Áp thuế chống bán phá giá tạm thời sợi dài polyester từ 4 quốc gia

Thứ bảy, 04/09/2021 | 12:07 Theo dõi CFĐT trên

Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất và xuất khẩu sợi dài polyester của Ấn Độ là 54,9%; Indonesia là 21,94%; Malaysia là 21,23%; Trung Quốc từ 3,36% - 17,45%.

Áp thuế chống bán phá giá tạm thời sợi dài polyester từ Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ
Áp thuế chống bán phá giá tạm thời sợi dài polyester từ Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết sau khi thực hiện điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester (sợi filament) có xuất xứ từ Indonesia, Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ, Bộ đã sơ bộ kết luận các sản phẩm này đang bán phá giá vào Việt Nam.

Theo đó, ngày 31/8 Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 2080 áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ 4 quốc gia này. Quyết định có hiệu lực thi hành sau ba ngày tính từ ngày được ban hành.

Quyết định 2080 áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ 4 quốc gia
Quyết định 2080 áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ 4 quốc gia

Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời được phân loại theo mã HS: 5402.33.00, 5402.46.00, 5402.47.00.

Cụ thể, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất và xuất khẩu của Ấn Độ là 54,9%; Indonesia là 21,94%; Malaysia là 21,23%; Trung Quốc từ 3,36% - 17,45%.

Thời gian áp dụng 120 ngày kể từ khi Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực (trừ khi được gia hạn, thay đổi, hủy bỏ theo quy định của pháp luật).

Theo Cục Phòng vệ thương mại kết quả điều tra cho thấy trong thời kỳ điều tra từ năm 2017 đến năm 2019, lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia gia tăng đột biến. Lượng nhập khẩu từ 189.262 tấn trong năm 2017 đã tăng lên tới 300.000 tấn trong năm 2019. 

Trong bối cảnh Covid-19, nhập khẩu sản phẩm sợi filament trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt gần 258.000 tấn, tăng tới 37% so với cùng kỳ năm 2020. Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá là nguyên nhân chính gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

"Việc điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước, tăng cường tính tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. 

Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), tạo điều kiện cho nhiều ngành kinh tế, trong đó có dệt may mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế quan, ngành sản xuất trong nước phải đáp ứng quy tắc xuất xứ chặt chẽ theo từng FTA. 

Do vậy, việc tăng cường chủ động sản xuất  nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu về xuất xứ sẽ giúp ngành dệt may tận dụng được lợi ích từ các FTA", Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh.

Trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ, theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương Bộ Công Thương đã ban hành quyết định tạm thời về vụ việc. 

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để thu thập thông tin, làm rõ các nội dung, đánh giá tác động toàn diện của vụ việc trước khi đưa ra quyết định chính thức theo đúng quy định pháp luật.

Vụ việc được điều tra từ tháng 4/2020 trên cơ sở đề nghị của của ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 11/2019.

Trong quá trình điều tra, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Indonesia, Malaysia Trung Quốc và Ấn Độ, tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước cũng như xem xét, tính toán tác động đối với các ngành sản xuất hạ nguồn sử dụng hàng hoá bị điều tra.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Việt Nam duy trì mức thuế chống bán phá giá với thép chữ H của Malaysia

Việt Nam duy trì mức thuế chống bán phá giá với thép chữ H của Malaysia

Sau khi cân nhắc tác động kinh tế - xã hội và tình hình cung - cầu hiện nay, Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ Malaysia ở mức 10,64%.
Hoa Kỳ kết luận về thuế chống bán phá giá với ống dẫn dầu từ Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận về thuế chống bán phá giá với ống dẫn dầu từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết quả rà soát hành chính lần thứ 3 cho giai đoạn từ ngày 1/9/2018 - 31/8/2019 đối với ống dẫn dầu nhập khẩu xuất xứ từ Việt Nam.
Bán phá giá là gì? Nguyên nhân, quy định pháp lý và các biện pháp chống bán phá giá

Bán phá giá là gì? Nguyên nhân, quy định pháp lý và các biện pháp chống bán phá giá

Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu bán phá giá là gì? Nguyên nhân hình thành, quy định pháp lý và các biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam và thế giới.
Giá vàng bất ngờ tăng mạnh, vươn lên mức cao

Giá vàng bất ngờ tăng mạnh, vươn lên mức cao

Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (4/9), giá vàng tại thị trường New York bất ngờ tăng mạnh tới 18 USD/ounce sau những phiên đi xuống trước đó. Hiện giá kim loại quý này đã vượt xa mốc 1.800 USD/ounce.
Lịch cắt điện Hà Nội trong 2 ngày cuối tuần 04 - 05/8/2021

Lịch cắt điện Hà Nội trong 2 ngày cuối tuần 04 - 05/8/2021

Lịch cắt điện Hà Nội, được cập nhật từ Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI). Từ ngày 04 - 05/8/2021, lịch cắt điện tại Hà Nội sẽ được áp dụng ở nhiều quận, huyện.
Nhà đầu tư kiếm được bao nhiêu tiền nếu bỏ 1 USD/ngày vào chứng khoán?

Nhà đầu tư kiếm được bao nhiêu tiền nếu bỏ 1 USD/ngày vào chứng khoán?

1 USD mỗi ngày không phải số tiền lớn. Nếu bạn bỏ 1 USD mỗi ngày, hay 365 USD mỗi năm để đầu tư vào thị trường chứng khoán, điều gì sẽ xảy ra?
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp