Thép Sông Hồng: Cần cơ chế để doanh nghiệp giải quyết khúc mắc sau khi tái cơ cấu 

Thứ hai, 28/02/2022 | 10:46 Theo dõi CFĐT trên

Dữ liệu Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho biết, CTCP Thép Sông Hồng, một thành viên của Tổng CTCP Sông Hồng (UpCOM: SHG) đang tiến hành các thủ tục giải thể công ty nguyên nhân là do chưa đóng khoản thuế nhập khẩu nên phía cơ quan hải quan đề nghị Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh.

Điều đáng chú ý là, cho đến thời điểm này, nguồn tin của PV cho thấy, chưa có bất kỳ nghị quyết nào từ các cổ đông về việc giải thể theo quy định của pháp luật và họ đã tái cơ cấu và cho ra mắt thương hiệu sản phẩm thép mới, hiện tại đang xử lý vấn đề thu hồi các khoản nợ lên tới gần trăm tỷ đồng.

Thông tin cho thấy, Thép Sông Hồng thành lập vào năm 2005, ở thời điểm này, Tổng Công ty Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) chiếm 40% cổ phần, còn lại là vốn của Tổng Công ty Sông Hồng và các cổ đông khác. Đến năm 2006, sau đợt điều chỉnh cơ cấu cấu góp vốn, HUD tỉ lệ sở hữu lên 72% tại Thép Sông Hồng. 

Đến năm 2008, giữa HUD và Tổng Công ty Sông Hồng có những thoả thuận sang nhượng, đối trừ các khoản công nợ của nhau, kết quả là Tổng Công ty Sông Hồng trở thành cổ đông lớn nhất tại Thép Sông Hồng với hơn 85% tỉ lệ cổ phần, trong đó số vốn nợ chuyển thành vốn góp là 103 tỷ đồng.

Với vai trò là cổ đông lớn nhất, có khả năng chi phối, từ năm 2008 Thép Sông Hồng chính thức nằm dưới sự điều hành của Tổng Công ty Sông Hồng. Điều đáng nói là những năm sau đó tình hình kinh doanh của Thép Sông Hồng không mấy sáng sủa khi ghi nhận khoản lỗ luỹ kế liên tục. 

Năm tài chính 2010 Công ty ghi nhận mức lỗ tương đương 132,5 tỷ đồng (chưa bao gồm khấu hao dây chuyền thiết bị khoảng 10 tỷ đồng và âm vốn đầu tư). Năm 2011 lỗ 55,3 tỷ đồng (chưa bao gồm đầy đủ chi phí tài chính đang trong quá trình cơ cấu lại vốn và đề nghị Ngân hàng miễn giảm lãi phạt, phí phạt chậm trả và giảm lãi suất cho vay với số tiền khoảng 80 tỷ đồng).

Kinh doanh trì trệ, lỗ luỹ kế kéo dài đã khiến cho Thép Sông Hồng rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn. Nhà máy xuống cấp trầm trọng, hệ thống máy móc thiết bị phơi nắng mưa… công ty đứng trước nguy cơ mất trắng toàn bộ số tiền đầu tư của nhà nước cũng như của các doanh nghiệp. Công ty dừng hoạt động 03 năm và chết lâm sàng. Tại thời điểm đó thống kê sơ bộ, Thép Sông Hồng nợ gốc 2012 là 537 tỷ đồng không có khả năng trả, đồng thời cơ sở vật chất xuống cấp rất trầm trọng gần như không thể hoạt động được.

Đến năm 2014, khoản lỗ luỹ kế tại Thép Sông Hồng là gần 400 tỷ đồng. Cùng với khoản lỗ luỹ kế nêu trên thì Thép Sông Hồng còn đọng lại nhiều khoản nợ khác như: Tiền thuế VAT, thuế nhập khẩu thiết bị, thuế đất qua các năm. 

Vào đúng thời điểm Thép Sông Hồng rơi vào tình cảnh bi đát nhất thì Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Việt Thành (Công ty Việt Thành ) là một trong các chủ nợ đã ngỏ ý muốn tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp để giảm bớt thiệt hại cho họ. Sau khi đạt được các thoả thuận, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Việt Thành “bơm” vào Thép Sông Hồng cả trăm tỷ đồng sửa chữa nhà xưởng, cải tạo máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu để có thể cán được phôi thép 130x130mm (thiết kế cũ của Nhà máy 110x110mm) và vốn lưu động. Để vận hành nhà máy trở lại, Công ty Việt Thành và một số Ngân hàng đã “bơm” tiếp những khoản vay vào Thép Sông Hồng, Việt thành đến nay chưa hề có nợ quá hạn ngân hàng nào. 

Sau khi sản xuất một thời gian do nhà máy của Thép Sông Hồng chỉ có 1 công đoạn là cán thép tại thời điểm áp thuế tự vệ giá phôi nội địa tăng cao, giá thép giảm dẫn đến chưa sản xuất đã có thể tính lỗ 300.000-400.000đ/ tấn nên công ty đã xin phép tỉnh đầu tư bổ sung công đoạn nung phôi đúc cán liên tục.

Mặt khác công tác thu hồi công nợ của Thép Sông Hồng đối với các đối tác gặp rất nhiều khó khăn, tới nay vẫn chưa thu hồi được nợ. Một số trường hợp cụ thể như: Công ty CP METROCO Sông Hồng (Đại diện PL là Ông Nguyễn Văn Tiềm, tổng nợ gần 6 tỷ đồng) Công ty CP Thương mại Nhật Hưng (Đại diện PL là Ông Nguyễn Văn Lợi) tổng nợ hơn 11 tỷ đồng, Công ty CP DV TM & Vận tải Hà Nội (Đại diện PL là Ông Tống Hoàn Hải) tổng nợ hơn 3 tỷ đồng. Công ty CP ĐT & TM STELLTEC Hà Nội (Đại diện PL là Ông Vũ Duy Tùng) tổng nợ hơn 41 tỷ đồng; công ty CP Sông Hồng Thăng Long (Đại diện PL là Ông Đào Hùng Thắng) nợ 1,7 tỷ đồng; Công ty TNHH Thanh Quế (Đại diện PL là bà Nguyễn Thị Thanh, tổng nợ 3,7 tỷ đồng; công ty TNHH TM & XD Phương Trinh (Đại diện PL là Bà Lê Thị Trinh ) tổng nợ 5 tỷ đồng; công ty TNHH cung ứng théo và ĐTXD Tất Thành (Đại diện PL là Ông Quản Vĩnh Thái) tổng nợ hơn 22 tỷ đồng cùng rất nhiều các con nợ khác như Thái Hiệp Giang, BQL SH Vũng Áng, Công ty Minh Phương…

Trước tình hình đó cổ đông lớn Công ty Việt Thành đã đề xuất Thép Sông Hồng lập dự án đầu tư bổ sung công đoạn làm phôi và đã được phê duyệt. Tuy nhiên, việc phê duyệt dự án này lại gặp khó khăn xảy ra khi nghị quyết HĐQT TCT Sông Hồng đồng ý cho đầu tư mà không cho tăng vốn. Chính nghị quyết này từ phía Tổng Công ty Sông Hồng đã khiến cho việc đầu tư, tái cơ cấu, mở rộng của Thép Sông Hồng rất khó thực hiện. 

Qua tìm hiểu được biết, Công ty Việt Thành đã tiến hành mua nợ của 4 ngân hàng và đã đầu tư mới một số tài sản trên đất của nhà máy, tuy nhiên do gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi tài sản, cũng như các thủ tục bảo vệ quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của Công ty Việt Thành đối với nhà máy thép do vậy dẫn tới tình trạng hiện tại: doanh nghiệp vốn đầu tư nhưng lại không thể tiến hành đầu tư do không xác định minh bạch sở hữu tài sản. Đồng thời doanh nghiệp phải đứng nhìn hằng trăm tỷ đồng của mình ngày một mất đi theo thời gian, và tâm huyết cũng bị hao mòn vì nhiều vướng mắc về mặt pháp lý cũng như quản lý nhà nước.

Phía Công ty Việt Thành khẳng định: Để có thể bảo đảm nhà máy thép được tiếp tục hoạt động, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, bảo vệ nguồn vốn của Công ty, ngân hàng thì hiện nay rất cần sự hỗ trợ và hướng dẫn cũng như tháo gỡ của các cấp chính quyền đối với việc ghi nhận quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp bỏ vốn.

P.V
Theo VnMedia.vn Copy
ThinkZone công bố Quỹ đầu tư Startup công nghệ lên tới 60 triệu USD

ThinkZone công bố Quỹ đầu tư Startup công nghệ lên tới 60 triệu USD

Quỹ ThinkZone II được sáng lập bởi ThinkZone Ventures, là Quỹ đầu tư khởi nghiệp nội địa có quy mô lớn nhất Việt Nam do các tập đoàn, các doanh nhân Việt Nam góp vốn gồm IPA Investments Corporation, Phú Thái Holdings, Stavian Group cùng các nhà đầu tư khác.
Meta tiết lộ các dự án AI cho vũ trụ ảo trong tương lai

Meta tiết lộ các dự án AI cho vũ trụ ảo trong tương lai

Mark Zuckerberg và Meta đang tập trung vào vũ trụ ảo thông qua việc phát triển các dự án liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI).
Doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Metaverse

Doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Metaverse

Theo Morgan Stanley, những “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc từ Tencent đến Alibaba và ByteDance đều đang đầu tư vào Metaverse, một thị trường có thể trị giá 8.000 tỷ USD trong tương lai.
Dow Jones 'bay' hơn 600 điểm do căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Dow Jones 'bay' hơn 600 điểm do căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Chứng khoán Mỹ và toàn cầu đã trải qua một tuần giao dịch đầy bất ổn khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục leo thang.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga bị loại khỏi SWIFT?

Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga bị loại khỏi SWIFT?

Hàng loạt quốc gia phương Tây đã công bố các lệnh trừng phạt nghiêm khắc lên Nga, nhằm ngăn các nhà băng nước này tiếp cận hệ thống tài chính quốc tế và các công nghệ thiết yếu. Tuy nhiên, vũ khí trừng phạt mạnh nhất về tài chính vẫn chưa được tung ra.
Vụ chìm tàu ở Hội An: Người ông kể lại cuộc điện thoại trước khi các thành viên trong gia đình gặp nạn

Vụ chìm tàu ở Hội An: Người ông kể lại cuộc điện thoại trước khi các thành viên trong gia đình gặp nạn

8 người tử vong, mất tích trong vụ lật thuyền tại Hội An, đều có họ hàng với nhau ở huyện Đông Anh, (Hà Nội). Đến hiện tại, những người thân của các nạn nhân vẫn không tin vào sự thật quá tàn nhẫn khi đột ngột mất đi nhiều người thân.
GSM chính thức chiêu mộ đối tác tài xế tự doanh trên nền tảng xanh SM Platform

GSM chính thức chiêu mộ đối tác tài xế tự doanh trên nền tảng xanh SM Platform

Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) chính thức chiêu mộ đối tác tài xế tự doanh để cung cấp dịch vụ taxi công nghệ thuần điện trên ứng dụng Xanh SM, với chính sách chia sẻ doanh thu lên tới 80%. Mức chia sẻ này sẽ được duy trì trong 3 năm đầu tiên cho những đối tác vay mua xe trả góp thông qua chính sách ưu đãi lãi suất đặc biệt của GSM, qua đó đảm bảo nguồn thu nhập ổn định và sự chủ động, an tâm tối đa cho các đối tác tài xế.
Lazada Việt Nam chính thức mở tiệc “Sinh Nhật Sale Xịn”

Lazada Việt Nam chính thức mở tiệc “Sinh Nhật Sale Xịn”

Đánh dấu hành trình 12 năm mang đến cho người tiêu dùng Việt một kênh mua sắm tiết kiệm, tiện lợi cùng những trải nghiệm mua sắm kết hợp giải trí đa dạng, thú vị, buổi tiệc “Sinh Nhật Sale Xịn” của Lazada Việt Nam sẽ chính thức được mở màn vào 20h tối ngày 24/3/2024 cho đến hết ngày 29/3/2024.
VNPT eContract: Giải pháp chuyển đổi số hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp

VNPT eContract: Giải pháp chuyển đổi số hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp

Trước bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng 'số hóa' tối đa các quy trình, thủ tục trong quá trình làm việc, giao dịch. Thay đổi phương thức ký kết hợp đồng được xem là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động, tạo đà phát triển trong tương lai.
Apple sẽ không phát hành bất kỳ máy tính bảng nào vào ngày 26/3

Apple sẽ không phát hành bất kỳ máy tính bảng nào vào ngày 26/3

Một báo cáo từ China Times vào đầu tuần này cho biết, Apple sẽ phát hành các mẫu iPad mới vào ngày 26 tháng 3.
Cafe Khởi nghiệp