Dịch Covid-19 đã tạo nên xu hướng mới nào cho thị trường bán lẻ Việt?

Thứ năm, 11/11/2021 | 15:46 Theo dõi CFĐT trên

Trở lại cuộc sống bình thường mới, ngành bán lẻ đang chứng kiến sự thay đổi trong thói quen mua sắm của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Nếu như giai đoạn dịch chứng kiến sự “bùng nổ” của kênh trực tuyến (online) thì hậu dịch, sự “thèm khát” được trải nghiệm mua sắm trực tiếp (offline) sau thời gian bị “đè nén” lại lên ngôi, tạo động lực tăng trưởng mới cho thị trường.

Tiêu dùng đa kênh – “đòn bẩy” thúc đẩy hồi phục thị trường bán lẻ

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), số người chọn hình thức mua sắm trực tuyến tăng nhanh trong nửa đầu năm 2021 do các hoạt động giãn cách và hạn chế tiếp xúc trong dịch.

Tuy nhiên, có một thực tế được giới chuyên gia và cả người tiêu dùng không thể phủ nhận, các kênh bán hàng trực tuyến dù có nhiều ưu thế nhưng vẫn không thể thay thế thói quen mua sắm trực tiếp của người tiêu dùng. Với những ưu thế nổi trội từ trải nghiệm sản phẩm “thực”, dịch vụ “thực” đến chủ động thời gian mua, nhận hàng, mua sắm truyền thống vẫn luôn được người tiêu dùng ưu tiên tiếp cận.

Người tiêu dùng vẫn ưu tiên trải nghiệm sản phẩm “thực”, dịch vụ “thực”
Người tiêu dùng vẫn ưu tiên trải nghiệm sản phẩm “thực”, dịch vụ “thực”

Thực tế cho thấy, khi dịch Covid-19 bùng phát ở TP. Hồ Chí Minh vào tháng 6 vừa qua, các hệ thống bán lẻ cung ứng sản phẩm đáng tin cậy, tuân thủ các quy định phòng dịch như siêu thị, cửa hàng vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của mọi người.

Sau giãn cách thì việc hàng loạt cửa hàng mua sắm, ăn uống đồng loạt mở cửa trở lại trở thành “hiện tượng” được chào đón và mong chờ nhất của người tiêu dùng. Điều này theo lí giải bởi “trải nghiệm thực tế” của người tiêu dùng đã bị kìm hãm, dồn nén trong thời gian dài mà trước đó, hình thức mua hàng online dù thuận tiện nhưng không thể thỏa mãn được nhu cầu và cảm giác trải nghiệm thực sự.

Theo đó, đến nay, nhiều doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường đã và đang nhanh chóng thay đổi chiến lược kinh doanh. Theo một nghiên cứu của CBRE Việt Nam, đông đảo doanh nghiệp đang dần áp dụng song song hai hình thức phân phối: từ online sang offline và từ offline sang online nhằm tăng cường điểm chạm dành cho khách hàng và tăng tỉ lệ quyết định mua sắm.

Điểm tựa đáng tin từ trung tâm thương mại “all-in-one”

Từ những cuộc “mua sắm trả thù” thời kỳ hậu giãn cách, dễ nhận thấy xu hướng mua sắm mới mà người tiêu dùng đang “theo đuổi”. Các khách hàng thế hệ “bình thường mới” đang có xu hướng hạn chế di chuyển tới nhiều địa điểm công cộng, mà lựa chọn các điểm đến đáp ứng được đa dạng nhu cầu, tiện nghi và an toàn. Việc tích hợp tất cả các nhu cầu mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí tại một điểm đã giúp các TTTM “all-in-one” giữ vững vị thế là điểm đến hàng đầu của khách hàng ở mọi thời điểm.

“Mua sắm trả thù” thời hậu giãn cách
“Mua sắm trả thù” thời hậu giãn cách

Nghiên cứu của Deloitte cũng chỉ ra, ưu tiên hàng đầu của khách hàng Việt Nam đặt ra là trải nghiệm mua sắm khác biệt. Không chỉ chú trọng nhu cầu về sự thoải mái, tiện nghi, khách hàng còn mong đợi các trải nghiệm mang tính cá nhân hóa tại cửa hàng. Đó là yêu cầu chỉ những TTTM lớn mới có khả năng đáp ứng.

Ngoài cung cấp các dòng sản phẩm đa dạng từ mua sắm hàng thời trang, phụ kiện, đồ gia dụng, nhà bếp đến các dịch vụ nhà hàng ăn uống, café, hay khu vui chơi giải trí, rạp phim, thủy cung, sân băng... một số TTTM lớn tại Việt Nam còn tích hợp công nghệ thông minh, mang lại những trải nghiệm mua sắm tiện nghi, vượt trội hơn cho khách hàng và hiệu quả kinh doanh tích cực hơn cho thị trường bán lẻ.  

Đây là lý do hàng loạt thương hiệu quốc tế lớn như H&M, Uniqlo, Fila, Decathlon, Haidilao Hot Pot, The Bodyshop… vẫn tiếp tục mở rộng hệ thống cửa hàng tại Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các TTTM lớn như hệ thống Vincom tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số thành phố đô thị loại I ngay trong thời điểm thị trường vừa khởi động lại. Đây cũng là chiến lược kinh doanh của nhiều thương hiệu quốc tế và nội địa khác để đón đầu xu hướng người tiêu dùng, nắm chắc lợi thế trong cuộc đua chiếm lĩnh thị trường.

Theo Deloitte, việc nhạy bén, nhanh chóng thích ứng và đón đầu xu hướng tiêu dùng, chú trọng nâng cao trải nghiệm khách hàng tại những điểm đến vàng như các TTTM lớn sẽ là chìa khóa phục hồi và phát triển hơn nữa cho doanh nghiệp nói riêng và thị trường bán lẻ nói chung trong thời gian tới.

P.V
Theo VnMedia.vn Copy
Mua sắm trực tuyến bùng nổ ở Đông Nam Á, kỳ vọng dòng vốn lớn đổ vào fintech

Mua sắm trực tuyến bùng nổ ở Đông Nam Á, kỳ vọng dòng vốn lớn đổ vào fintech

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, đã có thêm 70 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á.
Hà Nội: Thị trường giá đất nền vẫn ở ngưỡng cao

Hà Nội: Thị trường giá đất nền vẫn ở ngưỡng cao

Theo báo cáo về thị trường bất động sản quý III của Bộ Xây dựng, nhìn chung, giá đất nền cơ bản không thay đổi so với quý trước. Tại khu vực miền Bắc, đặc biệt tại Hà Nội, giá đất nền vẫn ở ngưỡng cao.
Căn hộ đắt nhất châu Á vừa được bán với giá hơn 82 triệu USD

Căn hộ đắt nhất châu Á vừa được bán với giá hơn 82 triệu USD

Một căn hộ ở Hồng Kông vừa được bán với giá 640 triệu Đôla Hồng Kông (HKD), tương đương 82,2 triệu USD, trở thành căn hộ đắt nhất châu Á tính theo đơn vị ft2. Đây được xem là một dấu hiệu nữa cho thấy sự sôi động của phân khúc thị trường bất động sản cao cấp ở Hồng Kông.
Elon Musk bán hơn 1 tỷ USD cổ phiếu Tesla để nộp thuế

Elon Musk bán hơn 1 tỷ USD cổ phiếu Tesla để nộp thuế

Theo một báo cáo mới công bố, CEO Elon Musk đang bán ra một lô cổ phiếu Tesla theo kế hoạch được triển khai từ ngày 14/9 . Số lượng cổ phiếu được bán ra là hơn 930.000 CP, trị giá hơn 1,1 tỷ USD.
Mới lên sàn, hãng xe điện ‘mới toanh’ Rivian đã chạm vốn hoá 100 tỷ USD

Mới lên sàn, hãng xe điện ‘mới toanh’ Rivian đã chạm vốn hoá 100 tỷ USD

Trong phiên giao dịch đầu tiên trên sàn chứng khoán New York ngày 10/11, giá cổ phiếu Rivian Automotive Inc. đã tăng tới 29%. Dù chốt phiên với mức tăng ít hơn, hãng xe điện còn ít tên tuổi này đã đạt mức vốn hoá lớn hơn cả hai hãng xe lớn nhất của Mỹ là GM và Ford Motor.
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Next-G đến thăm và tặng quà tại Sơn La

Next-G đến thăm và tặng quà tại Sơn La

Ngày 7/10, Quỹ từ thiện Next-G cùng Nhóm thiện nguyện Từ Tâm và các nhà hảo tâm phối hợp với Đồn Biên phòng Chiềng Sơn tổ chức chương trình “Thắp sáng đường biên” và “Phiên chợ 0 đồng” tại xã Tân Xuân, Vân Hồ, Sơn La.
Next-G Foundation đến thăm hỏi gia đình những nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

Next-G Foundation đến thăm hỏi gia đình những nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

Ngày 9/10, Quỹ từ thiện Next-G và Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tới thăm hỏi và chia sẻ cùng 10 hộ gia đình là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini thảm khốc khiến 56 người chết tại Khương Hạ, Hà Nội đêm ngày 12/9.
Next-G Foundation phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ tặng quà xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn

Next-G Foundation phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ tặng quà xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn

Ngày 23/9, Quỹ Next-G phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ Quận Hoàn Kiếm, Hội Chữ Thập Đỏ Phường Hàng Trống và Hàng Bạc đã tổ chức chuyến từ thiện, tặng quà cho Nhà văn hóa, UBND xã Kim Lũ, Trường Mẫu Giáo và những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Kim Lũ.
Cafe Khởi nghiệp