trong lĩnh vực “đói” năng lượng đó.

Các quốc gia phương Tây đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn đối với Nga, trong khi Mỹ và EU áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, người đã hỗ trợ cho chiến dịch của Nga.

Bên cạnh đó, cả Nga và Belarus chiếm hơn 40% tổng lượng kali xuất khẩu toàn cầu vào năm ngoái, một trong ba chất dinh dưỡng quan trọng được sử dụng để tăng năng suất cây trồng Ngoài ra, Nga chiếm khoảng 22% lượng amoniac xuất khẩu toàn cầu, 14% lượng urê xuất khẩu của thế giới và khoảng 14% mono ammonium phosphate (MAP). Đáng chú ý, đây đều là các loại phân bón chủ chốt trong canh tác.

Các gói phạt đã làm gián đoạn việc xuất khẩu phân bón và cây trồng từ Nga. 

Xem thêm: Nga khẳng định lương thực nội địa không thiếu

Không những thế, nhiều ngân hàng và thương nhân phương Tây đang cố gắng né tránh nguồn cung của Nga vì sợ vi phạm các quy tắc ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt. Song song đó, các công ty vận tải biển đều tránh khu vực Biển Đen do lo ngại về an toàn.

Những điều này trở thành đòn giáng vào nguồn cung ứng lương thực toàn cầu đang mong manh.

Ngoài ra, Nga và Ukraine đều là những nước sản xuất ngũ cốc lớn. 

Cả 2 quốc gia đều chiếm khoảng 30% xuất khẩu lúa mì toàn cầu và 20% xuất khẩu ngô. Các chuyến hàng ngũ cốc qua Biển Đen đều bị gián đoạn. Việc vận chuyển hàng bị đình trệ từ hai quốc gia trên đã khiến lạm phát lương thực toàn cầu tăng phi mã. 

Ngân hàng Thế giới tuần trước cho biết, một số nước đang phát triển phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung lúa mì trong thời gian ngắn do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Ukraine. 

Thục San (Theo Reuters)
Theo VnMedia.vn Copy
Đòn trừng phạt của châu Âu có khiến giới tài phiệt Nga điêu đứng?

Đòn trừng phạt của châu Âu có khiến giới tài phiệt Nga điêu đứng?

Khối tài sản của các nhà tài phiệt Nga tại Liên minh châu Âu phần lớn không bị ảnh hưởng dù đã hơn 1 tháng kể từ khi EU thông qua biện pháp đóng băng tài sản của hàng chục tỷ phú và quan chức cấp cao được cho là liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Hàng triệu thùng dầu của Nga vẫn đang tìm đường đến tay người mua

Hàng triệu thùng dầu của Nga vẫn đang tìm đường đến tay người mua

Kể từ khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine vào cuối tháng Hai, thị trường luôn xoay quanh hai câu hỏi: Nga sẽ bán bao nhiêu dầu thô và bán ở đâu?
Tạm giữ gần 15 tấn đường kính có nhiều dấu hiệu vi phạm

Tạm giữ gần 15 tấn đường kính có nhiều dấu hiệu vi phạm

Kết quả khám phương tiện, Đoàn kiểm tra phát hiện trên xe ô tô tải vận chuyển 14.950 kg đường kính trắng do Thái Lan sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam theo quy định.
Vinh danh 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021

Vinh danh 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021

Tối 26/3, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Qũy Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức Lễ tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, 9 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2021.
Công ty bảo hiểm Zurich thay đổi logo nhằm tránh hiểu lầm đang ủng hộ Nga

Công ty bảo hiểm Zurich thay đổi logo nhằm tránh hiểu lầm đang ủng hộ Nga

"Chúng tôi đang tạm thời loại bỏ chữ “Z” khỏi logo của mình trên các kênh xã hội vì không muốn bị hiểu sai là ủng hộ Nga trong cuộc xung đột này", công ty bảo hiểm cho biết.
CEO các tập đoàn dầu mỏ tiết lộ lý do không tăng sản lượng dầu

CEO các tập đoàn dầu mỏ tiết lộ lý do không tăng sản lượng dầu

Các CEO tập đoàn dầu mỏ và nhà đầu tư không muốn cung cấp quá nhiều sản lượng dầu, gây ra tình trạng dư thừa nguồn cung khiến dầu giảm giá.
Siêu tổ hợp nghỉ dưỡng 11.000 tỷ đồng lớn nhất Đà Nẵng chuẩn bị khởi động lại

Siêu tổ hợp nghỉ dưỡng 11.000 tỷ đồng lớn nhất Đà Nẵng chuẩn bị khởi động lại

Chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng cho biết đang trong quá trình tái cơ cấu và chuẩn bị các nguồn lực để khởi động dự án vào quý II.
Thơ Nguyễn Văn Long: Sóng Sánh Đồi Hoa

Thơ Nguyễn Văn Long: Sóng Sánh Đồi Hoa

Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Thơ Nguyễn Văn Long: Thương Một Người

Thơ Nguyễn Văn Long: Thương Một Người

Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Thơ Nguyễn Văn Long: Trời Ước Định

Thơ Nguyễn Văn Long: Trời Ước Định

Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Cafe Khởi nghiệp