Dưới sức ép của chính phủ, các công ty năng lượng lớn của phương Tây lần lượt từ bỏ các khoản đầu tư béo bở ở Nga. Một số doanh nghiệp trong các ngành khác cũng tính tới chuyện cắt đứt quan hệ với Nga.
Dưới sức ép của chính phủ, các công ty năng lượng lớn của phương Tây lần lượt từ bỏ các khoản đầu tư béo bở ở Nga. Một số doanh nghiệp trong các ngành khác cũng tính tới chuyện cắt đứt quan hệ với Nga.
Các đại gia năng lượng BP và Shell, ngân hàng toàn cầu HSBC và công ty cho thuê máy bay lớn nhất thế giới AerCap đã gia nhập danh sách các công ty muốn rút khỏi Nga vào hôm 28/2, khi Moscow tiến quân vào Ukraine.
Phương Tây đã có động thái trừng phạt Nga bằng một loạt các biện pháp, bao gồm đóng cửa không phận đối với máy bay Nga, đóng cửa một số ngân hàng Nga khỏi mạng lưới tài chính toàn cầu SWIFT và hạn chế khả năng của Moscow sử dụng 630 tỷ USD dự trữ ngoại hối của mình.
Nền kinh tế Nga đã quay cuồng vào hôm 28/2. Đồng rúp của Nga giảm xuống mức thấp kỷ lục, trong khi ngân hàng trung ương tăng gấp đôi lãi suất cơ bản lên 20%.
Hôm 28/2, Shell cho biết họ sẽ rút khỏi mọi hoạt động tại Nga, bao gồm cả nhà máy LNG hàng đầu Sakhalin 2 mà họ lần lượt sở hữu 27,5% và 50% cổ phần trong nhà máy.
Xem thêm: Thị trường phản ứng ra sao với chiến sự Nga – Ukraine?
Dự án Sakhalin 2 nằm ngoài khơi bờ biển phía đông bắc của Nga, có quy mô rất lớn, dự kiến sản xuất khoảng 11,5 triệu tấn LNG mỗi năm và xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Quốc và Nhật Bản.
Đối với Shell, tập đoàn kinh doanh LNG lớn nhất thế giới, việc từ bỏ dự án trên đã giáng đòn đau vào kế hoạch cung cấp khí đốt cho các thị trường tiềm năng trong những thập kỷ tới.
Shell cho biết việc rút lui khỏi Nga sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và thải ít carbon của tập đoàn.
Công ty cũng dự định chấm dứt việc tham gia vào đường ống dẫn khí Nord Stream 2 nối Nga với Đức, cụ thể là chấm dứt vai trò tài trợ. Tuần trước, Đức đã tạm dừng dự án này. Shell cũng sẽ rút khỏi Salym Petroleum Development, một liên doanh khác với Gazprom. Tổng cộng, Salym và Sakhalin 2 đóng góp 700 triệu USD vào lợi nhuận ròng của Shell năm 2021.
Xem thêm: Hệ lụy từ những biện pháp trừng phạt răn đe đối với Nga
BP, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Nga, vào cuối tuần đã tuyên bố từ bỏ 20% cổ phần của mình trong Rosneft do nhà nước kiểm soát với chi phí lên tới 25 tỷ USD, cắt giảm một nửa dự trữ dầu khí của công ty Anh.
Equinor, đại gia năng lượng phần lớn thuộc sở hữu của chính phủ Na Uy thông báo sẽ bắt đầu thoái vốn các liên doanh ở Nga. Một ngày trước đó, hôm 27/2, quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới của Na Uy cũng quyết định thoái vốn khỏi các tài sản ở Nga.
Động thái này khiến các công ty phương Tây khác chú ý đến các dự án dầu khí của Nga, chẳng hạn như ExxonMobil và TotalEnergies.