Cùng với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam với độ phủ vắc xin tăng nhanh đang bắt đầu mở cửa trở lại sau thời gian dài giãn cách xã hội để phòng, chống dịch.
Cùng với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam với độ phủ vắc xin tăng nhanh đang bắt đầu mở cửa trở lại sau thời gian dài giãn cách xã hội để phòng, chống dịch.
Số ca nhiễm tại Việt Nam có xu hướng giảm dần trong hơn một tháng qua với số ca nhiễm mỗi ngày duy trì trên dưới 5.000 ca, giảm hơn 1/3 so với mức kỷ lục gần 17.000 ca ghi nhận vào cuối tháng 8.
Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ 118/121 của tháng 9 lên thứ 95 trong xếp hạng Chỉ số phục hồi Covid-19 tháng 10 của Nikkei Asia.
Campuchia cũng tăng 29 bậc lên vị trí thứ 47, còn Malaysia tăng 52 bậc lên thứ 50. Cả Campuchia và Malaysia đều đang đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19.
Trong khi đó, Thái Lan, tăng 14 bậc lên vị trí 95, đã bắt đầu cho phép du khách quốc tế đã tiêm đủ vắc xin nhập cảnh miễn cách ly từ đầu tháng 11 nhằm “cứu” ngành du lịch đang tê liệt do ảnh hưởng của dịch.
Tại châu Á, Nhật Bản tăng vọt lên vị trí thứ 6 (từ vị trí 14 của tháng trước) với số ca nhiễm hàng ngày được duy trì ở mức dưới 300 ca – giảm đáng kể so với mức trên 25.000 ca hồi tháng 8. Nhật Bản hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất châu Á.
Nhật Bản nhận được số điểm 26/30 về tiêm chủng, xếp thứ 9 trong số tất cả các quốc gia. Hơn 72% dân số của nó đã được tiêm chủng đầy đủ vào cuối tháng 10, cao hơn tỷ lệ ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.
Ở chiều ngược lại, Singapore, quốc gia có độ phủ vắc xin cao nhất châu Á, tụt 30 bậc xuống vị trí thứ 100 do đợt bùng phát dịch mạnh thời gian gần đây.
Nhìn chung, Nhật Bản đã ghi nhận 1,72 triệu trường hợp mắc và hơn 18.000 trường hợp tử vong do covid-19. Singapore đã ghi nhận hơn 200.000 ca nhiễm trùng và số ca tử vong dưới 450.
Lý giải về sự trái ngược giữa Nhật Bản và Singapore dù cùng có tỷ lệ tiêm chủng cao, một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể liên quan tới cách ứng phó của hai quốc gia ở giai đoạn đầu của đại dịch. Theo đó, từ khi dịch bùng phát, Nhật Bản ghi nhận số ca nhiễm cao hơn nên hiện có sự miễn dịch cộng đồng rộng rãi hơn so với Singapore – quốc gia duy trì chiến lược “Zero Covid” từ đầu dịch.
Tính đến thứ Tư, 85% người Singapore đã được tiêm chủng đầy đủ, trong đó có 17% đã được tiêm các mũi nhắc lại. Theo quan chức y tế Janil Puthucheary, mặc dù số ca vẫn tăng, nhưng tỷ lệ bao phủ vắc-xin rộng rãi đã giúp hạn chế tỷ lệ tử vong của ca bệnh xuống còn 0,2% - tương đương với tỷ lệ tử vong do viêm phổi, theo quan chức y tế Janil Puthucheary.
Trong xếp hạng tháng 10, Trung Quốc – nước vẫn tiếp tục áp dụng chiến lược “Zero Covid” với các biện pháp phong tỏa và cách ly nghiêm ngặt, đứng vị trí thứ 8, tăng một bậc so với tháng trước.
Trong một báo cáo công bố vào tháng 8, Economist Intelligence Unit dự báo Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt tới quý 3/2022, thời điểm nước này có thể đạt được độ phủ tiêm vắc xin mũi tăng cường cao.
4 quốc gia Trung Đông, trong đó có Bahrain và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), tiếp tục trụ vững trong top 10 của Chỉ số phục hồi Covid-19. Hiện tại, top 10 chỉ có hai đại diện châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhiều quốc gia châu Âu như Anh, Hy Lạp, Pháp, Đức… tụt hạng mạnh do dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng trở lại với số ca nhiễm tăng mạnh thời gian gần đây.
Chỉ số Phục hồi Covid-19 của Nikkei Asia được công bố vào cuối mỗi tháng, đánh giá 121 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên tình hình kiểm soát dịch bệnh, việc triển khai tiêm vắc xin và mức độ giãn cách trong xã hội. Quốc gia có chỉ số càng cao thì càng tiến gần tới trạng thái phục hồi với số ca nhiễm Covid-19 thấp, tỷ lệ tiêm vắc xin cao và/hoặc ít phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn.