ADB hạ triển vọng tăng trưởng của Đông Nam Á xuống còn 4%

Thứ ba, 20/07/2021 | 19:05 Theo dõi CFĐT trên

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đang dự báo mức tăng trưởng kinh tế 7,2% trong năm nay cho Châu Á đang phát triển, so với mức dự báo 7,3% hồi tháng 4, do các đợt bùng phát mới của dịch bệnh do vi-rút corona (COVID-19) làm chậm quá trình phục hồi ở một số nền kinh tế trong khu vực.

ADB hạ triển vọng tăng trưởng của Đông Nam Á xuống còn 4%
ADB hạ triển vọng tăng trưởng của Đông Nam Á xuống còn 4%

Bản bổ sung cho ấn phẩm kinh tế hàng đầu của ADB, báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021, đưa ra những dự báo cập nhật cho các nền kinh tế của khu vực và mức lạm phát trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Theo Báo cáo, không tính các nền kinh tế công nghiệp hóa mới gồm Hồng Kông (Trung Quốc); Hàn Quốc; Singapore và Đài Loan (Trung Quốc), triển vọng tăng trưởng cập nhật của Châu Á đang phát triển là 7,5% cho năm 2021 và 5,7% cho năm 2022, so với các con số dự báo trước đây lần lượt là 7,7% và 5,6%. 

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada nhận định: “Công cuộc phục hồi sau đại dịch COVID-19 của Châu Á và Thái Bình Dương đang tiếp diễn, mặc dù con đường còn bấp bênh trong bối cảnh các đợt bùng phát mới, các biến thể vi-rút mới và việc triển khai vắc-xin không đồng đều. Ngoài các biện pháp ngăn chặn và tiêm chủng, việc phục hồi các hoạt động kinh tế có chiến lược và theo từng giai đoạn. Ví dụ như thương mại, sản xuất và du lịch - sẽ là chìa khóa để bảo đảm công cuộc phục hồi xanh, bao trùm và bền bỉ. 

Cũng theo Báo cáo, đại dịch COVID-19 vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng này, do các đợt bùng phát tiếp tục diễn ra ở nhiều nền kinh tế. Số ca mắc mới hàng ngày trong khu vực đã lên tới đỉnh điểm là 434.000 ca hồi giữa tháng 5. Con số này giảm xuống còn 109.000 ca vào cuối tháng 6, tập trung chủ yếu ở Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Trong khi đó, việc triển khai vắc-xin trong khu vực đang dần được đẩy mạnh, với trung bình 41,6 liều trên 100 người vào cuối tháng 6 - cao hơn con số trung bình toàn cầu là 39,2, nhưng thấp hơn so với tỉ lệ 97,6 ở Hoa Kỳ và 81,8 tại Liên minh Châu Âu. 

Triển vọng tăng trưởng của Đông Á cho năm 2021 tăng từ 7,4% hồi tháng 4 lên 7,5%, trong bối cảnh mức phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến của các nền kinh tế công nghiệp hóa mới gồm Hồng Kông (Trung Quốc); Hàn Quốc; và Đài Loan (Trung Quốc). Dự báo tăng trưởng cho tiểu vùng này trong năm 2022 được giữ nguyên ở mức 5,1%. Tương tự, triển vọng tăng trưởng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng được duy trì ở mức 8,1% cho năm nay và 5,5% cho năm 2022, trong bối cảnh sự phục hồi ổn định của các ngành công nghiệp, xuất khẩu và dịch vụ. 

Triển vọng tăng trưởng của năm nay cho khu vực Trung Á đã được nâng lên 3,6%, so với mức 3,4% trong dự báo hồi tháng 4. Điều này chủ yếu là nhờ triển vọng được cải thiện tại Ác-mê-nia, Gioóc-gia và Ca-dắc-xtan - nền kinh tế lớn nhất của tiểu vùng. Triển vọng của Trung Á trong năm 2022 vẫn giữ nguyên ở mức 4,0%.

Dự báo cho năm 2021 đối với các khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương bị hạ thấp, do các đợt bùng phát mới đang được ứng phó bằng các biện pháp ngăn chặn và hạn chế, gây thiệt hại tới hoạt động kinh tế. Triển vọng tăng trưởng của Nam Á cho năm tài khóa 2021 giảm từ 9,5% xuống còn 8,9%. Dự báo cho Ấn Độ bị hạ một điểm phần trăm, xuống còn 10,0%. Triển vọng năm 2021 của Đông Nam Á được điều chỉnh từ 4,4% xuống còn 4,0%, trong khi dự báo cho các nền kinh tế Thái Bình Dương giảm từ 1,4% xuống còn 0,3%. Tuy nhiên, dự báo tăng trưởng của năm 2022 cho các tiểu vùng này đã tăng lần lượt lên 7,0%, 5,2% và 4,0%.

Dự báo về mức lạm phát năm nay của Châu Á và Thái Bình Dương được nâng từ 2,3% hồi tháng 4 lên 2,4%, phản ánh giá dầu và giá hàng hóa gia tăng. Con số dự báo cho năm 2022 vẫn ở mức 2,7%.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC đạt thoả thuận nâng sản lượng

Giá dầu giảm mạnh khi OPEC đạt thoả thuận nâng sản lượng

Sau khi OPEC+ nhất trí tăng sản lượng trong thời gian còn lại của năm 2021 và sang năm 2022, giá dầu thế giới tụt dốc. Thoả thuận này đã giải quyết xong mâu thuẫn nội bộ khiến liên minh lung lay thời gian gần đây.
Cước vận tải biển Á - Mỹ lên mức kỷ lục, sát 10.000 USD

Cước vận tải biển Á - Mỹ lên mức kỷ lục, sát 10.000 USD

Một trong những nguyên nhân khiến giá cước vận tải biển tăng mạnh trong thời gian gần đây là tình trạng liên tục thiếu hụt container.
Lần đầu tiên, Việt Nam vào Top 20 nền kinh tế về thu hút FDI của thế giới

Lần đầu tiên, Việt Nam vào Top 20 nền kinh tế về thu hút FDI của thế giới

Với số vốn FDI 16 tỷ USD năm 2020, lần đầu tiên, Việt Nam lọt top 20 nền kinh tế về thu hút FDI nhiều nhất thế giới. Vị trí mà Việt Nam nắm giữ hiện tại là thứ 19, tăng 5 bậc so với năm 2019.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 21/7/2021: Kiểm nghiệm mốc 1.230 thành công, thị trường sẽ tích lũy trong thời gian tới

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 21/7/2021: Kiểm nghiệm mốc 1.230 thành công, thị trường sẽ tích lũy trong thời gian tới

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 21/7/2021: Phiên hôm nay ghi nhận lực hồi ngoạn mục của thị trường chứng khoán khi hồi gần 50 điểm từ đáy do loạt các mã chứng khoán, thép và thương mại dẫn dắt. Tuy nhiên, thanh khoản sụt giảm, khối ngoại chưa có hành động mới tạo ra khả năng thị trường sẽ tích lũy trong thời gian tới trước khi bật tăng trở lại.
Lão nông 60 tuổi làm giàu từ chăn nuôi bò sữa

Lão nông 60 tuổi làm giàu từ chăn nuôi bò sữa

Kể từ khi chuyển từ làm ruộng và nuôi bò đỏ sang trồng cỏ và nuôi bò sữa, gia đình ông Đào Văn Tân (60 tuổi, quê ở thôn Kim Đái 2, xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) bất ngờ thu về khoảng 20 đến 30 triệu đồng/tháng.
Hà Nội: 2 gia đình sát cạnh nhau có 10 người dương tính Covid-19

Hà Nội: 2 gia đình sát cạnh nhau có 10 người dương tính Covid-19

Cơ quan chức năng xác định 4 trường hợp cùng trong một gia đình tại P205 B8 (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) dương tính với SARS-CoV-2 sinh sống ngay cạnh gia đình có 6 người dương tính đã được công bố ngày 18/7.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp