Các đầu tàu kinh tế thế giới sắp bước vào thời kỳ giảm tốc?

Chủ nhật, 25/04/2021 | 15:42 Theo dõi CFĐT trên
Các đầu tàu kinh tế thế giới sắp bước vào thời kỳ giảm tốc (Ảnh: WICZ-TV)
Các đầu tàu kinh tế thế giới sắp bước vào thời kỳ giảm tốc (Ảnh: WICZ-TV)

Liên tiếp đón nhận những dữ liệu khả quan, giới đầu tư toàn cầu đang bày tỏ niềm tin mãnh liệt vào sự hồi phục mạnh của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, một báo cáo của Ngân hàng Mỹ Goldman Sachs cho rằng giai đoạn hiện nay có thể chính là thời điểm tuyệt vời nhất của sự phục hồi sau đại dịch.

Theo WICZ-TV, các nhà phân tích thực hiện bản báo cáo trên cho rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu giảm tốc từ quý 3/2021. Cùng với đó, số ca nhiễm Covid-19 mới tăng mạnh ở những nền kinh tế quan trọng khác của thế giới như Ấn Độ, buộc chính phủ các quốc gia này phải triển khai các biện pháp phong toả mới. Các con số thống kê gần đây cho thấy, đà phục hồi kinh tế của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc đang yếu dần.

Goldman Sachs cũng nhận định rằng, sự phục hồi của kinh tế Mỹ đang đạt đỉnh với tốc độ tăng trưởng sẽ đạt 10,5% trong quý 1/2021, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1978 nếu không tính mức tăng 33,1% đạt được trong quý 3 năm ngoái, thời điểm các hoạt động kinh tế Mỹ bùng nổ sau thời gian tê liệt vì phong toả.

Tiếp đó, Goldman Sachs dự báo kinh tế Mỹ sẽ chậm lại trong quý 3/2021 và liên tục giảm tốc trong những quý sau đó.

"Các chuyên gia dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ cao hơn mức dự báo bình quân trong vài quý tới đây. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng tốc độ tăng trưởng sẽ đạt đỉnh trong 1-2 tháng tới, khi ảnh hưởng của các gói kích cầu bằng chính sách tài khoá và sự mở cửa trở lại đạt mức tối đa rồi bắt đầu suy yếu", báo cáo có đoạn viết.

Cùng với đó, Goldman Sachs dự báo sự hồi phục hoàn toàn có thể bị trì hoãn ở những đầu tàu tàu kinh tế quan trọng khác của thế giới như Ấn Độ, khi quốc gia này đang chìm trong một làn sóng Covid-19 mới nghiêm trọng hơn tất cả mọi dự báo trước đó. Những ngày gần đây, quốc gia Ấn Độ liên tục lập kỷ lục mới của thế giới về số ca nhiễm mới và số ca tử vong mới trong một ngày do Covid-19.

Lo ngại ảnh hưởng kinh tế của phong toả, Thủ tướng Narendra Modi kêu gọi chính quyền các bang xem "phong toả là biện pháp cuối cùng", nhưng lãnh đạo các địa phương cảm thấy rằng họ không còn lựa chọn nào khác. Thủ đô New Delhi của Ấn Độ đang trải qua đợt phong toả nghiêm ngặt kéo dài 1 tuần, trong bối cảnh các bệnh viện quá tải vì lượng bệnh nhân Covid-19 quá lớn.

“Tình hình dịch bệnh Covid-19 sẽ gia tăng sức ép lên sự phục hồi kinh tế còn chưa hoàn thiện của Ấn Độ”, một báo cáo của ngân hàng JPMorgan Chase có đoạn viết. Báo cáo này hạ dự báo tăng trưởng cả năm của kinh tế Ấn Độ về mức 11,2% từ mức 13,2% vào trước đó.

Trong số các đầu tàu tăng trưởng của thế giới hiện nay, Trung Quốc là nước ổn hơn cả. Nước này vừa công bố mức tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng quý so với cùng kỳ năm 2020 cao kỷ lục, với mức tăng là 18,3% đạt được trong quý 1/2021. Cùng với đó, Trung Quốc cũng đang kiểm soát tốt đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế lo ngại rằng, đà hồi phục của kinh tế Trung Quốc đã chững lại. Nếu so với quý 4 năm ngoái, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng được 0,4% trong quý 1 năm nay.

"GDP thực tế của Trung Quốc trong quý 1 vừa qua giảm tốc mạnh hơn dự báo, sau khi tăng tốc mạnh vào cuối năm ngoái", chuyên gia kinh tế trưởng Bruce Kasman của JPMorgan Chase nhận xét.

Mạnh Tú
Theo VnMedia.vn Copy
Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, trước và sau đại dịch thay đổi ra sao?

Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, trước và sau đại dịch thay đổi ra sao?

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi đáng kể top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, khi đẩy nhiều quốc gia rơi vào suy thoái kinh tế tồi tệ nhất lịch sử.
Ô nhiễm không khí: Cái giá của sự tăng trưởng?

Ô nhiễm không khí: Cái giá của sự tăng trưởng?

Theo hãng công nghệ chất lượng không khí IQAir của Thụy Sỹ, trong xếp hạng thành phố ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới năm 2020, có 148 thành phố dẫn đầu đều ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành có làm ‘thay đổi cuộc chơi’?

Tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành có làm ‘thay đổi cuộc chơi’?

Phố Wall đang nóng lên với ý tưởng rằng nhân tố làm thay đổi cuộc chơi sắp tới sẽ là các đồng tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành, dù Fed còn chần chừ với một dự án như vậy.
Nam Định: Bé trai 11 tuổi bị sát hại dã man trong nhà tắm

Nam Định: Bé trai 11 tuổi bị sát hại dã man trong nhà tắm

Mới đây, một bé trai 11 tuổi ở Nam Định bị người thân phát hiện tử vong tại nhà tắm, két sắt của gia đình bị mở toang và mất 16 triệu đồng.
Ngân hàng Trung ương châu Âu duy trì lãi suất thấp kỷ lục

Ngân hàng Trung ương châu Âu duy trì lãi suất thấp kỷ lục

Ban lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu đã quyết định duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay cận biên là 0,25% và âm 0,5% đối với lãi suất tiền gửi.
Bitcoin giảm mạnh, vốn hoá trượt khỏi mốc 1.000 tỷ USD

Bitcoin giảm mạnh, vốn hoá trượt khỏi mốc 1.000 tỷ USD

Giá tiền ảo Bitcoin giảm mạnh, có lúc về ngưỡng 47.000 USD, khiến giá trị vốn hóa thị trường trượt khỏi mốc 1.000 tỷ USD.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp