Nguy cơ lạm phát tăng cao gây áp lực lên tiền tệ châu Á

Thứ hai, 25/10/2021 | 20:50 Theo dõi CFĐT trên

Các đồng tiền ở khu vực châu Á đang bắt đầu chịu ảnh hưởng khi giới đầu tư rút khỏi khu vực này do lo ngại về suy giảm kinh tế Trung Quốc, giá hàng hóa cơ bản tăng mạnh và các dấu hiệu lạm phát trên toàn cầu.

Chi phí nhiên liệu tăng cao gây áp lực lên tiền tệ châu Á
Chi phí nhiên liệu tăng cao gây áp lực lên tiền tệ châu Á

Các nhà đầu tư đã giảm hoặc rút vốn khỏi đồng Won của Hàn Quốc, đồng Baht của Thái Lan, đồng Yên của Nhật cùng nhiều đồng tiền khác ở châu Á khác khi đồng Đôla Mỹ tăng giá trước những dự báo về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất vào năm sau.

Mối lo Fed tăng lãi suất sớm giữa áp lực lạm phát toàn cầu gia tăng

Tuần trước, lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 5 và được dự báo sẽ còn tăng nữa trong năm nay, đặc biệt là nếu Fed đẩy nhanh việc thắt chặt tiền tệ trong bối cảnh lạm phát tăng.

Những dự báo này gây ra cơn địa chấn với các đồng nội tệ trên khắp châu Á. Đồng Yên đã giảm khoảng 3% trong tháng trước, có thời điểm chạm đáy gần 4 năm ở mức 114,69 Yên đổi một Đôla Mỹ.

Trong khi đó, đồng Won của Hàn Quốc và Baht của Thái Lan cũng biến động mạnh trong vài tuần qua và hiện vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với hồi đầu năm nay. Đồng Won đã giảm 8% từ đầu năm, còn đồng Baht mất giá hơn 10%. Đây hiện là hai đồng tiền giảm giá mạnh nhất tại châu Á năm nay.

“Việc Fed có thể tăng lãi suất sớm hơn dự kiến giữa áp lực lạm phát toàn cầu gia tăng là mối lo ngại chính đối với các đồng tiền châu Á”, Ken Cheung, Giám đốc chiến lược ngoại hối châu Á tại Ngân hàng Mizuho ở Hồng Kông, cho biết. “Điều này đã khiến một số quốc gia bắt đầu tiến tới bình thường hóa chính sách tiền tệ để ứng phó với áp lực lạm phát”.

Mới đây, Ngân hàng trung ương Singapore bất ngờ có động thái thắt chặt chính sách tiền tệ đầu tiên trong 3 năm, nối gót các quốc gia khác trong khu vực như Hàn Quốc và New Zealand.

Giá nhiêu liệu tăng mạnh như "đổ thêm dầu vào lửa"

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tại một quốc gia cũng tăng cao khi các hoạt động kinh tế bắt đầu tăng trở lại sau thời gian bị ngưng trệ vì dịch bệnh. Dù các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng xoa dịu nỗi lo của giới đầu tư, việc giá than, khí tự nhiên và dầu thô tăng mạnh như “đổ thêm dầu vào lửa”.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc giá năng lượng tăng khác nhau ở mỗi quốc gia. Trong khi các nước xuất khẩu nhiên liệu ròng được hưởng lợi lớn, các nước nhập khẩu có thể phải chịu giá cao hơn khi người tiêu dùng thắt chặt túi tiền và áp lực lạm phát gia tăng.

Các nước nhập khẩu năng lượng như Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến đồng nội tệ sụt giảm mạnh. Đồng Won đã giảm xuống mức thấp nhất hơn một năm trong tháng này, khiến Ngân hàng trung ương Hàn Quốc phải cân nhắc có biện pháp can thiệp.

Còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, đồng Lira đã sụt khoảng 10% trong tháng trước, xuống mức thấp nhất trong lịch sử so với Đôla Mỹ. Đồng Lira cũng chịu thêm áp lực khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan có động thái siết chặt kiểm soát ngân hàng trung ương thông qua việc sa thải một loạt quan chức chủ chốt và gây áp lực hạ lãi suất. Hôm 21/10, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm lãi suất với mức giảm 200 điểm cơ bản – nhiều hơn so với dự báo của thị trường, kể cả khi lạm phát vẫn cao.

Tại Ấn Độ, vài tuần qua, đồng Rupee đã bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên, theo nhà kinh tế cấp cao về thị trường mới nổi David Rees tại Schroders, dù Ấn Độ bước vào giai đoạn giá năng lượng tăng tương đối ổn định, thông tin về dự trữ than đá cạn kiệt có thể khiến nước này phải tăng nhập khẩu, gây thâm hụt tài khoản vãng lai và áp lực lên đồng Rupee.

Ở chiều ngược lại, là nước xuất khẩu nhiên liệu ròng, Nga nổi lên là một trong những quốc gia được hưởng lợi lớn nhất trong cuộc khủng hoảng năng lượng. Đồng Rúp của Nga là một trong những số ít tiền tệ lớn trên thế giới tăng giá so với USD với mức tăng 3% trong tháng trước.

Cùng với Nga, Malaysia cũng có thể hưởng lợi trong cuộc khủng hoảng này. Trong một báo cáo mới đây, RBC Capital Markets nhận định Malaysia có thể hưởng lợi từ việc giá dầu tăng bởi đây là một trong những nước xuất khẩu ròng dầu mỏ tại châu Á Thái Bình Dương, và điều này có thể đẩy giá đồng Ringgit lên cao.

Ngoài những yếu tố trên, một mối lo ngại lớn gây áp lực với các đồng tiền châu Á là tăng trưởng giảm tốc của kinh tế Trung Quốc.

Tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Trung Quốc đã giảm xuống còn 4,9% trong quý 3/2021 khi thị trường địa ốc hạ nhiệt, tình trạng cắt điện tại các trung tâm công nghiệp của đất nước...

Nhiều người lo ngại rằng nguy cơ vỡ nợ của tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande sẽ gây tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021, cho rằng “nỗi lo lạm phát” có thể làm chậm đà phục hồi của thế giới sau đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, theo Charlie Lay, chiến lược gia ngoại hối tại ngân hàng Commerzbank ở Singapore, đồng Won và đồng Baht có thể tăng giá trong năm 2022.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
CEO Twitter Jack Dorsey: ‘Siêu lạm phát’ sẽ sớm xảy ra ở Mỹ và thế giới

CEO Twitter Jack Dorsey: ‘Siêu lạm phát’ sẽ sớm xảy ra ở Mỹ và thế giới

CEO Twitter, Jack Dorsey cho rằng lạm phát đang leo thang ở Mỹ và mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn. “Siêu lạm phát sẽ thay đổi mọi thứ”, Dorsey nhận định.
HSBC: Một số chiến lược giúp nhà đầu tư vượt qua nỗi lo lạm phát

HSBC: Một số chiến lược giúp nhà đầu tư vượt qua nỗi lo lạm phát

HSBC Asset Management chia sẻ nhiều lời khuyên với các khách hàng đang tìm cách vượt qua nỗi lo hiện tại mà thị trường toàn cầu đang phải đối mặt. 
IMF hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầu, cảnh báo về lạm phát leo thang

IMF hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầu, cảnh báo về lạm phát leo thang

IMF bày tỏ lo ngại về tình trạng mất đà và không đồng đều của sự phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời cũng cảnh báo các ngân hàng trung ương về sự leo thang của lạm phát.
XSMB ngày 25/10: Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Hai

XSMB ngày 25/10: Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Hai

XSMB ngày 25/10: Kết quả XSMB - Xem Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Hai được tường thuật trực tiếp cùng giờ quay số vào lúc 18h15'.
Nhiều học sinh THPT dương tính với ma tuý sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc

Nhiều học sinh THPT dương tính với ma tuý sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc

Sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc, 13 học sinh tại trường THPT Hoành Bồ, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có biểu hiện bị ngộ độc. Qua test nhanh phát hiện nhiều em có kết quả xét nghiệm dương tính với ma túy.
Bất chấp khủng hoảng, Evergrande tiếp tục nối lại công việc xây dựng bất động sản

Bất chấp khủng hoảng, Evergrande tiếp tục nối lại công việc xây dựng bất động sản

Tập đoàn Evergrande của Trung Quốc vừa thông báo đã nối lại công việc với hơn 10 dự án ở 6 thành phố, trong đó có Thâm Quyến. Một số dự án đang vào giai đoạn hoàn thiện nội thất, trong khi số còn lại vừa hoàn thành xây thô.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp