ByteDance, chủ sở hữu TikTok đã giải tán bộ phận đầu tư của mình, theo một phát ngôn viên của công ty.
ByteDance, chủ sở hữu TikTok đã giải tán bộ phận đầu tư của mình, theo một phát ngôn viên của công ty.
Theo Asia Nikkei, ByteDance, chủ sở hữu của ứng dụng mạng xã hội nổi tiếng TikTok, hay còn biết đến với cái tên Douyin tại thị trường Trung Quốc, đang trong quá trình giải thể bộ phận đầu tư chiến lược của mình trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh thắt chặt giám sát các công ty công nghệ trong nước.
Một giám đốc điều hành cấp cao của ByteDance chia sẻ rằng kỳ lân công nghệ lớn nhất thế giới không có ý định dừng đầu tư vào các công ty khác, mà thay vào đó sẽ xử lý chúng thông qua các bộ phận hiện có và tập trung vào các giao dịch liên quan đến trọng tâm kinh doanh hiện tại của công ty.
Xem thêm: Đã có cách phân biệt hàng thật hàng giả trên TikTok, Youtube
Các thành viên của bộ phận đầu tư chiến lược, đơn vị được cho là có số lượng nhân viên dưới 100 người, sẽ có thời hạn ba tháng để tìm các vai trò khác trong công ty.
CEO tập đoàn này cho biết: "Bộ phận đầu tư chiến lược của ByteDance chưa bao giờ rầm rộ như các công ty công nghệ lớn khác, vì vậy đôi khi nhân viên trong bộ phận kinh doanh đầu tư không có tinh thần hoàn thành công việc cao và họ sẽ xin chuyển sang các bộ phận khác".
Phần lớn sự tăng trưởng của TikTok ở Mỹ và các thị trường khác đến sau khi ByteDance tiến tới hợp nhất công ty với Musical.ly, một dịch vụ tương tự mà họ đã mua với giá 800 triệu USD vào năm 2017. Năm đó, công ty cũng mua ứng dụng di động News Republic, một sản phẩm gần giống với ứng dụng Jinri Toutiao ở Trung Quốc với giá 86,6 triệu USD.
Phần lớn trong số khoảng 100 khoản đầu tư mà ByteDance đã thực hiện là các giao dịch nhỏ, thường là tham gia vào vòng gọi vốn của một startup.
Theo dữ liệu từ công ty dịch vụ Dealogic, kỳ lân lớn nhất thế giới đã thực hiện khoảng 20 thương vụ như vậy vào năm ngoái, tập trung vào các lĩnh vực trò chơi điện tử, robot, vi mạch và các dịch vụ kinh doanh trực tuyến. Ngoài ra, ByteDance cũng đầu tư vào chuỗi nhà hàng lẩu và nhà sản xuất bàn chải đánh răng điện.
Các thương vụ mua lại hoàn toàn sau đó bao gồm studio Moonton Games và nhà sản xuất tai nghe thực tế ảo Pico Interactive, được cho là đã tiêu tốn của ByteDace khoản tiền lên tới 5 tỷ nhân dân tệ (787 triệu USD).
"Hoạt động kinh doanh cốt lõi của ByteDance đã trưởng thành và các vụ mua lại của công ty ngày càng ít rầm rộ hơn. ByteDance có tuổi đời ngắn hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này rất tốt cho họ khi tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp", một nhà quản lý quỹ ở Bắc Kinh cho biết khi so sánh tập đoàn này với các ông lớn trong ngành như Alibaba Group Holding và Tencent Holdings.
Xem thêm: 2 cách download video TikTok at Downtik.com đơn giản
Trong những tháng gần đây, Cục Giám sát Thị trường Nhà nước Trung Quốc đã liên tục phạt Tencent và Alibaba 500.000 nhân dân tệ vì các thương vụ mua lại mà họ được cho là đã không báo cáo với các cơ quan quản lý.
Điều này khiến các công ty công nghệ khác cũng bị ảnh hưởng. Chính ByteDance đã nhận một hình phạt như vậy vào tháng 11 năm ngoái vì không báo cáo khoản đầu tư trong năm 2019 vào nhà sản xuất loa không dây Shenzhen Airsmart Technology.
Cũng trong năm 2021, cơ quan chính phủ Trung Quốc đã ngăn chặn việc sáp nhập các trang web phát trực tuyến trò chơi điện tử Huya và DouYu do Tencent hậu thuẫn vì lý do cạnh tranh. Đây là sự can thiệp đầu tiên vào các vụ sáp nhập trong lĩnh vực công nghệ của nhà nước.
Xem thêm: Cuộc chiến giữa các MXH: Facebook trả tiền để người dùng 'chuyển nhà' từ TikTok về nền tảng của mình
Tencent sau đó đã rút lui khỏi một số khoản đầu tư cao cấp của mình trong những tuần gần đây, đồng thời thông báo rằng sẽ thoái phần lớn cổ phần nắm giữ trong nhà bán lẻ trực tuyến JD.com cho các cổ đông như một khoản cổ tức đặc biệt trị giá 16 tỷ USD. Ngoài ra, họ cũng bán lượng cổ phần đang nắm giữ trong tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, Sea, trị giá tương đương 3 tỷ USD.
Tính riêng trong ngày 19/1, một Giám đốc điều hành của ByteDance cho biết Nick Tran, người đứng đầu bộ phận tiếp thị toàn cầu của TikTok, đã rời công ty cách đây hai hoặc ba tuần. Ông Nick Tran, người gia nhập công ty vào năm 2020 sau khi làm việc tại Hulu và Samsung Electronics, được ghi nhận là người đã nâng cao tầm ảnh hưởng và vị thế của mạng xã hội TikTok.
Trong một diễn biến khác, một bảng xếp hạng mới được công bố ngày 19/1 về các công ty tư nhân có giá trị lớn nhất Trung Quốc của Viện nghiên cứu Hurun cho thấy giá trị thị trường hiện tại của ByteDance là 351,6 tỷ USD, tăng 221% so với một năm trước, chỉ xếp sau hai ông lớn là Tencent và Alibaba, những công ty đã lên sàn từ lâu.