Có những nguồn thu nhập nào từ việc đầu tư vào chứng khoán? Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng nắm rõ.
Có những nguồn thu nhập nào từ việc đầu tư vào chứng khoán? Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng nắm rõ.
Lãi kinh doanh hàng năm của công ty được trích ra một phần chia cho cổ đông. Nguồn thu này được gọi là cổ tức. Cổ tức không cố định mà có thể tăng, giữ nguyên hay giảm từ năm này sang năm khác, phụ thuộc vào tình hình sản xuất – kinh doanh của từng doanh nghiệp. Có năm mức cổ tức cao gấp hai, ba lần mức trung bình do những nguồn thu đột xuất của công ty mang lại. Tuy nhiên, có năm lại rất thấp hoặc không có cổ tức.
=> Xem thêm: Bất chấp khối nợ ngày càng phình to, ông chủ Evergrande vẫn nhận hơn 8 tỷ USD cổ tức về túi riêng
Sau khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư chờ cơ hội, quan sát diễn biến thị trường. Lúc giá lên cao, nhà đầu tư có quyền bán ra bất kỳ thời điểm nào. Có khi phần lãi tăng rất đột biến do nhiều nguyên nhân nằm ngoài hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
Đối với các nhà đầu tư lớn dưới dạng các định chế như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí… cổ tức đóng vai trò nhất định vì nó đảm bảo nguồn thu hiện thực cho họ.
Trái lại, với các nhà đầu tư nhỏ và đầu cơ chứng khoán, họ đặt nhiều hy vọng vào lãi vốn hơn là trông chờ vào cổ tức. Mức độ cổ tức công ty chi trả hàng năm cho cổ đông thường được so sánh với lãi suất tiền gửi.
=> Xem thêm: 8 rủi ro gắn liền với mọi cổ phiếu mà nhà đầu tư nên biết
Doanh nghiệp đang trong quá trình tăng trưởng mạnh thường chứng kiến giá cổ phiếu tăng tương ứng.
Ví dụ:
Cổ phiếu A năm 2019 có lợi nhuận là 100 tỷ đồng, nếu nhà đầu tư trả giá gấp 10 lần lợi nhuận (P/E=10 lần) thì tổng giá thị trường của cổ phiếu là 1.000 tỷ đồng.
Năm 2020, lợi nhuận tăng lên 140 tỷ đồng, nếu P/E = 10 lần, khi đó tổng giá thị trường của cổ phiếu sẽ là 1.400 tỷ đồng, tương ứng tăng 40%. Ngược lại, những doanh nghiệp không tăng trưởng hoặc giảm lợi nhuận thì giá cổ phiếu thường sẽ có đà tăng chậm, thậm chí giảm giá.
=> Xem thêm: Top 10 thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu năm 2021
Doanh nghiệp có định giá càng thấp thì cơ hội tăng giá càng mạnh. Ví dụ, cổ phiếu A có lợi nhuận là 100 tỷ, nếu P/E hiện tại = 5 lần thì giá thị trường toàn bộ cổ phiếu là 500 tỷ đồng. Nếu như cổ phiếu A rất tốt và được định giá lại với P/E = 10 lần thì giá thị trường toàn bộ cổ phiếu sẽ tăng 100% từ 500 tỷ đồng lên 1,000 tỷ đồng.
Ngược lại với những doanh nghiệp định giá đắt thì giá cổ phiếu không tăng hoặc có thể giảm mạnh trong tương lai.
=> Xem thêm: Warren Buffett áp dụng công thức định giá tài sản từ 2.600 năm trước
Giá cổ phiếu tăng hay giảm ngoài phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và định giá của doanh nghiệp thì còn phụ thuộc vào xu hướng thị trường chứng khoán. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, giá cổ phiếu thường giảm mạnh và bị định giá thấp. Trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng mạnh, giá cổ phiếu thường tăng mạnh và được định giá rất cao.
=> Xem thêm: Đường xu hướng (Trendline) là gì? Ứng dụng trong phân tích kỹ thuật
Để có được nguồn thu nhập cao từ cổ phiếu nhà đầu tư cần lựa chọn các cổ phiếu của các doanh nghiệp có các tiêu chí sau:
1. Doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng tốt
2. Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh mạnh và bền vững có thể duy trì lâu dài, bên cạnh đó là quản trị công ty được đánh giá tốt
3. Cổ phiếu của doanh nghiệp đang bị định giá thấp (có thể tham khảo yếu tố này từ các bài phân tích của các công ty chứng khoán)
4. Doanh nghiệp có chi trả cổ tức bằng tiền mặt tương đối cao so với thị giá.
=> Xem thêm: Năm 2021 nên mua cổ phiếu nào tiềm năng năng để đầu tư dài hạn?