Cổ phiếu “họ” FLC chìm trong tuần giông bão sau sự việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC bán 74,8 triệu cổ phiếu không công bố, Thanh khoản mất hút, nhà đầu tư bán tháo bằng mọi giá. Chỉ sau một tuần, vốn hoá đã bốc hơi hơn 4.500 tỷ đồng.
Theo Tiền Phong, phiên giao dịch cuối tuần, trong khi nhóm bất động sản giao dịch có phần khởi sắc trở lại, thì cổ phiếu “họ” FLC vẫn trắng bên mua. FLC, ROS, HAI, AMD, KLF, ART tiếp tục giảm sàn.
Tuần qua, “họ” FLC lao dốc hết biên độ, thị giá bốc hơi tới khoảng 30%. Nhà đầu tư tiếp tục đặt bán bằng mọi giá, nhưng số lượng khớp chỉ nhỏ giọt vài trăm nghìn đơn vị/ mã. Kết phiên, ROS dư bán 88,7 triệu cổ phiếu, FLC “nằm sàn” hơn 64,6 triệu cổ phiếu, HAI, AMD dư trên dưới 20 triệu cổ phiếu.
Qua 1 tuần, vốn hoá FLC giảm từ hơn 16.000 tỷ đồng (7/1), xuống 11.430 tỷ đồng (14/1), “bốc hơi” hơn 4.500 tỷ đồng. Vốn hoá ROS sụt giảm khoảng 2.800 tỷ đồng. HAI, AMD, KLF, ART cũng trong tình trạng tương tự. Tổng cộng, vốn hóa thị trường của các cổ phiếu “họ” FLC kể trên đã “bốc hơi” khoảng 28.000 tỷ đồng.
Sau 3 phiên, nhóm cổ phiếu "họ" FLC liên tục giảm sàn, nhiều công ty chứng khoán mạnh tay cắt margin các mã này. CTCP BSC đã thông báo loại các mã cổ phiếu FLC, ROS, ART, AMD, KLF, HAI ra khỏi danh mục được phép ký quỹ (margin).
Yuanta Việt Nam cũng điều chỉnh tỉ lệ ký quỹ đối với cổ phiếu FLC. Công ty cắt margin đối với cổ phiếu FLC của CTCP Tập đoàn FLC, tỉ lệ cho vay trước đó 20%. Ngoài ra, Yuanta Việt Nam còn hạ tỷ lệ đối với cổ phiếu CII từ 40% xuống còn 30%.
Dù chưa có thông tin chính thức, danh mục ký quỹ của Chứng khoán VPS trên website công ty đã không còn đại diện "họ" FLC.
Các công ty chứng khoán khác cũng dè dặt trong việc ký quỹ với cổ phiếu thuộc loại nóng này. Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam giữ nguyên tỉ lệ cấp margin là 20% đối với FLC, Chứng khoán VNDirect là 30%...
Toàn cảnh vụ Chủ tịch FLC bán cổ phiếu không công bố
Phiên giao dịch 10/1, cổ phiếu FLC ghi nhận khối lượng khớp lệnh đột biến hơn 135 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 3.107 tỷ đồng. Số lượng cổ phiếu FLC này tương đương 19% vốn điều lệ công ty.
Chiều 10/1, UBCKNN nhận được báo cáo của HoSE về việc ông Trịnh Văn Quyết bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin. Ngay đêm 10/1, UBCKNN quyết định phong toả các tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết
Tối 11/1, HoSE thông báo hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1 của ông Trịnh Văn Quyết.
Ngày 12/1, những nhà đầu tư mua đối ứng 74,8 triệu cổ phiếu FLC ông Quyết bán ra, đã nhận được thông báo huỷ giao dịch, hoàn tiền.
Về việc huỷ giao dịch bán cổ phiếu FLC không đúng quy định của ông Trịnh Văn Quyết, lãnh đạo UBCKNN cho biết, đây là biện pháp chưa có tiền lệ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Diễn biến mới đây nhất, hôm nay (18/01), UBCKNN đã ban hành Quyết định số 34/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn FLC.
Cụ thể, ông Trịnh Văn Quyết bị phạt 1,5 tỷ đồng vì bán 74,8 triệu cổ phiếu cổ phiếu FLC tương ứng 748.000.000.000 đồng mệnh giá cổ phiếu FLC vào ngày 10/01/2022 nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.
Ngoài bị phạt tiền, ông Quyết còn bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 05 tháng, quy định tại điểm b Khoản 7 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 27 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP.
Hiện ông Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất sở hữu 215,4 triệu cổ phiếu FLC, tương đương 30,34% vốn của Tập đoàn. Sau khi hủy giao dịch, tỉ lệ sở hữu của ông Quyết tại FLC không thay đổi. Tuy nhiên, vi phạm này của ông Quyết tác động tâm lý đến nhà đầu tư khiến các cổ phiếu "họ FLC" đã bị bán tháo, rớt giá, và mất thanh khoản trong nhiều phiên liên tiếp.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ra quyết định xử phạt hành vi bán cổ phiếu "chui" của Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết 1,5 tỷ đồng và đình chỉ giao dịch 5 tháng.
Các tổ chức tín dụng (TCTD) đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 2,26 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ hơn 3,9 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến nay đạt trên 7,6 triệu tỷ đồng cho khoảng 1,32 triệu khách hàng.
Theo dữ liệu chính thức, giá nhà mới của Trung Quốc trong tháng 12 đã giảm chậm hơn so với tháng 11 do việc nới lỏng các quy định kiểm soát về tài chính và các chương trình khuyến mãi của các nhà phát triển bất động sản đã giúp ổn định nhu cầu.
Báo cáo mới nhất từ công ty an ninh mạng Check Point tiết lộ DHL, Microsoft, WhatsApp là những thương hiệu hàng đầu bị tội phạm giả mạo để thực hiện tấn công lừa đảo trong quý 4/2021.
Một trong các quyết định đầu tư tồi tệ nhất của Warren Buffett trong sự nghiệp chính là việc Berkshire Hathaway bán sớm cổ phần tại Wells Fargo và hai ngân hàng lớn khác hồi năm 2020.
Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.