Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 19/1/2022, bao gồm: PLC, HMR, CTD, GIL.
Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 19/1/2022, bao gồm: PLC, HMR, CTD, GIL.
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu PLC của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP đã lập ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn tại mức 45.0. Thanh khoản cổ phiếu duy trì tại ngưỡng giao dịch trung bình 20 phiên, cho thấy cổ phiếu vẫn đang hấp dẫn dòng tiền đầu tư.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI vẫn đang ủng hộ nhịp vận động tích cực. Đường giá cổ phiếu vẫn đang nằm trên ngưỡng MA20 và MA50.
Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 46.0, chốt lãi tại ngưỡng 59.4 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 45.0.
Xem thêm: Biểu đồ nến Nhật (Candlestick Charting) - Hướng dẫn đọc và phân tích đồ thị hình nến Nhật Bản
CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS)
Phòng phân tích SHS đánh giá mua đối với cổ phiếu HMR của CTCP Đá Hoàng Mai với giá mục tiêu 22.000 đồng/cổ phiếu, với những luận điểm chính như sau:
Hoạt động kinh doanh của HMR đa dạng theo chuỗi giá trị, từ khai thác đá, sản xuất tà vẹt và hoạt động xây lắp, sử dụng đá nguyên liệu. Mảng kinh doanh đá và tà vẹt của HMR có biên lợi nhuận gộp tích cực trên 30%.
Trong giai đoạn 2017-2021, tốc độ tăng trưởng CARG doanh thu của HMR đạt 18%, tăng trưởng lợi nhuận đạt 84%. Hoạt động kinh doanh của HMR trong trung hạn dự báo tiếp tục được hưởng lợi từ các dự án đầu tư công.
Xem thêm: Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là gì? Bản chất và vai trò
Trữ lượng còn lại tại mỏ đá Hoàng Mai còn khoảng 2.7 triệu tấn có thể đem lại doanh thu lợi nhuận đột biến cho HMR trong trường hợp công ty tận dụng giai đoạn Chính phủ đẩy mạnh các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông.
HMR đang định hướng mở rộng mảng xây lắp nhằm tận dụng lợi thế sẵn có và mở rộng nguồn thu ra ngoài lĩnh vực đường sắt.
Năm 2021, SHS ước tính HMR đạt 86,5 tỷ đồng doanh thu, tăng 16% và 6,58 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 21% so với năm trước. EPS điều chỉnh do pha loãng năm 2021 dự báo đạt 1.616 đồng/CP.
Năm 2022, SHS dự báo HMR đạt 100.2 tỷ đồng doanh thu, tăng 13% và 8,56 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 30% so với năm trước. EPS năm 2022 dự báo đạt 1,525 đồng/CP.
Cổ phiếu HMR chào sàn ở mức P/E dự phóng 2021 là 9.71x, thấp hơn đáng kể so với mức PE 13.2x của các doanh nghiệp khai thác đá cùng ngành.
SHS xác định giá trị hợp lý đối với cổ phiếu HMR là 22.000 đồng/cp.
Rủi ro đầu tư: Rủi ro liên quan đến việc gia hạn thời gian khai thác mỏ đá vào cuối năm 2025. Tuy nhiên chúng tôi đánh giá mức độ rủi ro thấp. Quy mô vốn, tài sản cố định nhỏ là yếu tố hạn chế đối với HMR khi đấu thầu các công trình trong mảng thi công xây lắp.
Xem thêm: Đội lái chứng khoán là gì? Những chiêu trò thao túng giá cổ phiếu
CTCK Kiến thiết Việt Nam (CSI)
Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD – sàn HOSE) là doanh nghiệp dẫn đầu ngành trong hơn 10 năm qua, tuy nhiên kể từ giai đoạn cuối 2018 – 2020, vị thế của doanh nghiệp đã bắt đầu lung lay do vấn đề mâu thuẫn lợi ích giữa các nhóm cổ đông gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả kinh doanh 2 năm sau đó.
Khó khăn chồng chất khó khăn bởi những hệ lụy do dịch bệnh mang lại, làm cho hoạt động kinh doanh của CTD trở nên kém sắc. Tuy vậy, một điểm sáng le lói xuất hiện của 25.000 tỷ đồng tổng giá trị hợp đồng ký mới cao trong thời điểm cuối năm 2021 (tăng 16.000 tỷ so với cùng kỳ) đã cho thấy những tín hiệu của những vấn đề liên quan đến quản trị đã đi qua, khởi đầu minh chứng được sự tái cơ cấu đạt hiệu quả.
Triển vọng ngành xây dựng: Từng bước đi lên sau những năm tháng “dồn nén” bởi dịch bệnh. Giãn cách xã hội đã hạn chế hầu hết các hoạt động bao gồm cả hoạt động xây dựng. Với nguồn cung tương lai dồi dào cùng nguồn cầu mạnh được minh chứng vào nửa đầu năm 2021, một triển vọng đầy hứa hẹn cho thị trường xây dựng với sự hồi phục nhanh chóng và mức giao dịch trở lại như trước đại dịch
Từng bước gia nhập mảng xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết định huy động vốn hợp lý cho năm 2022. Quyết định huy động 500 tỷ đồng trái phiếu của doanh nghiệp là khá hợp lý trong thời điểm (1) thiếu vốn do tình hình kinh doanh khó khăn 2) thực hiện lượng backlogs lớn trong 2022. Chúng tôi cũng không quá lo ngại về khả năng thanh toán lượng trái phiếu huy động của CTD do nền tảng tài chính vững mạnh và sự hồi phục khả quan của tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
Chúng tôi ước tính doanh thu thuần năm 2022 đạt 22.000 tỷ đồng (tăng 153% so với năm trước); backlogs CTD sẽ duy trì trên 25.000 tỷ trong những năm sau, biên lợi nhuận gộp được cải thiện ít nhất trên 5% trong các quý sau đi cùng với những tín hiệu hồi phục tích cực của ngành và doanh nghiệp. Từ đó giá trị thực của CTD trong cuối 2021 vào khoảng 119.300 đồng/CP và 134.100 đồng/CP vào trong năm 2022, theo phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF trong giai đoạn 2021 - 2030.
Xem thêm: Luật chống độc quyền là gì? Vai trò của Luật chống độc quyền trong môi trường kinh doanh Việt Nam
Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC
Mức Stock Rating của GIL (CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh – sàn HOSE) ở mức 75 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TRUNG TÍNH mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá của GIL đóng cửa điều chỉnh nhẹ với KLGD tăng mạnh so với mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá vẫn giao dịch dưới mức kháng cự 70.50, đặc biệt đồ thị giá hình thành mô hình đảo chiều ngắn hạn Head & Shoulder cho nên nếu đồ thị giá vượt được mức kháng cự 70.50 thì mô hình đảo chiều sẽ được xác nhận với mức mục tiêu ngắn hạn 80.00.
Hệ thống chỉ báo xu hướng ngắn hạn của GIL đã xuất hiện tín hiệu mua vào ngày 06/01/2022 với lợi nhuận tạm tính đạt -2,02% cho nên FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể NẮM GIỮ và tăng tỷ trọng khi đồ thị giá vượt được mức kháng cự 70.50.
Xem thêm: Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của thị trường độc quyền