Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 20/12, bao gồm: VIB, NTL, TIP, CTI, DRC.
Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 20/12, bao gồm: VIB, NTL, TIP, CTI, DRC.
Công ty chứng khoán MB – MBS
Trong 3Q2021, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HOSE - Mã: VIB) đạt tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 3.080 tỷ đồng (+14,6% YoY), trong đó thu nhập ròng từ lãi (NII) đạt 2.678 tỷ đồng (+19,9% YoY); thu nhập ròng ngoài lãi (NoII) đạt 402 tỷ đồng (-49,6% YoY), chủ yếu đến từ việc giảm các khoản thu phí bancasurance và các khoản dịch vụ khác bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Chi phí hoạt động trong kỳ ở mức 1.429 tỷ đồng (+27% YoY), giúp tỷ lệ CIR trong quý đạt mức 46,4%, cao hơn đáng kể so với so với mức 37,1% trong 6T2021 và mức hơn 40% trong năm 2020. Lũy kế 9T2021, VIB đạt tổng thu nhập hoạt động (TOI) 10.389 tỷ đồng (+32,4% so với cùng kỳ), trong đó NII và NoII lần lượt đạt mức 8.416 tỷ đồng (+41,8% YoY) và 1,972 tỷ đồng (+3,2% YoY). NII gia tăng chủ yếu đến từ NIM được cải thiện đáng kể từ mức 4% trong 9T2020 lên hơn 4,5% trong 9T2021 mặc dù tốc độ tăng trướng tín dụng chỉ đạt 10,5% trong 9T2021 so với mức 14,7% cùng kỳ năm 2020. Chi phí hoạt động đạt 4.135 tỷ đồng (+30,8% YoY), giúp tỷ lệ CIR được cải thiện nhẹ xuống mức 39,8%.
Chất lượng tài sản có sự suy giảm nhẹ so với Q2/2021 cũng như thời điểm cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu NPL vào cuối Q3/2021 đạt 2,12%, cao hơn mức 1,69% vào cuối Q2 cũng như mức 1,74% vào cuối năm 2020 do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 kéo dài suốt Q3/2021. Tỷ lệ nhóm 2 cũng gia tăng lên mức 3,34%, cao hơn mức 2,39% của Q2/2021 và mức 2,32% vào cuối năm 2020. Tỷ lệ bao nợ xấu (LLR) đạt 54,1%, thấp hơn mức 63,8% trong Q2 và mức 62% cuối năm 2020. Chi phí trích lập dự phòng trong 9T2021 đạt 915 tỷ đồng (+38,7% YoY).
NIM của VIB trong 9T2021 đạt 4,57% cao hơn so với mức 4,07% trong năm 2020 nhờ chi phí vốn giảm mạnh từ mức 5% trong năm 2020 xuống còn 4,06%. ROE và ROA đạt lần lượt 29,4% và 2,3%, suy giảm mạnh so với mức 32,6% trong Q2/2021 và tương đương với mức của năm 2020.
Xem thêm: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 20/12: Thời điểm 'vàng' để tích lũy cổ phiếu
Luận điểm đầu tư:
- Tăng trưởng tín dụng cao với động lực chính là mảng cho vay cá nhân.
- NIM được kỳ vọng tiếp tục được nâng cao nhờ các mảng cho vay chủ lực có được lợi suất cao.
- Thu nhập ngoài lãi gia tăng chủ yếu từ các mảng doanh thu từ phí, đặc biệt là banca và các hoạt động thu phí.
- Chất lượng tài sản bị suy giảm nhẹ sau đợt giãn cách nhưng có dấu hiệu phục hồi khi nền kinh tế mở cửa trở lại.
Rủi ro đầu tư: Những hạn chế về nguồn vốn sẽ khiến việc phê duyệt hạn mức tín dụng cho VIB gặp nhiều thách thức. Ngoài ra, lạm phát cũng là một trong những yếu tố khiến NIM của ngân hàng bị suy giảm. Nhu cầu bán lẻ bị suy giảm khá nhiều sau đại dịch cùng với áp lực nợ khiến chi tiêu bị suy giảm, kéo theo đó là nhu cầu tín dụng của các máng bán lẻ không đạt được tăng trưởng như kỳ vọng.
Xem thêm: Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là gì? Bản chất và vai trò
Định giá: MBS định giá cổ phiếu VIB với mức giá mục tiêu 54.800 VND/cp dựa theo 2 Phương pháp (i) Giá trị thặng dư và (ii) so sánh P/B. Đối với Phương pháp giá trị thặng dư, MBS sử dụng một số giả định chính như sau: a) Chi phí vốn cổ phần ở mức 13,4% nhằm phản ánh những rủi ro của thị trường khi mức chỉ số đang ở mức cao lịch sử; b) Mức tăng trưởng g=2%;
Đối với Phương pháp so sánh P/B chúng tôi sử dụng mức P/B cho VIB là 2.5x, với mức premium 20% so với mức bình quân của ngành ngân hàng hiện tại là 2.1x vì VIB luôn được định giá cao hơn so với mức bình quân của ngành nhờ có thể duy trì được ROE và ROA dẫn đầu.
Theo đó, MBS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VIB với giá mục tiêu 54.800 đ/cp (+25,4% upside).
Xem thêm: Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của thị trường độc quyền
CTCK Bảo Việt (BVSC)
BVSC sử dụng phương pháp định giá NAV, so sánh PE và PB để xác định giá trị hợp lý của NTL của Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm. Kết quả, giá trị hợp lý xác định của NTL là 55.960 đồng/CP tương ứng mức upside 25,2% so với giá đóng cửa ngày 16/12/2021, tương ứng với mức PB trailing và forward lần lượt là 2,5x và 2,0x.
Từ những đánh giá trên, BVSC cho rằng NTL là cơ hội hấp dẫn cho mục tiêu đầu tư 6 tháng với triển vọng tăng trưởng lợi nhuận bền vững và mức định giá vẫn còn đang hấp dẫn. Với định giá theo bình quân gia quyền các phương pháp, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với giá mục tiêu là 55.960 đồng/CP.
Xem thêm: Đội lái chứng khoán là gì? Những chiêu trò thao túng giá cổ phiếu
Khuyến nghị nhà đầu tư chốt lãi TIP tại ngưỡng 61.9
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu TIP của Công ty cổ phần Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa đang nằm trong xu hướng hồi phục sau khi tích lũy ngắn hạn quanh ngưỡng 48.0. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng giao dịch trung bình 20 phiên, đồng thuận với xu hướng tăng của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đang ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và kiểm tra lại ngưỡng MA50 và cho thấy xu hướng tăng giá đang hình thành.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 52.5, chốt lãi tại ngưỡng 61.9 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 48.0.
Xem thêm: Hành trình trở thành ông ‘trùm’ marketing ngành nail tại Mỹ của chàng trai 9x
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu CTI
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Chúng tôi khuyến nghị mua, giá mục tiêu 39.100 đồng/CP cho CTCP đầu tư phát triển Cường Thuận Idico (CTI) với kỳ vọng tới từ kết quả kinh doanh 2022 tích cực nhờ 2 BOT mới đi vào hoạt động, quỹ đất khu công nghiệp và khu đô thị hơn 700 ha tại Đồng Nai và cuối cùng là hưởng lợi từ đầu tư công tại Long Thành.
Kỳ vọng lợi nhuận ròng 2022 đạt 98 tỷ đồng, tăng 74% so với năm trước nhờ 2 BOT mới là BOT 319 và BOT đường chuyên dùng vật liệu xây dựng. Chúng tôi dự kiến BOT 319 và BOT đường chuyên dùng sẽ đóng góp lần lượt 17 tỷ và 77 tỷ lợi nhuận gộp cho CTI trong 2022, qua đó đưa mức lợi nhuận ròng lên 386 tỷ (tăng 41,5%). Ngoài ra, công ty cũng sẽ có dòng tiền tích cực nhờ 500 tỷ hoàn vốn cho dự án BOT 91 T2 đã dừng hoạt động (khoản thu này sẽ không tác động tới P&L của CTI).
Động lực phát triển dài hạn tới từ quỹ đất khu đô thị và khu công nghiệp hơn 700 ha tại Đồng Nai. CTI đang sở hữu quỹ đất khu công nghiệp với diện tích 707 ha tại Đồng Nai: 49 ha Cụm công nghiệp Tân An, 299 ha khu công nghiệp Phước Bình 2 và 359 ha khu công nghiệp Phước Bình 3.
Công ty cũng là chủ đầu tư dự án khu đô thị CTI Residence 10,4 ha tại đường Võ Nguyên Giáp, Phước Tân, Biên Hòa. Về kế hoạch kinh doanh tại 2 mảng này, cụm công nghiệp Tân An và CTI Residence đã có quy hoạch 1/500 và đang GPMB, dự kiến sẽ mở bán vào 2023. Khu công nghiệp Phước Bình 2 &3 hiện đang trình thủ tướng phê duyệt.
Hưởng lợi từ đầu tư công tại Long Thành. Chúng tôi đánh giá cao khả năng tăng trưởng các mảng kinh doanh cốt lõi của CTI sắp tới do: (1) Mảng đá mới đạt 25% công suất thiết kế, còn nhiều dư địa để phục vụ cho đầu tư công tại Đồng Nai; (2) Mảng xây dựng có nhiều khả năng trúng thầu hơn nhờ nhu cầu giải ngân 110.000 tỷ vốn cho sân bay Long Thành và hạ tầng khu vực; (3) Quỹ đất khu đô thị và khu công nghiệp của CTI tiếp giáp nhiều dự án trọng điểm như Metro Bến Thành – Suối Tiên hay sân bay Long Thành, sẽ tăng giá theo tiến độ thi công từng hạng mục.
Xem thêm: Đợt tăng lãi suất đầu tiên của Fed diễn ra khi nào?
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC)công bố kết quả kinh doanh quý III/2021 sụt giảm với lợi nhuận đạt 34 tỷ đồng (giảm 45,3% so với cùng kỳ năm ngoái) và doanh thu thuần 929 tỷ đồng (giảm 1,8%), biên lợi nhuận gộp giảm còn 14,4% so với mức 15,3% cùng kỳ năm 2020.
DRC cho biết doanh nghiệp đã lấy lại được đà tăng trưởng trong Q4. Theo chia sẻ, doanh thu tháng 10 đạt 468 tỷ đồng (tăng 32% so với tháng trước), tương ứng 50% doanh thu cả quý 3. Theo đó, dự kiến 2 tháng 10 và 11 DRC đã hoàn thành trên 90% kế hoạch quý. Trong đó, thị trường nội địa đã hồi phục mạnh mẽ, đóng góp chính cho sự tăng trưởng của DRC trong Q4.
DRC mới đây đã thông báo tăng giá bán các sản phẩm tại thị trường nội địa 5% từ ngày 15/11/2021 và thị trường xuất khẩu từ ngày 1/12/2021 để bù đắp giá nguyên vật liệu đầu vào, tương đồng với đà tăng giá của một số doanh nghiệp cùng ngành. Theo đó, trong 1 năm qua, doanh nghiệp đã tăng giá bán 3 lần với tổng cộng mức tăng 11%, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức tăng của giá nguyên liệu.
Năm 2022, chúng tôi dự báo lợi nhuận đạt 376 tỷ đồng (tăng 15,3 so với năm trước) và doanh thu đạt 4.690 tỷ đồng (tăng 7,6%). Kết quả kinh doanh khả quan chủ yếu đến từ tăng trưởng mảng lốp radial và bias và cải thiện biên lợi nhuận. Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu DRC sau khi điều chỉnh giá mục tiêu lên 39.900 đồng/CP, tiềm năng tăng giá 18,5% so với giá đóng cửa ngày 16/12/2021.
Xem thêm: Dự báo lạm phát năm 2021 được kiểm soát ở mức thấp